VI I KHẢ NĂNG BẰNG LỜI
19 5 NHỮNG TỪ ĐẦU TIÊN
Khả năng bằng lời, luyện âm, 0 -1 tuổi
BẮT CHƯỚC ÂM THANH, 0 - 1 TUỔI
XÃ HỘI HÓA, TƯƠNG TÁC CÁ NHÂN, 0 - 1 TUỔI
Mục đích: Phát triển những âm bắt chước đến những từ có ý nghĩa. Mục tiêu: Dùng những từ đơn giản một cách biểu cảm và thích hợp. Dụng cụ: Bóng, bánh bít quy, búp bê.
Tiến trình:
- Những từ khởi đầu tốt nhất để dạy nói thường là “má” và “ba”. Cho trẻ ngồi trên đầu gối và đối diện với bạn. Nắm bắt sự chú ý của trẻ, bạn tự chỉ vào bạn và nói “má”. Bạn cầm bàn tay trẻ chỉ vào khuôn mặt của bạn và lặp lại từ đó nhiều lần.
- Bạn thưởng trẻ ngay khi trẻ có khuynh hướng nói từ đó. Khi trẻ cảm thấy thoải mái làm bài tập, bạn giảm dần sự can thiệp cho tới khi trẻ từ từ nói từ đó một cách rõ ràng hơn.
- Lặp lại tiến trình đó với từ “ba”.
- Những từ phù hợp tốt cho việc dạy khởi đầu là “kẹo”, “bóng”, “chó” và “ bé”. Điều quan trọng là mỗi lần bạn dạy các từ này phải có những đồ vật kết hợp với từ đó. Khi dạy những từ đầu tiên, chú ý chọn những từ có âm giống với từ đầu. Và chọn những từ có phụ âm đầu đơn giản mà bạn đã dạy trẻ ở bài tập trước (xem bài tập 192).
196 - CHÀO VÀ TẠM BIỆT
Khả năng bằng lời, từ vựng,1 - 2 tuổi
XÃ HỘI HÓA, TƯƠNG TÁC CÁ NHÂN, 1 - 2 TUỔI BẮT CHƯỚC VẬN ĐỘNG VÀ ÂM THANH, 1 - 2 TUỔI
Mục đích: Phát triển từ vựng thích hợp cho xã hội hóa.
Mục tiêu: Làm một cử chỉ hoặc nói “chào” và“tạm biệt” một cách độc lập đúng lúc. Dụng cụ: Khơng có.
Tiến trình:
- Khi bạn vào phòng hoặc ra khỏi phòng của trẻ, bạn nắm cơ hội để dạy trẻ chào và chào tạm biệt. Mỗi lần bạn vào phòng trẻ, bạn đưa tay mỉm cười và nói “chào con”. Khi bạn ngồi với trẻ trong phịng và có ai vào phịng trẻ, bạn giúp trẻ ra dấu hiệu chào và động viên trẻ ngay khi trẻ cố gắng phát âm “chào”.
- Lặp lại tiến trình này với “chào tạm biệt”. Mỗi khi rời phịng, bạn nói “chào tạm biệt con” và ra dấu tạm biệt. Bạn đảm bảo là trẻ nhìn bạn trước khi bạn ra khỏi phịng. Nếu trẻ khơng phát âm hoặc khơng làm dấu hiệu, bạn lấp ló ngồi cửa và tiếp tục ra dấu tạm biệt và nói “chào con”. Nếu trẻ khơng bắt chước điệu bộ cũng không bắt chước âm, bạn nhờ người thứ ba ngồi cạnh trẻ và giúp trẻ bắt chước dấu hiệu chào khi một người nào vào phòng và dấu hiệu tạm biệt khi một người ra khỏi phòng.
197 - NÓI TÊN CỦA TRẺ
Khả năng bằng lời, từ vựng,1 - 2 tuổi
KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 1 -2 TUỔI XÃ HỘI HÓA, TƯƠNG TÁC CÁ NHÂN, 1 - 2 TUỔI
Mục đích: Cải thiện ngơn ngữ biểu cảm và khái niệm đồng nhất. Mục tiêu: Nói về chính mình bằng cách xưng tên.
Dụng cụ: Cái gương. Tiến trình:
- Một khi trẻ cảm nhận được tên trẻ, bạn bắt đầu động viên trẻ nói tên của mình (xem bài tập 159).
- Cho trẻ đứng trước gương và chỉ cho trẻ hình ảnh của nó, bạn lặp lại nhiều lần tên trẻ và hướng dẫn trẻ dùng ngón tay chỉ vào trẻ và chỉ vào hình ảnh trẻ. Bạn hỏi “Ai đây? Đó là con (nêu tên của trẻ, ví dụ Tiến)”.
