3 PHÂN BIỆT NHỮNG GÌ ĂN ĐƯỢC VỚI NHỮNG GÌ KHƠNG ĂN ĐƯỢC

Một phần của tài liệu Những hoạt động dạy trẻ tự kỹ (Trang 137 - 142)

VIII -TỰ LẬP

23 3 PHÂN BIỆT NHỮNG GÌ ĂN ĐƯỢC VỚI NHỮNG GÌ KHƠNG ĂN ĐƯỢC

Tự lập, tự ăn, 2 - 3 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, SẮP XẾP CÙNG LOẠI, 2 - 3 TUỔI KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 1 -2 TUỔI

Mục đích: Cải thiện khả năng tự ăn một cách độc lập.

Mục tiêu: Phân biệt giữa chất ăn được và những chất không ăn được không trợ giúp.

Dụng cụ: Thức ăn, đồ vật không ăn được (nhưng khơng độc), như hình khối, hạt chuỗi và sỏi. Tiến trình:

- Bạn ngồi vào bàn với trẻ, đặt một miếng thức ăn và một đồ vật không ăn được trên bàn trước mặt trẻ, ví dụ như hịn sỏi và một viên kẹo. Bạn nói “Con ăn” và làm dấu hiệu cho trẻ ăn một vật đặt trên bàn.

- Nếu trẻ chọn hòn sỏi, bạn giữ tay trẻ lại, hướng sự chú ý của trẻ về hòn sỏi, lắc đầu và nói “Khơng ăn được”. Sau đó bạn hướng tay trẻ về phía viên kẹo và nói “An được”. Bạn khen trẻ ngay đã “ăn tốt”.

- Bạn lấy nhanh chóng vật khơng ăn được ra khỏi bàn và thay thế bằng một cặp đồ vật mới. - Lặp lại tiến trình bằng cách đa dạng hóa mỗi lần những vật ăn được và khơng ăn được. Bạn thử đưa vào càng nhiều đồ ăn và nhiều đồ vật khác nhau (như xà bông, đất mùn, bút chì, v,v…) để trẻ hiểu. Khen trẻ mỗi lần trẻ chọn đúng đồ vật và loại ra đồ vật không ăn được.

234 - TỰ MẶC QUẦN ÁO: ÁO LEN DÀI TAY CAO CỔ

Tự lập, tự mặc quần áo, 2 - 3 tuổi

Mục đích: Tự mặc quần áo một cách độc lập.

Mục tiêu: Mặc áo len không cổ cài giữa, áo len đan hoặc áo sơ mi không trợ giúp. Dụng cụ: Áo len không cổ cài giữa, áo len đan hoặc áo sơ mi.

Tiến trình:

- Lặp lại hồn tồn tiến trình sau đây mỗi lần bạn giúp trẻ mặc áo sơ mi hoặc áo len dài tay cao cổ.

- Bạn xỏ cánh tay trái của trẻ vào tay áo trái và choàng tay áo phải lên vai phải của trẻ và nói “Con mặc áo len vào”. Bạn hướng dẫn cánh tay phải của trẻ trong tay áo. Bạn khen trẻ ngay.

- Lặp lại giai đoạn đơn giản này nhiều lần bằng cách giảm dần sự trợ giúp của bạn cho tới khi trẻ xỏ cánh tay vào tay áo đúng và cánh tay kia vào tay áo còn lại. Khi trẻ thực hiện giai đoạn này không sự trợ giúp của bạn, bạn có thể qua giai đoạn kế tiếp.

- Bạn chỉ cho trẻ cách cầm áo len hở ra và xỏ cánh tay trong tay áo thứ nhất. Bạn chỉ cho trẻ cùng một cách cầm áo len hở ra, rồi bạn choàng tay áo kia trên vai trẻ và bảo trẻ tiếp tục làm như trước.

