3 HÌNH VẼ: HÌNH THỂ VÀ HÌNH VẼ

Một phần của tài liệu Những hoạt động dạy trẻ tự kỹ (Trang 90 - 94)

V PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY

15 3 HÌNH VẼ: HÌNH THỂ VÀ HÌNH VẼ

Phối hợp mắt-bàn tay, hình vẽ, 4 - 5 tuổi

VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 4 - 5 TUỔI

Mục đích: Phát triển khả năng vẽ.

Mục tiêu: Nối những mẫu có chấm rời để làm những hình thể và hình vẽ đơn giản. Dụng cụ: Giấy, bút chì bột màu, bút phớt nét to.

Tiến trình:

- Chuẩn bị nhiều tờ giấy làm việc với những chấm bằng bút chì tạo thành hình vẽ có hình dạng đơn giản. Sử dụng chấm màu để chỉ điểm xuất phát và mũi tên để chỉ hướng mỗi đường.

- Bạn giúp trẻ nối các chấm để bổ sung hình vẽ. - Giảm sự trợ giúp khi trẻ bắt đầu tự theo các mũi tên.

- Khi trẻ nối thành thạo, bạn ghi những dấu chấm và những mũi tên nhạt và xa hơn.

Hình 5.18 – Nối những chấm theo mũi tên

154 - ĐINH ẤN – II

Phối hợp mắt-bàn tay, tự chủ, 5 - 6 tuổi

VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 5 - 6 TUỔI VẬN ĐỘNG TINH, NẮM BẮT, 2 - 3 TUỔI CẢM NHẬN THỊ GIÁC, 2 - 3 TUỔI

Mục đích: Cải thiện khả năng nắm bắt một đồ vật và hướng nó về một mục tiêu.

Mục tiêu: Ấn 12 đinh trên bảng thông báo bằng vỏ cây bần vừa theo dõi hình vẽ được chỉ định bởi

những miếng giấy màu.

Dụng cụ: Đinh ấn (đầu nhọn ngắn), bảng bằng vỏ cây bần, giấy màu. Tiến trình:

- Đặt một đinh ấn trước trẻ và hướng dẫn bàn tay trẻ nhặt cẩn thận đầu đinh ấn rồi giữ bàn tay trẻ để ấn đinh vào bảng thông báo.

- Lặp lại bài tập này cho đến khi trẻ có thể ấn ngẫu hứng những đinh ấn vào bảng không trợ giúp.

- Dán 12 điểm bằng giấy trên bảng để tạo thành đường viền một vật dễ nhận biết như ngôi nhà, gương mặt. Để rải rác đinh ấn trên bàn trước trẻ.

- Chỉ một đinh ấn rồi chỉ một điểm và nói “con ấn vào trong”. Nếu trẻ thử để đinh ấn vào nơi khác, bạn hướng dẫn từ từ bàn tay trẻ về vị trí đúng.

- Lặp lại bài tập với những đinh ấn còn lại. Khi trẻ quen với bài tập, lâu lâu bạn nói “con ấn vào” nhưng bạn đừng chỉ vào điểm. Bạn xem trẻ có tìm được một điểm trống để ấn đinh vào. Nếu trẻ lúng túng, bạn nhanh chóng chỉ một điểm để tránh làm trẻ nản chí.

155 - VIẾT SỐ

Phối hợp mắt-bàn tay, hình vẽ, 5 - 6 tuổi

VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 4 - 5 TUỔI

Mục đích: Phát triển khả năng viết.

Mục tiêu: Theo dõi hình vẽ để vẽ những số có một chữ số. Dụng cụ: Giấy, bút chì bột màu, bút phớt nét to.

Tiến trình:

- Làm những đường viền của chữ số bằng dấu chấm chiều cao khoảng 10cm (bạn bảo đảm những chấm rất dễ thấy và rất gần nhau lúc đầu).

- Bạn sử dụng bút phớt nét to màu đỏ hoặc xanh để chỉ vị trí xuất phát và những mũi tên để chỉ hướng.

- Đặt tờ giấy làm việc trên bàn trước trẻ và đưa cho trẻ bút chì màu. Hướng dẫn bàn tay trẻ để nối những điểm. Bạn nói “điểm” mỗi lần bút chì màu tiếp cận điểm. Bạn nêu tên số đó khi trẻ hoàn thành.

- Bạn đừng mong chờ là trẻ học từ nhưng trẻ phải quen nghe những từ đó.

