Sự tạo thành và bài xuất nước tiểu

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC (Trang 63 - 64)

D. Hệ tiêu hoá

2.Sự tạo thành và bài xuất nước tiểu

2.1. Sự tạo thành nước tiểu

- Do áp suất máu trong quản cầu Mapoghi lớn hơn áp suất trong nang Bowman nên nước và các chất hòa tan trong nước thấm qua thành mạch sang nang Bowman tạo thành nước tiểu loạt một có thành phần gần giống huyết tương.

- Trong nước tiểu loạt 1 có glucoz, ure, axit ure, clo,… và các phân tử protein đơn giản.

2.1.2. Sự lọc nước tiểu ở thận

Khi nước tiểu loạt một chảy qua ống thận đã xảy ra quá trình tái hấp thu phần lớn nước và nhiều chất khác. Một số chất không được tái hấp thu (urê, axit uric, phenol và một số muối) không được tái hấp thu cùng với một số nước còn lại tạo thành nước tiểu loạt hai (nước tiểu chính thức) đổ vào ống góp chung. Các chất như glucơz, axit amin được tái hấp thu hồn tồn nên khơng có trong nước tiểu chính thức. Nhưng khi nồng độ của chúng trong máu vượt quá giới hạn cho phép (cao hơn 180mg/100g nước tiểu) thì glucơz khơng được hấp thụ hồn tồn nên trong nước tiểu có đường.

2.2. Sự bài xuất nước tiểu

Nước tiểu chảy xuống bàng quang nhờ nhu động của hai niệu quản, cổ bàng quang có cơ thắt trơn ở phía trên và cơ thắt vân ở phía dưới. Các cơ này chịu sự chi phối của trung ương thần kinh. Khi nước tiểu chứa đầy bàng quang làm căng bàng quang, kích thích cơ quan thụ cảm làm xuất hiện xung động thần kinh truyền về trung khu phản xạ tiểu ở tủy sống gây phản xạ tiểu. Trung khu ở tủy sống lại chịu ảnh hưởng của các trung khu cao hơn như hành tủy, não giữa và vỏ não.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC (Trang 63 - 64)