Cấu tạo của cơ quan phân tích thính giác

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC (Trang 36 - 37)

II. ĐẶC ĐIỂM CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH CỦA TRẺ A Cơ quan phân tích thị giác

1. Cấu tạo của cơ quan phân tích thính giác

Cơ quan phân tích thính giác gồm ba phần:

- Phần ngoại biên gồm: bộ phận định hướng và thu nhận âm thanh (tai ngoài); cơ quan truyền âm thanh (tai giữa); cơ quan tiếp nhận và bước đầu phân tích âm thanh (tai trong – ốc tai và cơ quan coocti).

- Bộ phận dẫn truyền: dây thần kinh thính giác.

- Bộ phận trung ương: vùng thính giác trên vỏ não thuộc thùy thái dương.

1.1. Tai ngoài

Gồm vành tai và ống tai:

- Vành tai làm nhiệm vụ thu tiếng động và định hướng âm thanh.

- Ống tai ngoài dài khoảng 3cm làm nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh từ bên ngoài vào tai trong. Đầu trong của nó được bịt kín bằng một lớp màng gọi là màng nhĩ. Trên thành ống tai có nhiều lơng nhỏ, trong thành dày của ống có các tuyến ráy tiết ra một loại keo dính màu vàng và có lơng bao phủ, nhờ vậy bảo vệ khơng cho các vật thể lạ lọt sâu vào trong tai.

1.2. Tai giữa

- Tai giữa nằm trong xoang của xương thái dương, có một lớp màng bao phủ. Tai giữa được ngăn cách với tai ngoài qua màng nhĩ.

- Màng ngăn tai giữa và tai trong có lỗ hình bầu dục được gọi là cửa sổ bầu dục.

- Trong khoang tai giữa có 3 xương tai: xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Nhờ có hệ thống các xương tai mà cường độ âm thanh được tăng lên gấp 20 lần (do tăng áp lực trên màng cửa sổ bầu dục)

- Khoang tai giữa thông với hầu bằng ống ơxtat. Nhờ ơxtat mà áp suất khơng khí ở tai ngồi và tai giữa tác động lên màng nhĩ cân bằng nhau.

1.3. Tai trong

- Tai trong gồm mêlộ xương và mêlộ màng. Mêlộ xương là một lớp vỏ bao quanh mêlộ màng. Phần nằm giữa chúng tạo thành một khe có chứa chất dịch được gọi là ngoại dịch. Phía bên trong của mêlộ màng cũng có một chất dịch được gọi là nội dịch.

- Mê lộ xương gồm có: tiền đình, ốc tai và ống bán khuyên.

- Trong ốc tai có cơ quan coocty thu nhận âm thanh. Cơ quan coocti gồm:

+ Màng cơ sở: Có khoảng 24000 sợi dây mảnh, căng theo kiểu dây đàn tranh. Mỗi dây nối với một sợi dây TK thính giác. Các sợi này tạo thành dây TK thính giác.

+ 5 hàng TB thính giác, có khoảng 23000 tế bào.

+ Màng mái: chạy dọc ốc tai và phủ trên các tế bào thính giác. + Hạch coocti.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w