Cấu tạo của cơ quan thị giác

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC (Trang 31 - 32)

II. ĐẶC ĐIỂM CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH CỦA TRẺ A Cơ quan phân tích thị giác

1. Cấu tạo của cơ quan thị giác

- Bộ phận nhận cảm: cơ quan thụ cảm thị giác (cầu mắt). - Bộ phận dẫn truyền: dây thần kinh thị giác.

- Bộ phận trung ương: vùng thị giác trên vỏ não.

Mắt có cấu tạo rất phức tạp. Mắt được xương sọ bảo vệ. Mắt có hình cầu, cầu mắt nằm trong hố mắt và được cấu tạo từ 3 lớp màng.

+ Màng cứng (củng mạc): ở ngồi cùng, dày. Phía trứơc của màng cứng trở nên trong suốt, lồi ra và tạo thành giác mạc (lịng trắng)

+ Phía trong màng cứng có một lớp màng gọi là màng mạch, có nhiều mạch máu và sắc tố.

 Phần trước của màng mạch tạo thành mống mắt (lịng đen)

 Giữa lịng đen có một lỗ nhỏ gọi là đồng tử (con ngươi) để cho ánh sáng đi vào

trong cầu mắt.

 Phía sau mống mắt có một thể trong suốt giống như một thấu kính lồi 2 mặt được

gọi là thể thuỷ tinh.

 Khoảng trống giữa giác mạc và mống mắt được gọi là phòng trước của mắt.  Khoảng trống giữa thể thuỷ tinh và mống mắt được gọi là phòng sau của mắt.

 Trong lòng mắt chứa đầy một chất như keo, trong suốt gọi là thể pha lê.

+ Màng trong cùng của mắt là màng võng (võng mạc) có cấu tạo phức tạp gồm những tế bào thần kinh: tế bào hình que và tế bào nón là các tế bào thụ cảm ánh sáng. Màng võng là khởi điểm của dây thần kinh thị giác và gồm các cơ quan thu nhận kích thích ánh sáng.

+ Phía sau màng võng có hai cấu tạo đặc biệt:

 Chỗ vào dây thần kinh thị giác là một điểm màu nhạt, có đường kính khoảng

1,8mm, khơng có tế bào cảm quang gọi là điểm mù.

 Cách điểm mù khoảng 4mm về phía trung tâm của mắt có một vùng nhìn rõ nhất

được gọi là điểm vàng, có rất nhiều tế bào hình nón. Tại phần trung tâm điểm vàng có một điểm lõm xuống gọi là hốc trung tâm (hố giữa) chứa tồn tế bào hình nón.

Các phần phụ của mắt:

- Lơng mày: để cản mồ hôi từ trên trán xuống mắt. - Mi mắt và lông mi: để che chở và bảo vệ mắt.

- Tuyến lệ để tiết nước mắt làm ướt màng giác, rửa sạch bụi, diệt vi khuẩn khi vào mắt. - Cơ vận động mắt giúp cho mắt cử động.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC (Trang 31 - 32)