Cấu tạo hệ tuần hoàn

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC (Trang 51 - 52)

II. CẤU TẠO, CHỨC NĂNG VÀ VỆ SINH BẢO VỆ CÁC HỆ CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ

1. Cấu tạo hệ tuần hoàn

1.1. Tim

- Tim nằm trong lồng ngực hơi lệch về trái, được bao bọc bởi màng tim.

- Tim có hình nón, đáy hướng lên trên, đỉnh quay xuống dưới. Tim người bằng khoảng nắm tay trái của chính mình, thường tim của nam nặng hơn tim của nữ. Đối với người Việt Nam trưởng thành tim của nam khoảng 267g, nữ khoảng 240g.

- Tim là một túi cơ rỗng, có vách ngăn thành hai nửa: nửa phải chứa máu tĩnh mạch, nửa trái chứa máu động mạch. Mỗi nửa lại chia ra 2 ngăn: ngăn trên là tâm nhĩ, ngăn đưới là tâm thất. Giữa tâm thất và tâm nhĩ có van: van nhĩ thất 2 lá ở bên trái, van nhĩ thất 3 lá ở bên phải. Giữa tâm thất trái với động mạch chủ và tâm thất phải với động mạch phổi có van bán nguyệt.

- Thành của tim gồm 3 lớp. Ngoài cùng là màng liên kết, ở giữa là lớp cơ dày, trong cùng là lớp mô gồm những tế bào dẹt. Thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất, thành của tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải.

1.2. Hệ mạch

1.2.1. Động mạch

- Động mạch là mạch máu dẫn vận chuyển máu từ tim đến các tế bào - Gồm có:

+ Động mạch chủ, xuất phát từ tâm thất trái phân thành các động mạch nhỏ tới các cơ quan trong cơ thể.

- Động mạch có thành dày và được tạo bởi 3 lớp: lớp sợi xốp , lớp cơ trơn và lớp nội mơ. Máu chảy trong động mạch liên tục vì động mạch có tính chất co thắt và đàn hồi.

- Khi tim co bóp tạo nên một lực đẩy máu vào động mạch, khi máu chảy trong động mạch lại chịu sức cản của mạch máu. Lực đẩy của máu thắng lực cản của mạch với tốc độ nhất định gọi là huyết áp. Huyết áp tối đa do lực co bóp của tim tạo nên (HA tâm thu trung bình 90 -100 mHg). Huyết áp tối thiểu (HA tâm trương trung bình 50 -70 mHg).

1.2.2. Tĩnh mạch

- Tĩnh mạch là các mạch máu dẫn máu từ tế, mô về tim. Tĩnh mạch được bắt nguốn từ mao mạch, cành về tim tĩnh mạch càng lớn.

- Thành của tĩnh mạch được cấu tạo tương tự như động mạch nhưng mỏng hơn. Điểm khác nhau cơ bản giữa động mạch và tĩnh mạch là lớp giữa của động mạch rất dầy cịn lớp giữa của tĩnh mạch có cấu tạo rất đơn sơ, mỏng manh nên hầu như khơng có khả năng co bóp và đàn hồi.

- Trong lịng các tĩnh mạch có các van có tác dụng hướng cho máu chảy theo một chiều về tim.

1.2.3. Mao mạch

- Mao mạch là những mạch máu nhỏ, đều, nối động mạch với tĩnh mạch.

- Mao mạch dài khoảng 0,3 mm, đường kính 8 µm, chỉ vừa đủ một hồng cầu đi lọt.

- Thành của mao mạch rất mỏng, chỉ dày khoàng 2 µm, trên thành có nhiều lỗ nhỏ và các túi ẩm bào nên quá trình trao đổi chất diễn ra dễ dàng.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w