II. ĐẶC ĐIỂM CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH CỦA TRẺ A Cơ quan phân tích thị giác
3. Đặc điểm thị giác của trẻ
3.1. Cấu tạo
- Cầu mắt trẻ em tương đối lớn hơn so với người lớn, màng cứng và màng võng mỏng hơn nhưng giác mạc lại dày hơn, chiều dài cầu mắt của trẻ sơ sinh là 16mm, trọng lượng 3g nhưng đến 20 tuổi là 23mm và nặng 8g.
- Ở trẻ sơ sinh và trong những năm đầu lịng đen chứa ít sắc tố màu mắt của trẻ hơi xanh xám. Khoảng 10 -12 tuổi có màu cuối cùng của mống mắt.
- Thủy tinh thể của trẻ có khả năng đàn hồi lớn nhưng mức độ hội tụ kém, do đó trẻ thường nhìn xa.
- Khối lượng mắt của trẻ nhỏ chỉ nặng từ 2 – 4g (người lớn 6 – 8g). Khi trẻ 3 – 4 tuổi khối lượng mắt gần bằng mắt người lớn.
2.2. Sinh lý
- Ở trẻ sơ sinh các vận động của mắt không phụ thuộc vào nhau, trẻ chỉ mở mắt ra một thời gian ngắn trong ngày, thường mắt này mở thì mắt kia đóng.
- Khả năng tập trung nhìn vào một đối tượng được hình thành từ tháng thứ 2 trở đi.
- Sang tháng thứ 3, 4, 5 đã có hình thức đầu tiên của sự tri giác bằng thị giác, trẻ đã phân biệt được các vật thể theo hình dáng, kích thước và màu sắc, trẻ đã có khả năng theo dõi được vật di chuyển chậm.
- Trẻ 6 tháng nhận nhận được sự khác nhau giữa người lạ và người quen. - Trẻ 12 tháng nhận dạng được đồ vật
- Năng lực nhận ra các đồ vật theo hình ảnh của chúng trên giấy thường xuất hiện ở trẻ 3 tuổi, lúc này trẻ nhận biết được một số màu cơ bản (đỏ, xanh, vàng, đen, trắng). Trẻ 5 tuổi có khả năng phân biệt được một số màu trung gian.
- Mắt trẻ em có khả năng điều tiết lớn hơn so với mắt người lớn do thể thuỷ tinh của trẻ em rất đàn hồi.
- Độ tinh của mắt tăng theo tuổi và thị giác nổi cũng được cải thiện theo tuổi
Thị giác nổi (chiều sâu) biến đổi mạnh nhất 9 – 10 tuổi, đạt tối ưu lúc 17 – 22 tuổi, trẻ 7 – 8 tuổi kém người lớn 7 lần.
- Trường thị giác phát triển mạnh ở tuổi mẫu giáo, 7 tuổi đạt 80% trường nhìn của người lớn, 6 tuổi trường nhìn của em trai lớn hơn em gái, 7 – 8 tuổi thì ngược lại, sau đó ngang nhau, 13 – 14 tuổi thì trường nhìn của em gái lớn hơn em trai.
Trường thị giác có liên quan đến lượng thơng tin mà trẻ tiếp nhận. Do đó, liên quan đến khả năng học tập của trẻ.