- Khi trẻ nối được những điểm khơng trợ giúp, bạn ghi ít chấm trên chữ số và những chấm này lợt hơn.

- Khi trẻ chỉ đạt 3 hoặc 4 chấm trên mỗi chữ số, bạn thử cho trẻ chép lại số đó. Lúc đầu, bạn giới hạn mỗi buổi là một hoặc 2 tờ làm việc, nhưng bạn kéo dần bài tập ngày một thêm khi trẻ nối khá hơn.

156 - MÊ CUNG

Phối hợp mắt-bàn tay, hình vẽ, 5 - 6 tuổi

VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 5 - 6 TUỔI

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 5 -6 TUỔI

Mục đích: Cải thiện sự làm chủ bút máy hoặc bút chì bột màu và phát triển khả năng vẽ.

Mục tiêu: Bổ sung mê cung đơn giản bằng cách vẽ một đường giữa hai đường song song được

cách xa 2 cm.

Dụng cụ: Giấy, bút chì bột màu, giấy nhựa trong (dùng làm tờ bìa để có thể sử dụng lại tờ giấy đã

làm).

Tiến trình:

- Chuẩn bị một lọat mê cung đơn giản bằng cách vẽ 2 đường song song cách nhau 2cm. Chỉ để một mê cung trên một trang và, nếu có thể, bọc giấy làm việc bằng giấy kiếng trong để có thể sử dụng lại.

- Bắt đầu bằng những đường mê cung đơn giản không dài quá 5 hoặc 10cm. Bạn chỉ cho trẻ bắt đầu từ phía trái của mê cung, vẽ một đường giữa hai lằn kẻ về phía phải của mê cung. Bạn đưa cho trẻ bút chì màu và hướng dẫn bàn tay trẻ kẻ giữa 2 đường của hình mê cung thứ hai.

- Giảm dần sự trợ giúp cho đến khi trẻ vẽ đều đặn ở giữa hai đường của mê cung đơn giản. Khi trẻ thành thạo, bạn làm những mê cung vui hơn bằng cách vẽ những hình ở hai đầu. Gíup trẻ bằng cách cho những chỉ dẫn miệng đơn giản.

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 4 -5 TUỔI BẮT CHƯỚC, VẬN ĐỘNG, 4 - 5 TUỔI

Mục đích: Cải thiện khả năng vẽ và hiểu biết những khái niệm thân thể. Mục tiêu: Vẽ một hình người đơn giản khơng trợ giúp.

Dụng cụ: Giấy, bút chì bột màu. Tiến trình:

- Bạn ngồi vào bàn cạnh trẻ. Mỗi người có một tờ giấy và một cây bút chì màu. Bạn nắm sự chú ý của trẻ và nói: “Con nhìn này, con vẽ cái đầu”. Bạn vẽ một vòng tròn vào tờ giấy của bạn, bạn chỉ vịng trịn và nói “cái đầu”; rồi chỉ vào giấy của trẻ bạn nói “Tới phiên con, con vẽ cái đầu”. - Bạn giúp trẻ bắt đầu nếu cần thiết. Khi trẻ đã vẽ cái đầu, bạn lại tạo sự chú ý của trẻ nơi tờ giấy của bạn và nói “ta vẽ mắt”. Bạn thêm cặp mắt rất đơn giản vào hình vẽ của bạn.

- Bạn chỉ tờ giấy trẻ và nói: “đến phiên con, con vẽ con mắt đi”. Bạn chỉ giúp trẻ khi trẻ lúng túng.

- Lặp lại tiến trình này cho mỗi phần của thân thể. Bạn vẽ một hình thật đơn giản để trẻ có thể bắt chước một cách dễ dàng. Bạn đừng quên nêu tên gọi mỗi phần thân thể khi bạn vẽ nó, khi bạn yêu cầu trẻ vẽ và sau khi trẻ vẽ xong.

- Lúc đầu, bạn chỉ dùng 3 hoặc 4 phần thân thể cùng lúc. Khi trẻ quen rồi, bạn thêm dần những phần khác, thí dụ như mắt, miệng, mũi, tóc, tai, răng, cổ và chân mày.

158 - VẼ TỪNG LOẠI

Phối hợp mắt-bàn tay, hình vẽ, 5 - 6 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, XẾP LOẠI, 3 - 4 TUỔI

Mục đích: Cải thiện khả năng vẽ, trí tưởng tượng và khả năng sắp xếp đồ vật từng loại và quyết

định một cách độc lập đồ vật để vẽ.

