5 TRÒ CHƠI ÚP MỞ

Một phần của tài liệu Những hoạt động dạy trẻ tự kỹ (Trang 27 - 31)

I CẢM NHẬN

3 5 TRÒ CHƠI ÚP MỞ

Cảm nhận thị giác, 1- 2 tuổi

Mục đích: Cải thiện chú ý bằng mắt và trí nhớ.

Mục tiêu: Tìm một vật được giấu dưới một trong 3 tách. Dụng cụ: 3 tách khác nhau, 3 tách giống nhau, kẹo bánh. Tiến trình:

- Ngồi vào bàn đối diện với trẻ.

- Phần đầu của bài tập, dùng 3 tách khác nhau hoặc 3 vật chứa khác nhau (ví dụ tách, ly, chén) để úp trên bàn trước mặt trẻ.

- Bạn nói “con nhìn kìa” và đong đưa bánh kẹo trong tầm nhìn của trẻ.

- Khi bạn chắn chắn rằng trẻ quan sát tay bạn, giấu bánh kẹo dưới một trong những vật chứa. Đừng di chuyển tách và đừng thử can thiệp chúng.

- Bạn nói “con cầm viên kẹo”, và chỉ những tách để trẻ hiểu trẻ sẽ tìm phần thưởng. Nếu trẻ có vẻ lúng túng, hướng dẫn tay trẻ để tìm được tách đúng.

- Khen trẻ đã lật tách lên được và cho trẻ phần thưởng.

- Khi trẻ có khả năng quan sát tay bạn và tìm được phần thưởng dưới tách có vẻ khác nhau, lặp lại tiến trình với 3 tách giống nhau.

- Khi trẻ có khả năng tìm phần thưởng dưới một tổng thể 3 tách giống nhau, bạn chỉ dùng 2 tách nhưng thay đổi 1 lần vị trí các tách sau khi để phần thưởng dưới 1 trong các tách đó (đừng quên bạn chắc chắn rằng trẻ quan sát tay bạn trong khi bạn giấu phần thưởng).

36 - SAO CHÉP CÁCH SẮP XẾP HÌNH KHỐI

Cảm nhận thị giác, 1 - 2 tuổi

PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY, TỰ CHỦ, 1 - 2 TUỔI

Mục đích: Cải thiện cảm nhận bằng mắt và vị trí đồ vật trên một mục tiêu. Mục tiêu: Sắp xếp 4 khối một cách xác định.

Dụng cụ: 4 khối, bìa cứng hoặc giấy trắng, bút phớt nét to. Tiến trình:

- Chuẩn bị một loạt tờ giấy bằng cách vẽ hình thể 4 khối trong cách sắp xếp khác nhau trên bìa cứng hoặc giấy cố định.

- Tơ những hình thể đó để cho thấy rõ.

- Để một tờ giấy đó đối diện với trẻ và cho trẻ một hình khối.

- Chỉ cho trẻ vị trí của mỗi hình khối và nói “con để vào”. Hướng dẫn tay trẻ để đặt hình khối đúng vị trí.

- Thưởng ngay và lặp lại bài tập cho đến khi tất cả những hình khối được đặt trên tờ giấy. - Lặp lại tiến trình với hình vẽ thứ hai nhưng đến khối thứ 4, bạn nói “con để vào” nhưng khơng chỉ chỗ cịn trống (xem trẻ có tìm được chỗ trống và để đúng hình khối một mình).

Hình 2.1 – Gợi ý sắp xếp các hình khối

37 - PHÂN BIỆT NHỮNG HÌNH VẼ

Cảm nhận thị giác, 2 - 3 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, KẾT HỢP, 2 - 3 TUỔI

Mục đích: Cải thiện khả năng nhìn và khả năng kết hợp.

Mục tiêu: Kết hợp những cặp giống nhau của hình vẽ đơn giản. Dụng cụ: Giấy, bút phớt nét to hoặc bút chì bằng bột màu. Tiến trình:

- Sử dụng bút phớt nét to hoặc viết chì bột màu để vẽ những hình đơn giản bằng chữ to trên những tờ giấy rời. Mỗi tờ giấy chỉ vẽ một hình và mỗi hình một cặp.

- Đặt trị chơi hình vẽ trên bàn trước mặt trẻ, trải ra hết để trẻ có thể thấy tất cả một lượt. - Bạn giữ trị chơi kết hợp hình vẽ trên đầu gối.

- Đưa cho trẻ một trong những hình vẽ của bộ hình của bạn và nói “con tìm hình giống hình này”.

- Cầm tay trẻ và hướng dẫn trẻ để trẻ so sánh hình của bạn với mỗi hình trên bàn.

- Nếu những hình vẽ khơng kết hợp với nhau, bạn nói “khơng giống nhau” và hãy so sánh hình tiếp theo.

- Khi bạn thấy hình vẽ kết hợp với nhau, bạn nói “đúng rồi, giống nhau”, bạn để hai hình kết hợp với nhau ở bên cạnh nhau. (Bạn chắc chắn rằng trẻ quan sát bạn trong khi bạn so sánh hình vẽ).

- Lặp lại tiến trình cho tới khi tất cả các hình vẽ kết hợp với nhau.

- Hãy bắt đầu bằng 3 hình vẽ, nhưng tăng dần số lượng và sự phức tạp của hình vẽ tùy theo sự tiến bộ của trẻ.

38 - PHÂN BIỆT NHỮNG NGUỒN TIẾNG ĐỘNG

Cảm nhận thính giác, 2 - 3 tuổi

VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 1 - 2 TUỔI

Mục đích: Cải thiện sự chọn lọc bằng tai.

