5 DIỄN ĐẠT MỘT TIN NGẮN BẰNG LỜI

Một phần của tài liệu Những hoạt động dạy trẻ tự kỹ (Trang 126 - 128)

VI I KHẢ NĂNG BẰNG LỜI

21 5 DIỄN ĐẠT MỘT TIN NGẮN BẰNG LỜI

Khả năng bằng lời, đối thoại, 3 - 4 tuổi

XÃ HỘI HÓA, TƯƠNG TÁC CÁ NHÂN, 3 - 4 TUỔI

Mục đích: Phát triển khả năng đối thoại và cải thiện trí nhớ và khả năng xã hội hóa. Mục tiêu: Nhớ một tin ngắn (4 đến 6 từ) và diễn đạt bằng lời cho người khác. Dụng cụ: Khơng co.

Tiến trình:

- Bạn ngồi với trẻ trong một phịng và có một người khác ngồi trong phịng bên cạnh.

- Dẫn trẻ vào phòng kế bên để trẻ có thể thấy người kia ở đâu. Mỗi người phải có một cái gì để động viên trẻ. Trước khi bắt đầu bài tập, hai người phải đồng ý với nhau về thông tin mà họ sẽ trao đổi với trẻ để kiểm tra xem trẻ có giao tiếp với hai người đó đúng khơng.

- Nói cho trẻ một thơng tin ngắn và bảo trẻ nói lại với người kia. Ví dụ, bạn nói “Con nói với ba thức dậy”. Nếu trẻ không đi ngay, bạn hướng trẻ về hướng đúng và lặp lại thông tin.

- Khi trẻ đến người kia, nếu trẻ không diễn đạt ngay thông tin, người kia phải dẫn trẻ đến người thứ nhất và hỏi “Mẹ nói gì?”. Nếu trẻ vẫn luôn do dự, bạn hướng dẫn trẻ bằng cách hỏi “Ba thức dậy hả?”. Khi trẻ đã diễn tả thơng tin, bạn động viên trẻ và nói cho trẻ một thơng tin tương tự để trẻ quay về với mẹ.

- Ap dụng cũng trình tự này bằng cách bảo trẻ quay về người thứ nhất với thông tin khác. Bạn bắt đầu với chỉ hai chuyến đi và hai thông tin. Tăng dần số chuyến đi và thông tin phức tạp.

- Đừng quên rằng trẻ phải luôn tự hiểu thông tin, nếu không trẻ sẽ cảm thấy lúng túng và khơng nhớ được thơng tin chính xác. Nếu trẻ cần một chút trợ giúp bổ sung, bạn có thể trình bày thơng tin trước khi bảo trẻ chuyển thơng tin đó đi.

216 - SỐ NHIỀU

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 3 - 4 TUỔI

Mục đích: Phát triển cách sử dụng chính xác số nhiều.

Mục tiêu: Dùng số nhiều một cách chính xác để đồng nhất nhóm đồ vật quen thuộc. Dụng cụ: Đồ thường dùng ở nhà mà trẻ nhận biết (bánh bít quy, thú nhồi bơng, bóng) Tiến trình:

- Bạn ngồi vào bàn với trẻ và đặt một đồ vật trước mặt trẻ. Nêu tên đồ vật khi bạn đặt đồ vật đó. Ví dụ, bạn có thể đặt một bánh bít quy trên bàn và nói “Con nhìn, một cái bánh bít quy”. Bạn đừng để cho trẻ cầm bánh bít quy nhưng bạn hỏi “Cái gì đây, con?”. Khi trẻ trả lời “bánh bít quy”, bạn để 2, 3 cái bánh thành một xấp bánh tách biệt với cái bánh thứ nhất, hướng sự chú ý của trẻ về xấp bánh bít quy và nói “Con nhìn, những cái bánh bít quy”. Nhấn mạnh số nhiều.

- Lặp lại từ “những bánh bít quy” nhiều lần nhưng đừng để cho trẻ cầm. Bạn chỉ cái bánh bít quy đơn độc và nói “con nhìn một bánh bít quy”. Bạn chỉ nhanh về xấp bánh bít quy và nói “Con nhìn, những cái bánh bít quy”. Chú ý nhấn mạnh sự khác nhau giữa hai nhóm từ.

- Rồi chỉ cái bánh bít quy đơn độc, bạn hỏi “Cái gì đây con?”. Khi trẻ trả lời bánh bít quy, bạn lặp lại câu hỏi cho xấp bánh bít quy. Nếu trẻ khơng nắm được số nhiều, bạn nhấn mạnh “những” trước khi nói “bánh bít quy” và cho trẻ lặp lại.

217 - NÊU TÊN NHỮNG HÌNH DẠNG

Khả năng bằng lời, từ vựng, 4 - 5 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 4 - 5 TUỔI CẢM NHẬN THỊ GIÁC, 2 -3 TUỔI

Mục đích: Cải thiện ngơn ngữ biểu cảm và sự chỉ định tên gọi

Mục tiêu: Đồng nhất hóa bằng lời 3 hình dạng thơng thường (hình vng, hình trịn và hình tam

giác).