- Lặp lại nhiều lần tiến trình này và trước khi nêu tên trẻ, bạn ngập ngừng và nói “Ai đây? Đó là T…”.Bạn bắt đầu nêu âm đầu tên của trẻ nhưng đừng nói hết tên để trẻ có khuynh hướng nói ra tên của trẻ.
- Động viên trẻ ngay khi trẻ có khuynh hướng nêu tên trẻ. - Giảm dần sự gợi ý ban đầu.
- Khi bạn dạy trẻ khái qt hố tên trẻ mà trẻ khơng đứng trước gương, điều quan trọng là trong ngày, bạn cho trẻ nhiều cơ hội khác nhau để nói tên trẻ. Cơ hội tốt là bữa ăn tối, ngồi vào bàn, mọi người nói tên mình và chỉ vào mình. Đến phiên trẻ, bạn chỉ giúp trẻ khi trẻ cần.
198 - TIẾNG ĐỘNG NGỌAI CẢNH
Khả năng bằng lời, luyện âm,1 - 2 tuổi
KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 1 -2 TUỔI BẮT CHƯỚC ÂM THANH, 1 - 2 TUỔI
XÃ HỘI HÓA, TƯƠNG TÁC CÁ NHÂN, 1 - 2 TUỔI
Mục đích: Cải thiện luyện âm độc lập và phát triển khả năng trò chơi tốt hơn. Mục tiêu: Tự phát làm nhiều tiếng động khác nhau của con thú và của ngoại cảnh. Dụng cụ: Xe hơi, máy bay, chó nhồi bơng, mèo nhồi bơng
Tiến trình:
- Khi trẻ có thể bắt chước tiếng động các đồ vật khơng trợ giúp (xem bài tập 13), bạn dạy trẻ cảm thụ những âm thanh này và sử dụng nó một cách biểu cảm.
- Bạn để chó nhồi bơng và chiếc xe trên bàn trước mặt trẻ và nói “con đưa cho cơ cái gì mà nó kêu ủn-ủn-ủn…”. Nhấn mạnh âm thanh.
- Khi trẻ đưa cho bạn chiếc xe, bạn nói “giỏi lắm”, rồi bạn hỏi trẻ “xe kêu như thế nào?”. Kích động trẻ bằng cách bạn phát ra âm thanh nếu trẻ cần.
- Lặp lại bài tập với một cặp đồ vật thứ hai có tiếng động đặc biệt.(Chú ý những tiếng động này trẻ đã học bắt chước rồi).
199 - ĐỘNG TỪ
Khả năng bằng lời, từ vựng,1 - 2 tuổi
KỸ NĂNG NHẬN THỨC, NGÔN NGỮ THỤ CẢM, 1 -2 TUỔI
Mục đích: Phát triển sự hiểu biết và cách sử dụng động từ và tăng khả năng ngôn ngữ biểu cảm. Mục tiêu: Dùng đúng và một cách độc lập những động từ đơn giản.
Dụng cụ: Hình ảnh những người chăm lo cơng việc thường ngày. Tiến trình:
- Bạn ngồi vào bàn trước mặt trẻ, chỉ cho trẻ hình một người hịan tất một hành động rõ ràng và đơn giản mà trẻ nhận ra. Ví dụ bạn chỉ cho trẻ hình ảnh một người đi dạo hoặc chạy và nói “Con nhìn, người đàn ông chạy”. Bạn nhấn mạnh rõ ràng động từ để trẻ hiểu điều ta muốn nhấn mạnh trong bài học.
- Bạn lặp lại câu “người đàn ông chạy” nhiều lần, mỗi lần nhấn mạnh động từ rồi bạn hỏi lại trẻ “Người đàn ơng làm gì?”
- Thưởng trẻ liền khi trẻ thử nói “chạy” hoặc nói từ gì gần với từ đúng.
- Lặp lại nhiều lần bài tập với những hình ảnh khác, nhân vật hòan tất những hành động đơn giản và nhận biết một cách rõ ràng. Những động từ nên dạy lúc đầu là “ngồi”, “ăn”, “ngủ”, “chạy”, “nhảy”.
- Khi trẻ thành thạo, động viên trẻ nói từ đầy đủ một cách rõ ràng hơn. Nắm bắt tất cả các cơ hội trong ngày để tăng thêm kiến thức của trẻ về biểu lộ cũng như về nhận thức các động từ. Ví dụ khi trẻ chạy, bạn hỏi: “Con làm gì?” hoặc “Con biểu diễn cho cơ con chạy”.
- Nếu một người chạy bộ dọc theo nhà bạn hoặc dọc theo trường học, bạn chỉ người đó cho trẻ và hỏi: “người đó làm gì?”. Lúc đầu bạn giới hạn số động từ bạn dạy trẻ 2 hoặc 3 động từ. Bạn tăng dần số lượng cho đến 5. Bạn luôn chú ý củng cố những động từ mà trẻ đã học ở tiết trước.