Mục tiêu: Nghĩ và vẽ một đồ vật cùng loại với mẫu mà người dạy vẽ. Dụng cụ: Giấy, bút chì bột màu.

Tiến trình:

- Chọn một lọai mà trẻ biết và gồm một lọat các đồ vật khác nhau mà trẻ có thể vẽ. Ví dụ như trái cây, đồ chơi hoặc những đồ di động (xe hơi, máy bay, tàu thuyền). Bạn lấy một tờ giấy và nói “chúng ta vẽ trái cây”. Trên tờ giấy, bạn vẽ trái táo và nêu tên gọi cho trẻ. Bạn nói: “táo là một trái cây. Con vẽ một trái cây khác”

- Nếu trẻ lúng túng, bạn nói: “Chuối là một trái cây. Con vẽ trái chuối.”

- Khi trẻ thành thạo vẽ nhiều thứ trong một lọai, bạn cho trẻ có nhiều sự chọn lựa và thử cho trẻ chọn xem trẻ muốn vẽ gì. Ví dụ, sau khi vẽ trái táo, bạn nói: “Chuối, lê, nho là những trái cây”. Bạn thử tránh cho trẻ vẽ một đồ vật mà trẻ không chọn lựa.

- Bạn lặp lại bài tập bằng cách sử dụng tất cả các lọai mà trẻ đã quen thuộc. Lúc đầu chắc chắn bạn phải giúp trẻ vẽ nhiều thứ khác cùng lọai cho tới khi trẻ học phối hợp những hình vẽ với chính đồ vật đó.

Trong loại này chúng ta đưa vào 2 Lĩnh vực có quan hệ chặt chẽ:

1/ sự hiểu biết thụ cảm của phương tiện giao tiếp bằng lời, điệu bộ và biểu tượng;

2/ khả năng của kỹ năng như phối hợp, sắp xếp trong cùng một loại và phân loại trong cùng một loại, tất cả kỹ năng cần thiết cho việc tổ chức và sự hiểu biết những thông tin đến từ môi trường.

Những khả năng của kỹ năng này được dễ dàng bởi ngôn ngữ thụ cảm, nhưng ngôn ngữ không phải là điều kiện tiên quyết bắt buộc để hoàn thành tất cả những bài tập về kỹ năng nhận thức.

Chúng tôi tập họp ngôn ngữ thụ cảm và các hoạt động kỹ năng trong một loại duy nhất vì nhiều trẻ tự kỷ chênh lệch trong mức độ của chúng để đạt được những chức năng này. Một số trẻ học được khả năng nhận thức không lời nhanh hơn ngôn ngữ thụ cảm, trong khi những trẻ khác thì ngược lại. Hai loại khả năng rất cần thiết cho việc thích nghi.

Những khả năng của kỹ năng nhận thức đặc biệt rất quan trọng như là người mở đường kỹ năng tiền học tập và học tập mà phần nhiều trẻ của chúng ta phải đạt được khi tham gia vào công việc sau này.

159 - NHẬN BIẾT TÊN CỦA TRẺ

Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ thụ cảm, 0 - 1 tuổi

CẢM NHẬN THÍNH GIÁC, 0 - 1 TUỔI

Mục đích: Phát triển sự nhận biết tên.

Mục tiêu: Nhìn người nói khi họ gọi trẻ bằng tên của trẻ. Dụng cụ: Khơng có.

Tiến trình:

- Cứ cách khoảng trong ngày bạn gọi tên trẻ với giọng lớn và thanh thản. Nếu trẻ nhìn bạn, bạn thưởng trẻ liền bằng cách ôm trẻ hoặc cho bánh kẹo. Nếu trẻ khơng phản ứng, bạn di chuyển về phía tầm nhìn của trẻ và lặp lại tên trẻ. Bạn bắt đầu tiến sát gần và lặp lại tên trẻ cứ 3 hoặc 4 phút một lần. Bạn thưởng trẻ ngay khi trẻ quay đầu về hướng của bạn dù trẻ chưa thiết lập được mối giao tiếp mắt.

- Nếu trẻ bắt đầu phản ứng, bạn tăng dần khoảng cách giữa bạn và trẻ khi bạn gọi tên trẻ. - Bạn có thể làm việc theo khả năng này suốt ngày bằng cách làm những bài tập khác hoặc chơi với trẻ.

Một phần của tài liệu Những hoạt động dạy trẻ tự kỹ (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)