Dụng cụ: Miếng bìa cứng có dạng hình trịn, hình vng và hình tam giác. Tiến trình:

- Khi trẻ có thể đưa hình dạng đúng cho bạn theo lệnh “Con cho cơ (hình trịn)”. (xem bài tập 176), bạn bắt đầu dạy trẻ nêu tên hình dạng.

- Khi trẻ đưa hình dạng đúng cho bạn, bạn cầm hình dạng đó đưa trước mắt trẻ và lặp lại nhiều lần tên gọi đó để củng cố lại cho trẻ, rồi bạn hỏi trẻ “Hình dạng gì?”.

- Lặp lại nhiều lần tên gọi hình dạng để trẻ quen phối hợp từ “hình dạng” với từ “hình trịn”, “hình vng” và “hình tam giác”.

- Sau khi đi hết tiến trình này một số lần, bạn ngập ngừng vài giây và chỉ nêu âm đầu. - Động viên trẻ tự phát âm và tiếp tục nói nguyên từ đó.

- Lúc đầu những từ như “hình tam giác” rất khó đối với trẻ. Bạn chấp nhận và động viên khi trẻ nói gần đúng từ đó. Dần dần, khi trẻ thành thạo, bạn yêu cầu câu trả lời chính xác hơn cho tới khi trẻ có thể nói từ đó rõ ràng và một cách tự lập.

218 - DIỄN ĐẠT LỢI ÍCH CỦA ĐỒ VẬT

Khả năng bằng lời, biểu cảm, 4 - 5 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 3 - 4 TUỔI

Mục tiêu: Giải thích bằng lời sự lợi ích những đồ vật thường dùng ở nhà. Dụng cụ: 4 đồ vật thường dùng ở nhà (ví dụ, quyển sách, thìa, tách và đồ chơi). Tiến trình:

- Khi trẻ biết những đồ vật thường dùng và có thể bắt chước bằng điệu bộ cách sử dụng đồ đó (xem bài tập 11 và 12), thử bảo trẻ diễn tả lợi ích của chúng. Ví dụ, đưa cho trẻ một quyển sách và nói “Con nhìn, quyển sách. Con làm gì với quyển sách?”. Như lần trước, người ta dạy trẻ học cách sử dụng đồ vật đúng, trẻ có thể đọc sách. Cũng vậy, trước khi đưa cho trẻ đồ vật tiếp theo, bạn do dự vài giây và nói “Con nhìn, cái thìa. Con làm gì với cái thìa? Với cái thìa, con ăn”.

- Đừng đưa cho trẻ đồ vật mà trẻ không phải cố gắng lâu để diễn tả sự lợi ích của đồ vật đó. Chú ý nói rõ lợi ích của mỗi đồ vật để trẻ có mẫu mà bắt chước.

- Lặp lại tiến trình bằng cách sủ dụng tất cả những đồ vật thường dùng của trẻ.

219 - KHÁI NIỆM THỜI GIAN

Khả năng bằng lời, từ vựng, 4 - 5 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 4 - 5 TUỔI

Mục đích: Cải thiện sự hiểu biết khái niệm thời gian và mở rộng từ vựng.

Mục tiêu: Trả lời những câu hỏi đơn giản bằng một từ liên quan đến thời điểm sự kiện thường

được xảy ra.

Dụng cụ: Hình ảnh những người hăng say làm những hoạt động được biết (ví dụ chạy, ăn, ngủ). Tiến trình:

- Chỉ cho trẻ một hình ảnh và cố gắng bảo trẻ giải thích những gì diễn ra trên hình ảnh đó. Ví dụ, chỉ cho trẻ hình một bé trai ngủ và hỏi “Bé trai làm gì?”. Nếu trẻ trả lời “ngủ”, bạn nói “Đúng rồi. Bé trai ngủ ban đêm”.

- Lặp lại nhiều lần từ “ban đêm” liên kết với từ “ngủ”.

- Lặp lại tiến trình với những hình ảnh khác chỉ những hoạt động được làm buổi sáng và trong ngày.

- Khi trẻ đã nghe nhiều lần những từ “ban đêm”, “ban ngày” và “buổi sáng”, lặp lại bài tập được nâng cao hơn, bạn hỏi trẻ “Bé trai ngủ khi nào ?”. Nếu trẻ do dự, bạn nói với trẻ âm “đ” cho ban đêm và ban ra hiệu cho trẻ bổ sung từ đó.

- Khi trẻ thành thạo, bạn đổi câu hỏi “Bé trai làm gì ban đêm?”. Thử bảo trẻ trả lời “Ngủ” mà khơng cho trẻ xem hình.

- Động viên trẻ nghĩ đến những điều có thể được làm vào buổi sáng và trong ngày (ví dụ thức dậy, ăn sáng, đi học).

Một phần của tài liệu Những hoạt động dạy trẻ tự kỹ (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)