- Khi trẻ quen làm được hai giai đoạn với hai tay áo, bạn ngập ngừng trước khi choàng tay áo thứ hai trên vai trẻ để xem trẻ có tự tìm ra tay áo hay khơng. Bạn đừng qn nói “Con mặc áo len” và để trẻ tự mặc nếu cần.

235 - TỰ MẶC QUẦN ÁO: QUẦN DÀI

Tự lập, tự mặc quần áo, 2 - 3 tuổi

Mục đích: Tự mặc quần áo một cách độc lập. Mục tiêu: Mặc quần dài không trợ giúp. Dụng cụ: Quần dài.

Tiến trình:

- Khi bạn mặc đồ cho trẻ, bạn kéo quần dài của trẻ cho tới ngang đùi và đặt bàn tay trẻ ở phía trên quần dài. Bạn đặt bàn tay bạn vào bàn tay trẻ và nói “Con kéo quần lên”. Bạn giúp trẻ kéo quần lên tới eo. Khen trẻ đã “mặc đồ tốt”.

- Lặp lại giai đoạn này cho tới khi bạn cảm thấy trẻ bắt đầu giúp bạn kéo quần. Rồi bạn giảm từ từ sự trợ giúp của bạn cho giai đoạn này cho tới khi trẻ tự làm.

- Khi trẻ kéo quần từ đùi không trợ giúp, bạn áp dụng cùng tiến trình để trẻ kéo quần từ đầu gối sau đó bạn cũng áp dụng tiến trình đó để trẻ kéo quần từ mắt cá.

- Ở giai đọan này trẻ phải gập người lại đồng thời bạn cũng đôn đốc từ từ. Bạn luôn đảm bảo trẻ có khả năng thực hiện giai đọan trước khơng khó khăn trước khi đi qua tư thế kế tiếp. Mỗi lần bạn đừng quên nói: “Con kéo quần lên”.

- Khi trẻ có khả năng gập người và kéo quần từ mắt cá không trợ giúp, bạn bắt đầu dạy trẻ xỏ bàn chân vào ống quần.

- Cho trẻ ngồi trên ghế và sửa quần lại ngay ngắn để ống quần thẳng phía trước đúng vị trí. Bạn nói:”Con mặc quần vào”, rồi bạn hướng dẫn bàn tay trẻ giữ quần được mở ra, sau đó chỉ cho trẻ cách đút chân vào từng chân một trong ống quần. Bạn lại nói: “Con, mặc quần vào” và bảo trẻ đứng lên và tiếp tục như đã mơ tả phía trên.

- Lúc đầu, bạn phải giúp trẻ tìm ra mặt trước của quần, chú ý sao cho 2 bàn chân trẻ vô đúng ống quần và giúp trẻ gài quần lại.

- Sau khi học kéo quần, phải có một thời gian để trẻ đạt được những khả năng này. - Khen trẻ sau mỗi giai đọan và bạn thử để trẻ làm dần phần lớn công việc.

- Bạn luôn cầm quần sao cho trẻ bắt đầu thấy bên nào là mặt trước của quần.

236 - HỌC GIỮ VỆ SINH

Tự lập, đi vệ sinh, 2 - 3 tuổi

Mục đích: Cải thiện vệ sinh cá nhân.

Mục tiêu: Đi vệ sinh đúng và một cách độc lập. Dụng cụ: Bô trẻ em.

Tiến trình:

- Hướng dẫn tổng quát – Khi dạy trẻ, yếu tố quan trọng nhất là tính bất biến của thái độ tích cực. Tất cả biểu hiện bất bình, kể cả cái nhìn phản đối có thể làm cho trẻ rối. Dùng cách dạy này cho tất cả các khả năng khác. Bạn nhắc nhở với khỏang cách đều đặn và dùng từ đơn giản như “tiểu”, “ướt” và “khô”. Mỗi lần trẻ thành công, khen trẻ một cách bình tĩnh và vui vẻ. Thường sẽ hữu hiệu hơn khi ta khen trẻ một cách rộng lượng về những cố gắng đến thành công hơn là phạt trẻ hoặc tỏ thái độ phản kháng sau một sự cố. Chỉ thay đồ cho trẻ trong phịng tắm và nếu có sự cố, chú ý chỉ thay quần trong phòng tắm. Như vậy sẽ giúp trẻ thiết lập mối liên kết giữa vấn đề vệ sinh và phòng tắm.

