D. Hệ tiêu hoá
1. Cấu tạo cơ quan bài tiết
1.1. Thận
- Hai quả thận nằm ở hai bên của cột sống, hình hạt đậu. - Thận gồm hai phần:
+ Bể thận: là một xoang rỗng màu trắng là nơi chứa nước tiểu từ các ống thận đổ vào. + Phần còn lại gồm hai lớp: bên ngồi là lớp vỏ có màu đỏ thẫm, có nhiều mao mạch và các cấu trúc hình hạt gọi là cầu thận; bên trong là lớp tủy màu nhạt hơn do các ống thận tạo thành hình tháp.
- Bộ phận lọc nước tiểu trong thận gọi là đơn vị thận. Mỗi quả thận có khoảng 1 triệu đơn vị thận. Mỗi đơn vị thận gồm một cầu thận, ống thận và hệ thống mao mạch.
- Cầu thận có:
+ Nang Bowman là một khoang rỗng bao bọc quản cầu và thông với ống thận.
+ Quản cầu Malpighi là một túi mao mạch hình cầu, đường kinh khoảng 0,2 mm nằm trong nang Bowman.
- Ống thận gồm: ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa.
- Ống góp nhận nước tiểu từ các đơn vị thận đổ tới, nhiều ống góp tạo thành bó tháp thận đổ nước tiểu vào bể chứa thận.
1.2. Bàng quang
- Là một túi rỗng nằm o83 phía dưới của xoang bụng, trước trực tràng.
- Thành bàng quang có 3 lớp: lớp mơ liên kết, lớp cơ trơn và lớp niêm mạc làm cho bàng quang rất bền và có khả năng đàn hồi.
- Cổ bàng quang dài 2 -3 cm, được cấu tạo bởi cơ thắt trơn ở phía trên và cơ thắt vân ở phía dưới. Bình thường cơ thắt trơn co nên nước tiểu khơng chảy qua được, chỉ khi bàng quang đã đầy, áp lực của nước tiểu tăng cao thắng sức co của cơ thắt trơn thì nước tiểu mới có thể thốt ra ngồi. Cơ thắt vân chịu sự chi phối của vỏ não nên có thể hoạt động theo ý muốn.
1.3. Đường dẫn nước tiểu
- Ống dẫn nước tiểu (niệu quản) dài khoảng 20cm, chạy từ bể thận đến bàng quang. Gồm 3 lớp: màng liên kết, các sợi chun và lớp niêm mạc.
- Ống dẫn đái (niệu đạo)
+ Ở nam, ống dẫn đái xuất phát từ đáy của bàng quang, khi đến tuyến tiền liệt nó nhập với ống dẫn tinh và chạy dọc dương vật. Tận cùng của dương vật là quy đầu, giữa quy đầu có lỗ tiểu tiện.
+ Ở nữ, ống dẫn đái xuất phát từ đáy của bàng quang chạy trong hố chậu và kết thúc ở âm hộ. Lỗ tiểu tiện nằm giữa âm vật và cửa âm đạo.