2 PHÍA TRÊN VÀ PHÍA DƯỚI

Một phần của tài liệu Những hoạt động dạy trẻ tự kỹ (Trang 124 - 125)

VI I KHẢ NĂNG BẰNG LỜI

21 2 PHÍA TRÊN VÀ PHÍA DƯỚI

Khả năng bằng lời, từ vựng, 3 - 4 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 1 -2 TUỔI

Mục đích: Cải thiện khả năng biểu cảm dùng tính từ và sự hiểu biết mối quan hệ khơng gian. Mục tiêu: Dùng những từ hoặc điệu bộ chỉ “phía trên” và”phía dưới” để chỉ vị trí phần thưởng

được ưa thích.

Dụng cụ: 3 tách, bánh kẹo. Tiến trình:

- Bạn ngồi vào bàn đối diện với trẻ và chỉ cho trẻ những phần thưởng. Bạn giấu phần thưởng dưới cái tách và để trẻ lấy.

- Lặp lại bài tập này 2 hoặc 3 lần để trẻ làm quen. Thỉnh thoảng, bạn để phần thưởng phía trên cái tách và để trẻ lấy.

- Khi trẻ quen tìm phần thưởng cả phía trên và phía dưới tách, bạn tiếp tục bài tập nhưng bạn bắt đầu sử dụng từ. Ví dụ, bạn chỉ cho trẻ bánh kẹo, bạn nói “Con nhìn này, ở phía dưới” và bạn đặt bánh kẹo dưới cái tách khi bạn chắc chắn trẻ quan sát bạn.

- Lặp lại bài tập này một số lần bằng cách sử dụng những từ “phía trên” và “phía dưới”. - Khi trẻ ngồi vào bàn để làm bài tập, bạn bắt đầu hỏi một hình thức trả lời biểu cảm trước khi cho phép trẻ nhận phần thưởng. Ví dụ, sau khi nói “Con nhìn này, ở phía dưới” và đặt phần thưởng dưới cái tách, bạn cầm tay trẻ để ngăn trẻ lấy ngay phần thưởng.

- Bạn hỏi trẻ “ở đâu?” và nói chậm chậm 2 hoặc 3 lần từ “phía dưới”. Bạn phát âm từ đó thật chậm, và nếu cần, bạn sờ miệng trẻ để chỉ trẻ phải bắt chước bạn. Lúc đầu bạn hãy hài lịng với tất cả các hình thức phản ứng biểu cảm. Bạn cố gắng cho trẻ noí chậm và cho trẻ quan sát thật tốt những từ mà bạn nói ra.

- Khi trẻ thành thạo, động viên trẻ phát ra âm thanh hoặc làm những cử chỉ càng rõ ràng càng tốt.

213 - TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI “HOẶC…HOẶC”

Khả năng bằng lời, biểu cảm, 3 - 4 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 2 - 3 TUỔI

Mục đích: Cải thiện ngơn ngữ biểu cảm và phát triển khả năng lựa chọn một cách độc lập. Mục tiêu: Lựa chọn một cách độc lập có sự luân phiên cụ thể, và biểu lộ sự lựa chọn ấy bằng lời. Dụng cụ: Đồ vật ở nhà mà trẻ biết hoặc thích.

Tiến trình:

- Như trẻ có khó khăn để bộc lộ khi người ta cho trẻ một sự chọn lựa, bạn hãy nắm bắt tất cả cơ hội trong ngày để cho trẻ chọn lựa, để trẻ quen nghe từ “hoặc”. Ví dụ, trước giờ kể chuyện, bạn chọn 2 quyển sách và đặt chúng trước mặt trẻ. Bạn chỉ mỗi quyển riêng biệt và hỏi “Con thích quyển này hoặc quyển kia?”. Khi trẻ cầm một trong 2 quyển, bạn lặp lại câu và nói “Con nói quyển này”.

- Động viên trẻ nói bằng lời ý thích của trẻ mỗi khi người ta cho trẻ một sự chọn lựa.

- Chương trình này cũng có thể được thực hiện với thức ăn, đồ chơi hoặc tất cả những gì làm trẻ thích.

- Khi trẻ quen nghe câu hỏi “hoặc” và trả lời câu hỏi đó bằng lời, bạn bắt đầu hỏi về câu trả lời chính xác hơn bao gồm các từ chỉ đồ vật, các lọai hay các màu sắc. Thí dụ, bạn đưa một khối đỏ và hỏi trẻ “ Khối màu đỏ hoặc màu xanh?”. Nếu trẻ do dự, bạn chỉ cho trẻ khối khác màu đỏ và nói tên màu và chỉ cho trẻ khối màu xanh và nói tên màu. Bạn lặp lại câu hỏi với khối đầu tiên.

Một phần của tài liệu Những hoạt động dạy trẻ tự kỹ (Trang 124 - 125)