Các biện pháp đề phòng sự sai lệch tư thế ở trẻ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC (Trang 50 - 51)

II. CẤU TẠO, CHỨC NĂNG VÀ VỆ SINH BẢO VỆ CÁC HỆ CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ

3.Các biện pháp đề phòng sự sai lệch tư thế ở trẻ

3.1. Tư thế và các loại tư thế

3.1.1. Khái niệm tư thế

Tư thế là phong thái quen thuộc khi ngồi, đứng, đi, nó bắt đầu được hình thành từ rất sớm.

3.1.2. Các loại tư thế

- Tư thế bình thường: + Đặc trưng:

 Độ cong tự nhiên của cột sống.

 Hai xương bả vai nằm cân xứng nhau.

 Hai vai mở rộng, chân thẳng, vịm gan bàn chân phát triển bình thường.

+ Là tư thế thuận lợi nhất đối với bộ máy vận động cũng như toàn bộ cơ thể thực hiện các chức năng vận động.

- Tư thế khơng bình thường:

+ So vai: do hệ cơ phát triển kém (nhất là cơ lưng). Đầu và cổ hơi ngả về trước, lồng ngực lép, vai nhơ ra trước, bụng phình to.

+ Gù lưng: do các cơ phát triển yếu, các dây chằng kém đàn hồi. Độ cong của cột sống ở vùng lưng tăng lên.

+ Ưỡn bụng: do cột sống ở vùng hơng cong nhiều về phía trước. Độ co cơ bị giảm. + Vẹo lưng: do vai, các cơ xương bả vai và thân hình khơng cân xứng.

3.2. Các biện pháp đề phịng sự sai lệch tư thế ở trẻ

- Cho trẻ ăn uống đủ chất, đủ lượng và phù hợp với lứa tuổi giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, tránh bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.

- Rèn luyện tư thế bằng thể dục, lao động chân tay và các trò chơi vận động. - Tránh các sai lệch về tư thế bằng các phương tiện và chế độ sinh hoạt hợp lý. - Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ ngồi học, ngồi ăn đúng tự thế bằng các biện pháp.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC (Trang 50 - 51)