Mục tiêu: Kết hợp những âm phát xuất từ một loạt nguồn tiếng động.

Dụng cụ: 3 cặp đồ vật gây tiếng ồn (bộ phách, chuông nhỏ, đồ chơi bóp, cái mõ quay, cái cịi,

v.v….)

Tiến trình:

- Bạn ngồi vào bàn với trẻ.

- Đặt 2 đồ vật có tiếng động khác nhau trên bàn trước mặt trẻ và giữ những đồ vật kết hợp với nhau trước mặt bạn.

- Sử dụng một trong những đồ vật một cách thích ứng, sau đó cầm tay trẻ và giúp trẻ sử dụng đồ vật kết hợp với nhau để tạo cùng tiếng động.

- Đặt lại 2 đồ vật đầu tiên và lặp lại tiến trình với cặp thứ hai.(đặt lại cặp thứ hai ở vị trí ban đầu)

- Lấy lại đồ vật thứ nhất, sử dụng nó chính xác và chỉ trẻ sử dụng đồ của nó. (Xem trẻ có chọn đồ vật đúng trong 2 đồ vật ở trước mặt trẻ).

- Nếu trẻ không làm, ngưng lại và hướng dẫn tay trẻ vào đồ vật đúng - Lặp lại tiến trình bằng cách xen kẻ hai đồ vật.

- Nếu trẻ chọn đúng đồ vật một cách chắc chắn, bạn bắt đầu đa dạng hóa tiến trình sao cho đừng xen kẽ một cách đơn giản nữa.

- Sau cùng, bạn để trò chơi đồ vật của bạn trong hộp ở phía sau lưng bạn. Chọn một và tạo tiếng động làm sao cho trẻ không thể thấy đồ vật nào bạn sử dụng.

- Để trẻ chọn dụng cụ đúng trong bộ sưu tập của trẻ và tạo ra tiếng động kết hợp với nhau. - Tùy theo sự tiến bộ của trẻ, tăng số lượng đồ vật, nhưng mỗi đồ vật phải có âm thanh rất phân biệt.

39 - HỘP CÓ LỖ

Cảm nhận thị giác, 2 - 3 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, KẾT HỢP, 2 - 3 TUỔI PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY, TỰ CHỦ, 2 - 3 TUỔI VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 2 - 3 TUỔI

Mục đích: Cải thiện việc tìm kiếm bằng mắt, khả năng kết hợp và phối hợp mắt bàn tay. Mục tiêu: Lồng 3 đồ vật vào hộp có lỗ đơn giản.

Dụng cụ: Hộp giày, 3 đồ vật có chiều kích và hình thể đa dạng (ví dụ 1 hạt chuỗi, 2 khối chiều kích

và hình dạng khác nhau).

Tiến trình:

- Làm một hộp có lỗ bằng cách vẽ đường viền của 3 đồ vật trên nắp hộp giày và cắt những hình thể đó. (Bạn chắc chắn rằng những đồ vật có thể chui qua lỗ dễ dàng)

- Chỉ cho trẻ cầm đồ vật như thế nào, so sánh mỗi lỗ cho tới khi tìm thấy lỗ thích hợp và bỏ đồ vật trong hộp.

- Cho trẻ đồ vật thứ hai, nếu trẻ lúng túng, hướng dẫn trẻ bằng tay.

- Điều khiển tay trẻ vào một trong những lỗ và so sánh đồ vật với lỗ. Nếu khơng thích hợp, nói “khơng” và đi qua lỗ khác. Khi bạn tìm đến lỗ thích hợp, nói “đúng” và giúp trẻ cho đồ vật vào.

- Lặp lại tiến trình cho tới khi bỏ hết tất cả những đồ vật trong hộp không trợ giúp.

- Nếu hộp đơn giản quá dễ đối với trẻ, làm một cái hộp khó hơn bằng cách sử dụng hộp to và nhiều đồ vật kích cỡ và hình thể khác nhau.

Hình 2.3 – Hộp có lỗ làm bằng hộp đựng giấy

40 - SAO CHÉP VIỆC XÂY DỰNG HÌNH KHỐI

Cảm nhận thị giác, 3 - 4 tuổi

BẮT CHƯỚC, VẬN ĐỘNG, 2 - 3 TUỔI

PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY, TỰ CHỦ, 2 - 3 TUỔI

Mục đích: Cải thiện khả năng cảm nhận sự khác nhau của hình vẽ và bắt chước cách dùng các vật

liệu để sao chép hình vẽ.

Mục tiêu: Với 5 hình khối bắt chước xây hình giống hình của người dạy. Dụng cụ: 10 hình khối.

Hình 2.4 – Xây hình khối

Tiến trình:

- Bạn ngồi vào bàn với trẻ.

- Để 5 hình khối trước mặt trẻ và giữ 5 hình khối khác cho bạn và nói “con nhìn kìa”, sắp xếp các hình khối của bạn để nhận ra rõ ràng khi xây dựng. (Bạn chắc chắn rằng trẻ quan sát bạn trong khi bạn xây dựng và sau đó cho trẻ thấy việc xây dựng đã hồn thành).

- Chỉ những hình khối của trẻ và nói: “đến phiên con”.

- Đầu tiên bạn hướng dẫn tay trẻ để xây dựng một cách chính xác. - Lặp lại tiến trình với 3 cách xây dựng khác nhau cho mỗi buổi học.

- Giảm sự trợ giúp của bạn khi trẻ bắt đầu tự sao chép cách xây dựng (thưởng trẻ mỗi lần trẻ sao chép đúng việc xây dựng).

Một phần của tài liệu Những hoạt động dạy trẻ tự kỹ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)