- Tiến trình đặc thù – Cho trẻ ngồi bơ mỗi giờ 5 phút hoặc hơn. Chú ý dẫn dắt trẻ từ từ và bình tĩnh khơng tỏ ra bất bình dối với những sự cố của trẻ. Bạn luôn ở cạnh trẻ khi trẻ ngồi bô.

- Trong phịng tắm, bạn hãy có cái gì trong tay để thưởng trẻ ngay nếu trẻ sử dụng đúng cái bô.

- Sau 5 phút,nếu khơng có kết quả, bạn lấy bơ ra từ từ và nhẹ nhàng nhưng không khen cũng không thưởng.

- Ghi nhận giờ của tất cả sự cố của trẻ để phát hiện quy trình sinh lý của trẻ.

- Cho trẻ ngồi bô buổi sáng khi thức dậy, trước mỗi bữa ăn, trước khi đi chơi và trước khi đi ngủ.

- Thiết lập bảng ngồi bô và chỉ bảng đó cho trẻ. Bạn vẽ ngơi sao vàng trên bảng cho mỗi lần trẻ thành công để trẻ thấy và hãnh diện về trẻ.

237 - TỰ LAU RỬA

Tự lập, tự tắm rửa, 2 - 3 tuổi

VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 2 - 3 TUỔI

Mục đích: Tự tắm rửa một cách độc lập. Mục tiêu: Dùng găng tắm ẩm để sát xà phòng. Dụng cụ: Găng tắm, xà phịng.

Tiến trình:

- Khi bạn tắm cho trẻ, bạn xát xà phịng lên cánh tay trẻ để có nhiều bọt dễ thấy. Tạo sự chú ý của trẻ trên bong bóng xà phịng.

-Bạn mang găng tắm vào một bàn tay của trẻ, hướng dẫn trẻ nhúng găng tắm trong nước và nói: “Con chà cánh tay” và giúp trẻ lau xà phòng trên cánh tay.

- Mỗi lần tắm trẻ, bạn lặp lại tiến trình này cho mỗi phần của thân thể.

- Khi nhận ra trẻ bắt đầu quan tân điều đó, bạn giảm sự kiểm soát trên tay trẻ.

- Khi trẻ lau hết xà phịng, bạn nói: “Xong rồi”. Sau đó bạn chỉ trẻ cách vắt và treo găng tắm.

- Bạn đặt 2 bàn tay trẻ đúng trên găng tắm và giúp trẻ vắt nước ra. Đây là yếu tố quan trọng của bài tập vì điều đó tăng lực tay và thiết lập rõ ràng phần cuối của công việc.

238 - CÀI NÚT ÁO – I

Tự lập, tự mặc quần áo, 2 - 3 tuổi

VẬN ĐỘNG TINH, PHỐI HỢP HAI BÀN TAY, 2 - 3 TUỔI

Mục đích: Tự mặc quần áo một cách độc lập và cải thiện phối hợp vận động tinh. Mục tiêu: Kết hột nút lớn trên miếng vải cài nút áo.

Dụng cụ: Bìa cứng, vải, hột nút lớn. Tiến trình:

- Làm một bìa cứng dày để cài nút đơn giản bằng cách dán phần chính giữa của miếng vải trên một bìa cứng. Bạn cắt khuy trên một mảnh vải và đơm nút mặt sau mảnh vải khác Chú ý sao cho nút và khuy tương ứng khi các mảnh vải dính lại. Bạn có thể viền mép khuy cho chắc.

