5 SẮP XẾP HÌNH ẢNH THEO THỨ TỰ THỜI GIAN –I

Một phần của tài liệu Những hoạt động dạy trẻ tự kỹ (Trang 108 - 111)

V PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY

18 5 SẮP XẾP HÌNH ẢNH THEO THỨ TỰ THỜI GIAN –I

Kỹ năng nhận thức, sắp xếp theo thứ tự thời gian, 4 - 5 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 4 - 5 TUỔI

Mục đích: Học sự liên tục thời gian và cải thiện sự hiểu biết những thói quen thường ngày.

Mục tiêu: Sắp xếp 3 hình ảnh chỉ những hoạt động thường ngày theo thứ tự trong đó các hoạt động

này được thực hiện trong ngày.

Dụng cụ: Hình ảnh (được cắt hoặc được vẽ) của trẻ thực hiện những hoạt động thường ngày, như

thức dậy, đi học, ăn tối hoặc đi ngủ.

Tiến trình:

- Chỉ những hình ảnh đặt theo thứ tự trong đó thứ tự những hoạt động được thực hiện theo thói quen trong ngày. Bạn nói “con nhìn, trước tiên con thức dậy” và chỉ cho trẻ hình ảnh tương ứng. Rồi bạn chỉ cho trẻ hình ảnh một người ăn sáng và nói “rồi con ăn sáng”. Cuối cùng bạn chỉ cho trẻ hình ảnh ngưới đi tới trường và nói “rồi con đi tới trường”.

- Khi bạn chắc chắn là trẻ đã nhìn 3 hình ảnh, bạn trộn lẫn những hình ảnh và đặt chúng trên bàn. Bạn nói “con nhìn, cái gì đi trước tiên?”. Bảo trẻ chỉ hình ảnh đúng bằng cách chỉ hoặc đưa cho bạn hình ảnh đó.

- Khi trẻ chỉ hình đúng, bạn nói “đúng rồi, trước tiên con thức dậy”.

- Lặp lại tiến trình đó với 2 hình khác bằng cách hỏi “con làm gì sau đó?”. Nếu trẻ đưa cho bạn hình khơng đúng, bạn chỉ cho trẻ những hình ảnh nối tiếp đúng theo thứ tự và giải thích.

- Bạn bắt đầu chỉ 3 hình và tăng số lượng hình khi trẻ thành thạo (chú ý hình ảnh phải rỏ và tượng trưng những hoạt động thường ngày mà trẻ biết)

186 - GHÉP NHỮNG PHẦN THÂN THỂ

Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ thụ cảm, 4 - 5 tuổi

PHỐI HỢP MẮT-BÀN TAY, TỰ CHỦ, 4 - 5 TUỔI

KHẢ NĂNG BẰNG LỜI, TỪ VỰNG, 2 - 3 TUỔI (KHÔNG BẮT BUỘC)

Mục đích: Cải thiện sự hiểu biết những khái niệm về thân thể. Mục tiêu: Ghép đúng những phần thân thể.

Dụng cụ: Giấy màu, kéo, bìa cứng. Tiến trình:

- Bạn cắt những miếng giấy tơ màu có hình dạng các phần khác nhau của thân thể. Lúc đầu bạn chỉ sử dụng 3 miếng tượng trưng cho đầu, thân và chân. Sau này khi trẻ khéo léo hơn, bạn thêm những phần mặt, bàn tay, bàn chân, v,v…

- Bạn nắm sự chú ý của trẻ và chỉ cho trẻ làm thế nào để phối hợp đúng những miếng hình dạng thân thể trên giấy cứng. Nêu tên mỗi phần khi bạn đưa phần đó gần đến.

- Bạn tháo gỡ hình ảnh đó ra và cho trẻ lắp ghép lại hình ảnh đó lần thứ hai.

- Giúp trẻ phối hợp 2 miếng đầu, rồi đưa cho trẻ miếng thứ ba và nói “con gắn miếng đó vào”.

- Nếu trẻ chưa sẵn sàng để miếng đó hoặc trẻ đặt khơng đúng, bạn hướng dẫn bàn tay trẻ về vị trí đúng.

- Lặp lại tiến trình này cho tới khi trẻ có thể tự xếp 3 phần vào đúng vị trí.

- Khi trẻ có khả năng làm xong hình ghép 3 mảnh không trợ giúp, bạn thêm dần nhiều phần thân thể hơn (chú ý nêu tên gọi mỗi phần thân thể khi trẻ đặt vào vị trí). Trẻ cần một thời gian để học tên gọi nhưng trẻ phải quen nghe những tên đó.

Hình 6.8 – Cắt hình người để ráp lại

187 - TRÁI NGHĨA CỦA TÍNH TỪ

Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ thụ cảm, 4 - 5 tuổi

CẢM NHẬN VỊ GIÁC, 2 - 3 TUỔI

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, SẮP XẾP CÙNG LOẠI, 2 - 3 TUỔI KỸ NĂNG NHẬN THỨC, ĐỌC, 4 - 5 TUỔI (KHƠNG BẮT BUỘC)

Mục đích: Cải thiện sự hiểu biết tính từ liên quan đến những kích thích khơng thấy và nhận biết

những trái nghĩa.

Mục tiêu: Nhóm những thức ăn khác nhau tùy theo vị “ngọt” hoặc “chua”.

Dụng cụ: Những thức ăn ngọt khác nhau (ví dụ sơcơla, bánh bít-quy, nước ngọt limơnát) và chua

khác nhau (ví dụ chanh nhỏ, chanh to), giấy, bút phớt nét to.

