II. ĐẶC ĐIỂM CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH CỦA TRẺ A Cơ quan phân tích thị giác
3. Đặc điểm thính giác của trẻ
3.1. Cấu tạo
- Loa tai của trẻ mới sinh rất lớn: chiều dài chỉ kém 2 lần chiều dài loa tai người lớn, chiều rộng gần bằng chiều rộng loa tai người lớn. Loa tai tiếp tục lớn trong 2 – 3 năm đầu, sau đó chậm lại.
- Chiều dài vách trên của ống tai ngoài khoảng 15mm, vách dưới 8mm. Phần giữa của ống tai hẹp, dạng khe hở. Ong tai ngoài lớn lên về chiều dài cũng như về chiều rộng rất nhanh trong năm đầu, sau chậm lại và đến 6 tuổi thì đạt tới kích thước như ở người lớn.
- Ở trẻ sơ sinh màng nhĩ được phủ một lớp biểu mơ dầy hơn người lớn, có tác dụng làm giảm cường độ các dao động âm thanh của màng nhĩ.
- Vòi tai của trẻ sơ sinh ngắn hơn và rộng hơn so với người lớn và gần như nằm ngang, không uốn cong làm cho khơng khí tràn vào khoang tai giữa dễ dàng hơn. Bên trong của vòi tai dần dần hẹp lại, đến 6 tuổi thì nhỏ bằng của người lớn nhưng tiếp tục dài ta cho đến 15 – 18 tuổi.
3.2. Sinh lý
- Trẻ có phản ứng với âm thanh (giật mình khi có tiếng động), có khả năng tiếp nhận những âm thanh có tần số cao hơn người lớn (32000Hz). Song khả năng thu âm thanh chưa tốt vì tai trong và tai giữa của trẻ còn chứa đầy dịch nhầy (nielic) chưa được thay thế hồn tồn bằng khơng khí.
- Từ tuần thứ 2 đến tuần tuần thứ 3 ở trẻ xuất hiện sự tập trung thính giác đầu tiên. - Cuối tháng thứ 2 và đầu tháng thứ 3 dần phân biệt được các âm thanh.
- Tháng thứ 5, trẻ phân biệt được âm thanh có độ cao khác nhau, phân biệt âm thanh của giọng nói, nhận biết được tiếng của mẹ. Từ đó trẻ phân biệt được tiếng của người lạ và người quen.
- Từ tháng thứ 7, sự tinh xác của thính giác ở trẻ hầu như tương đương với tiêu chuẩn của người lớn.
- Trẻ 12 tháng có thể phân biệt được âm sắc, có khả năng tập trung thính giác (chú ý nghe một lát)
- Trẻ 18 tháng thích nghe hát và âm nhạc.
- Trẻ 30 tháng thích nghe và hiểu được những chuyện đơn giản. - Trẻ 36 tháng có thể phân biệt được giai điệu của bài hát. - Đến 12 tuổi bộ máy thính giác mới phát triển đầy đủ.
tuổi.