- Bạn đứng sau lưng trẻ, miếng bìa cứng cài nút trên bàn được đặt trước mặt trẻ. Bạn cầm hai bàn tay trẻ, hướng dẫn trẻ gấp miếng vải và cài nút (cho trẻ chú ý nút áo và khuy). Bạn di chuyển ngón tay trẻ xung quanh nút và khuy. Bạn giúp trẻ cầm nút với ngón cái và ngón trỏ của trẻ, bạn nói “Cài vơ” và giúp trẻ đẩy nút qua đường khuy. Khen trẻ ngay.

- Lặp lại tiến trình nhiều lần cho tới khi trẻ cài nút không trợ giúp. Bạn đừng quên mỗi lần nói “Cài vơ”.

- Lúc đầu, có thể trẻ cần sự trợ giúp nhất là cầm nút đẩy vào đường khuy từ phía dưới. Hướng dẫn đôi bàn tay trẻ cho tới khi bạn cảm thấy trẻ bắt đầu hiểu.

- Khi trẻ có khả năng làm thành cơng bìa cứng cài nút đơn giản, bạn cho trẻ cài nhiều nút trên miếng vải lớn.

Hình 8.1 – Ván cài nút đơn giản

239 - CÀI NÚT ÁO – II

Tự lập, tự mặc quần áo, 3 - 4 tuổi

VẬN ĐỘNG TINH, PHỐI HỢP HAI BÀN TAY, 2 - 3 TUỔI VẬN ĐỘNG TINH, NẮM BẮT, 1 - 2 TUỔI

Mục đích: Tự mặc quần áo một cách độc lập và cải thiện phối hợp vận động tinh. Mục tiêu: Cài và mở nút áo len không trợ giúp.

Dụng cụ: Áo len có nút lớn. Tiến trình:

- Lúc đầu bạn có thể thay đổi một áo len của trẻ để cho nút và khuy lớn hơn bình thường. Bạn bảo đảm những nút được kết một cách lỏng và không quá cứng, điều này làm dễ dàng cho sự thành công và an tâm cho trẻ.

- Khi trẻ làm xong bìa cứng cài nút đơn giản (xem bài tập 238), bạn chỉ cho trẻ cách tháo nút trên áo len của trẻ. Vậy khi trẻ mặc áo len, bạn hướng dẫn đôi tay trẻ tháo từng nút.

- Bạn bảo trẻ một tay cầm một bên áo len, tay kia cầm nút với ngón cái và ngón trỏ. Bạn nói “Cài vơ” và hướng dẫn tay trẻ đẩy nút qua khuy. Khen trẻ ngay và lặp lại tiến trình cho mỗi nút.

- Sau khi lặp lại tiến trình nhiều lần, bạn giảm dần sự làm chủ của bạn trên bàn tay trẻ cho tới khi trẻ tháo hết nút một mình trên áo len, rồi lặp lại tiến trình bằng cách chỉ cho trẻ cách cài nút. Bạn đừng quên giúp trẻ cài đúng nút và khuy.

- Trẻ sẽ học dễ dàng hơn để thực hiện một mình sự nối kết này nếu bạn ln bắt đầu từ dưới lên cài nút hoặc tháo nút.

VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 3- 4 TUỔI

Mục đích: Cải thiện khả năng tự ăn một cách độc lập và làm chủ vận động tinh.

Mục tiêu: Đổ nước từ hũ sang những bình chứa nhỏ hơn, làm việc đó khơng trợ giúp và khơng q

đổ ra ngồi.

Dụng cụ: Hũ nhựa nhỏ, ly nhựa trong, hộp đựng nước trái cây, thức ăn có màu. Tiến trình:

- Bạn để một ít nước trong hũ và thêm vài giọt nước màu. Chú ý đừng để hũ đầy, quá nặng để trẻ thao tác dễ dàng.