Tiến trình:

- Bạn chuẩn bị những giấy nhãn được ghi “ngọt” và “chua” và dán những giấy nhãn đó trên bàn. Đưa giấy nhãn đó cho trẻ và lặp lại các từ đó cho trẻ 3 hoặc 4 lần (bạn giữ những thức ăn trên đầu gối hoặc trong hộp để trẻ không lo ra).

- Bạn đưa thức ăn cho trẻ từng cái một. Khi trẻ đã nếm một thức ăn, bạn hỏi trẻ xem là chua hay ngọt. Bạn nói “ngọt” và bạn để một miếng giống thức ăn trên bàn sau giấy nhãn đúng.

- Hướng sự chú ý của trẻ về phía giấy nhãn và miếng thức ăn và bạn lặp lại “ngọt”.

- Lặp lại tiến trình này với những thức ăn khác, nhưng bạn nhờ trẻ đặt miếng thức ăn tương ứng vào giấy nhãn đúng.

- Khi tất cả những thức ăn được đặt vào bên phù hợp, bạn hỏi trẻ muốn thức ăn chua hay ngọt. (Bạn đừng để trẻ đưa tay về phía đồ vật trước khi trẻ nêu sự chọn lựa hoặc bằng cách chỉ một bên nào đó hoặc bằng cách đưa giấy nhãn lại gần)

- Giảm dần sự trợ giúp của bạn. Bạn đưa cho trẻ một thức ăn và bạn chỉ cho trẻ một thức ăn tương ứng. Bạn bảo trẻ chỉ bên nào phải để thức ăn đó.

188 - SẮP XẾP HÌNH ẢNH THEO THỨ TỰ THỜI GIAN – II

Kỹ năng nhận thức, sắp xếp theo thứ tự thời gian, 5 - 6 tuổi

KHẢ NĂNG BẰNG LỜI, ĐỐI THOẠI, 5 - 6 TUỔI (KHƠNG BẮT BUỘC)

Mục đích: Cải thiện sự hiểu biết liên tục thời gian và phát triển khái niệm thứ nhất, tiếp theo và

cuối cùng.

Mục tiêu: Sắp xếp 3 hình ảnh theo thứ tự một câu chuyện vừa được kể. Dụng cụ: Sách hình hoặc thẻ hình liên tiếp cho phép kể một câu truyện ngắn. Tiến trình:

- Bạn xé 3 hình trong sách truyện hình. Những hình ảnh phải rõ ràng tượng trưng những cảnh trong truyện và khơng phải là chuyện cổ tích. Bạn kể chuyện cho trẻ nghe và chỉ cho trẻ hình ảnh vào lúc thích hợp. (Bạn bảo đảm trẻ nhìn mỗi hình trước khi tiếp tục phần còn lại của câu chuyện)

- Bạn chỉ cho trẻ một chi tiết của hình để hướng sự chú ý của trẻ.

- Khi bạn đã chỉ cho trẻ 3 hình và kết thúc câu chuyện, bạn trộn lẫn các hình ảnh và đặt các hình đó khơng theo thứ tự.

- Bạn hỏi trẻ “hình nào đầu tiên?”, “hình nào kế tiếp?”, và “hình nào kết thúc?”

- Sau mỗi câu hỏi, giúp trẻ nhìn hình và chọn hình đúng. Khi trẻ có khả năng sắp xếp hình ảnh theo thứ tự đúng, bạn thử bảo trẻ sử dụng hình ảnh để kể lại một phần câu chuyện. (Bạn đừng lo lắng nếu trẻ cần một thời gian lâu để kể đầy đủ những chi tiết câu chuyện)

189 - HIỂU CÂU HỎI

Kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ thụ cảm, 4 - 5 tuổi

KỸ NĂNG NHẬN THỨC, SẮP XẾP CÙNG LOẠI, 2 - 3 TUỔI

Mục đích: Trả lời một loạt câu hỏi.

Mục tiêu: Chỉ đúng hình ảnh đáp ứng với câu hỏi ai, cái gì, ở đâu.

Dụng cụ: Hình ảnh đồ vật (trái bóng, xe hơi, giường), con thú (chó, ngựa, bị, mèo) và người (mẹ,

cha, em bé, lính cứu hỏa).

Tiến trình:

- Bạn chọn một hình ảnh cho mỗi nhóm và đặt những hình đó trên bàn trước trẻ. Bạn nắm sự chú ý của trẻ và đảm bảo trẻ nghe câu hỏi của bạn. Bạn dạy trẻ một từ trong câu hỏi theo thứ tự sau: ai, cái gì, ở đâu. Ví dụ: bạn đặt hình ảnh một người lớn, con bị, trái bóng, và hỏi trẻ “ai lái xe?”. Bạn giúp trẻ chọn hình đúng.

- Khi trẻ có thể chọn lựa đúng hình ảnh một người để trả lời câu hỏi “ai”, bạn qua từ câu hỏi tiếp theo “cái gì”.

- Bạn cầm hình ảnh cái xe, em bé và con chó, bạn hỏi “mẹ dẫn cái gì?”

- Khi trẻ có thể chọn lựa hình ảnh đúng cho 3 câu hỏi, bạn bắt đầu trộn lẫn các loại và xen kẽ câu hỏi. Ví dụ bạn chỉ cho trẻ hình ảnh trái bóng, lính cứu hỏa, con chó, cái giường và bạn hỏi trẻ “con ném gì?” “ai lái xe để chữa cháy?” và “con ngủ ở đâu?”.

- Nếu trẻ chọn thẻ sai, bạn lặp lại câu hỏi bằng cách nhấn mạnh những từ khóa. (chỉ giúp trẻ nếu thấy thật sự cần thiết)

Một phần của tài liệu Những hoạt động dạy trẻ tự kỹ (Trang 108 - 111)