V PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY
18 4 CÁI GÌ KHƠNG ĐÚNG CHỖ CỦA NĨ?
Kỹ năng nhận thức, sắp xếp cùng loại, 4 - 5 tuổi
Mục đích: Cải thiện khả năng nhận biết các loại của trẻ.
Mục tiêu: Chọn một đồ vật khơng đúng chỗ của nó trong 3 đồ vật khác tạo thành một nhóm được
dễ dàng nhận biết.
Dụng cụ: 2 hộp kích cỡ trung bình, nhóm có 4 đồ vật nhỏ mà 3 trong số đó có chức năng hoặc đặc
thù tương tự (ví dụ táo, chuối, cam và xe tải).
Tiến trình:
- Bạn ngồi vào bàn với trẻ, đặt 4 đồ vật trước trẻ, chỉ cho trẻ làm thế nào để tìm ra một đồ vật để khơng đúng vị trí của nó giữa các đồ vật khác. Ví dụ để một trái táo, một trái chuối, một xe tải đồ chơi và một quả cam trước mặt trẻ. Bạn hỏi “cái gì khơng ở vị trí của nó?”. Bạn đảm bảo là trẻ quan sát bạn và bạn chỉ từng đồ vật riêng lẽ và nói “trái táo để ăn” “trái chuối để ăn” “trái cam
để ăn” “xe tải không phải để ăn”. Nếu cần bạn làm điệu bộ ăn với trái cây để chỉ cho trẻ xe tải thì khác.
- Bạn để trái cây trong một hộp và xe tải trong một hộp khác và nói “xe tải khơng phải để ăn ; khơng đúng vị trí của nó”.
- Sau khi đã làm mẫu cho trẻ bài tập này, bạn lặp lại tiến trình với 4 đồ vật khác. Ví dụ bạn đặt một bánh quy, bánh mì khơ, một miếng sơcơla và một quyển sách trên bàn. Bạn hỏi trẻ “cái gì khơng ở vị trí của nó?”.
- Nếu trẻ không chỉ quyển sách không đúng vị trí của nó hoặc trẻ chỉ quyển sách hoặc trẻ đưa quyển sách cho bạn, bạn quan sát lại với trẻ mỗi đồ vật. Bạn chỉ mỗi đồ vật và nói “bánh quy để ăn”, “sách khơng phải để ăn” “sơcơla để ăn” “bánh mì khơ để ăn” rồi hỏi lại trẻ “cái gì khơng ở vị trí của nó?”. Bảo trẻ đưa đồ vật khơng đúng loại và bỏ nó vào hộp. Và bảo trẻ để thức ăn vào hộp khác.
- Bạn cố gắng làm việc mỗi lần một loại với nhiều đồ vật khác nhau. Những loại khác có thể bao gồm quần áo, đồ chơi, dụng cụ vẽ. Cố gắng sử dụng những đồ vật mà trẻ nhận ra cho tới khi trẻ quen bài tập này.
Hình 6.6 – Cơ cấu bài tập dạy các loại