- Bạn để 2 ly bằng nhựa trong trên mâm (việc dùng mâm nhằm giúp lau dễ dàng hơn những gì đã đổ sau bài tập). Thay vì dùng ly nhựa trong, bạn có thể dùng vật trong khác như tách thủy tinh chịu lửa. Điều quan trọng là để trẻ thấy được chất lỏng trong bình chứa. Nếu dùng ly bạn kẻ đường dễ thấy ở lưng chừng ly để trẻ có thể thấy khi nào trẻ phải ngưng đổ.

- Bạn chỉ cho trẻ cách nâng hũ lên và đổ một ít nước ra ly. Bạn đặt bàn tay trẻ lên quai hũ, giúp trẻ nâng hũ lên và nói: “Con đổ đi”. Bạn giúp trẻ nghiêng hũ để đổ một ít nước màu ra ly.

- Khi trẻ đổ đến đường kẻ, bạn nói “ngừng lại” và đưa từ từ bàn tay trẻ ra sau. Bạn khen trẻ ngay.

- Lặp lại bài tập này 2 hoặc 3 lần mỗi buổi. Khi trẻ có thể đổ mà khơng lật úp hũ vào bình chứa trong, bạn lặp lại tiến trình bằng cách sử dụng những hộp mờ. Những hộp nầy quá nhỏ và trẻ không thể thấy rõ hộp được làm đầy đến mức nào, bạn phải hướng sự chú ý của trẻ về phía chiều cao của hộp. Bạn tiếp tục nói với trẻ khi nào dừng cho tới khi trẻ cầm vững được hũ. Lúc đó bạn khơng nói bằng lời và xem trẻ có làm được một mình khơng khi trẻ phải ngừng đổ.

- Khi trẻ thành thạo, bạn tận dụng mọi cơ hội để trẻ rót mọi chất lỏng cho trẻ và cho mọi thành viên khác trong gia đình.

241 - TỰ ĐÁNH RĂNG

Tự lập, tự tắm rửa, 3 - 4 tuổi

VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 3 - 4 TUỔI

Mục đích: Phát triển việc giữ vệ sinh cá nhân tốt. Mục tiêu: Tự đánh răng một cách độc lập.

Dụng cụ: Bàn chải đánh răng (lơng mềm), kem đánh răng. Tiến trình:

- Cho trẻ ngồi trước gương và bảo trẻ quan sát hình ảnh của bạn khi bạn tự đánh răng (bạn đảm bảo là trẻ quan sát hình ảnh của bạn trong gương hơn là chính khn mặt của bạn).

- Sau đó, bạn cho trẻ cầm bàn chải đánh răng của trẻ trong khi đó bạn bóp kem đánh răng lên bàn chải.

- Bạn đứng sau lưng trẻ, trước gương, hướng dẫn từ từ bàn tay trẻ vào miệng trẻ. và nói với trẻ một cách bình tĩnh và trấn an. Bàn tay kia của bạn giữ chắc hàm của trẻ và giúp trẻ di chuyển bàn chải nhè nhẹ trên răng phía trước từ trên xuống dưới.

- Bạn giảm dần sự kiểm sóat của bạn trên bàn tay trẻ khi bạn cảm thấy trẻ bắt đầu cử động từ trên xuống dưới.

- Lúc đầu, bạn lấy một chút kem đánh răng để trên đầu ngón tay của bạn và xoa nhẹ nướu của trẻ để trẻ quen với mùi kem (chú ý, bàn chải của trẻ phải mềm và và đừng để trẻ tự đánh răng một cách cẩu thả).

- Lúc đầu có thể chấp nhận một hai cử động nhưng bạn cố gắng tăng dần thời gian. Trong thời gian đó trẻ đánh răng mặt ngòai. Nếu trẻ cắn bàn chải, bạn nghiêng nhẹ đầu trẻ ra phía sau để hàm mở ra một cách tự nhiên.

Một phần của tài liệu Những hoạt động dạy trẻ tự kỹ (Trang 137 - 142)