1. Cơ quan phân tích khứu giác
1.1. Cấu tạo cơ quan phân tích khứu giác
Cơ quan phân tích khứu giác gồm có:
- Bộ phận thụ cảm khứu giác: gồm các nơron khứu giác nằm trong màng nhầy của khoang mũi. Nơron này hình bầu dục, có 2 tua: tua ngồi có chức năng tiếp nhận các kích thích hố học (những phân tử của các chất bay hơi có trong khơng khí) do ta hít vào.
- Bộ phận dẫn chuyền: dây thần kinh khứu giác do tua trong của nơron khứu giác tạo thành, giữ nhiệm vụ truyền các xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về não.
- Bộ phận trung ương: vùng khứu giác của não làm nhiệm vụ phân tích các tín hiệu truyền về giúp ta nhận biết được mùi.
1.2. Đặc điểm cơ quan phân tích khứu giác ở trẻ
- Ở trẻ, khoang mũi nhỏ và hẹp, được phủ bởi một lớp niêm mạc mịn, mỏng và có nhiều mạch máu, do đó cảm giác kứu giác cịn kém.
- Khi trẻ 6 tuổi, độ nhạy cảm khứu giác tăng cao, sau đó giảm sút. - Ở tuổi học sinh cảm giác khứu giác nhạy hơn so với người lớn.
2. Cơ quan phân tích vị giác
2.1. Cấu tạo cơ quan phân tích vị giác
Cơ quan phân tích vị giác gồm các bộ phận sau:
- Bộ phận thụ cảm nằm rải rác trên bề mặt lưỡi. Các cơ quan thụ cảm vị giác gọi là chồi vị giác. Các cơ quan thụ cảm vị giác cho ta cảm giác về các chất hoà tan.
- Bộ phận dẫn chuyền: dây thần kinh vị giác, giữ nhiệm vụ truyền những xung thần kinh từ bộ phận thụ cảm khi bị kích thích bởi thức ăn về não.
- Bộ phận trung ương: vùng vị giác ở não, làm nhiệm vụ phân tích những cảm giác nhận được giúp ta xác định được vị của thức ăn.
2.2. Đặc điểm cơ quan phân tích vị giác của trẻ
- Trẻ sơ sinh đã có khả năng phân biệt đắng, mặn, chua, ngọt nhưng độ nhạy cảm vị giác không cao.
- 6 tuổi độ nhạy cảm vị giác đạt tới mức gần như người lớn.
3. Cơ quan phân tích xúc giác
3.1. Cấu tạo cơ quan phân tích xúc giác
- Cơ quan phân tích xúc giác bao gồm bộ phận thụ cảm ở da, dây thần kinh cảm giác và vùng cảm giác ở vỏ não.
- Bộ phận thụ cảm ở da gồm có nhiều loại: bộ phận thụ cảm về áp lực, về tiếp xúc, về nóng lạnh, về đau đớn.
+ Bộ phận thụ cảm về áp lực, về tiếp xúc giúp ta nhận biết được hình dạng, sức nặng và độ lớn của vật, tính chất bề mặt ngồi của vật.
+ Bộ phận thụ cảm nóng lạnh (cơ quan thụ cảm nhiệt độ) cho ta cảm xúc về mức độ nóng, lạnh của nước, khơng khí và các vật xung quanh.
+ Bộ phận thụ cảm về đau đớn cho ta cảm giác về đau đớn do những kích thích nhiệt, hố học, cơ học tác động lên da thịt.
3.2. Đặc điểm cơ quan phân tích xúc giác ở trẻ
Cảm giác xúc giác của trẻ được tăng dần theo lứa tuổi và phụ thuộc vào sự luyện tập của trẻ.
- Trẻ sơ sinh có phản ứng khi chạm nhẹ vào chân.
- Trẻ 3 – 4 tháng muốn sờ đến những đồ vật để trước mặt.
- Trẻ 5 – 5 tháng biết dùng tay để xem xét các đồ vật xung quanh. - Trẻ 8 – 9 tháng có khả năng cầm nắm bằng tay.
- Trẻ 1 tuổi biết vỗ tay, dùng tay chỉ vào đồ vật. - Trẻ 2 tuổi đã biệt sợ lửa, sợ nóng.
- Trẻ 3 tuổi có thể phân biệt được nóng, lạnh.
- Trẻ 4 tuổi nhận biết được đồ vật bằng tay mà khơng cần nhìn. - Trẻ 5 tuổi phân biệt được hình dạng của vật.
- Trẻ 6 tuổi phân biệt được tính chất của đồ vật bằng cách sờ.
E. Sự tác động lẫn nhau của các cơ quan phân tích
Các cơ quan phân tích có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự kích thích một cơ quan phân tích này có ảnh hưởng đến hưng tính của cơ quan phân tích kia. Sự tác động phối hợp nhiều giác quan có ý nghĩa quan trọng trong q trình giáo dục trẻ và của việc giáo dục vệ sinh các giác quan cho các cháu.
Câu hỏi thảo luận
Cận thị học đường: thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp phòng chống. Thực trạng: theo lứa tuổi, vùng, giới tính
Câu hỏi ơn tập
1. Thế nào là cơ quan nhận cảm, cơ quan phân tích?
2. Nêu đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ quan phân tích thị giác? Phân tích đặc điểm lứa tuổi về thị giác trẻ em và biện pháp vệ sinh bảo vệ mắt? Để tránh tình trạng cận thị học đường như hiện nay chúng ta cần có những biện pháp nào?
3. Nêu đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ quan phân tích thính giác? Phân tích đặc điểm lứa tuổi về thính giác trẻ em và biện pháp vệ sinh bảo vệ tai.
CHƯƠNG IV: ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 8 tiết (4, 4) 8 tiết (4, 4)
A. Mục tiêu:1. Kiến thức 1. Kiến thức
- Trình bày một số đặc điểm giải phẫu sinh lý của học sinh tiểu học. - Nắm được cấu tạo, chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ em.
2. Kỹ năng
- Biết cách chăm sóc và vệ bảo vệ các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ. - Vận dụng kiến thức vào giảng dạy môn TNXH và khoa học ở tiểu học
3. Thái độ
Chú ý bảo vệ các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ. Có ý thức giáo dục giới tính cho trẻ.
B. Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, xêmina, hướng dẫn tự học