Hệ vận động

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC (Trang 45 - 50)

II. CẤU TẠO, CHỨC NĂNG VÀ VỆ SINH BẢO VỆ CÁC HỆ CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ

A. Hệ vận động

Hệ vận động gồm hệ xương và hệ cơ.

1. Hệ xương

1.1. Cấu tạo và thành phần hóa học của xương

1.1.1. Cấu tạo của xương

- Xương được tạo thành chủ yếu là mơ xương. Bên ngồi của xương được cấu tạo bởi một lớp màng. Màng xương là một lớp mô sợi mỏng, đàn hồi, có nhiều dây TK, mạch máu và

mạch bạch huyết. Bên trong là mô xương cứng và 2 đầu xương là mô xương xốp.

- Trục giữa các xương dài rỗng, chứa tủy sống. Ở trẻ em, khoang xương đều chứa tủy đỏ có chức năng tạo máu cho cơ thể. Trong quá trình phát triển cá thể, một số tủy đỏ biến thành tủy vàng và khơng có khả năng tạo máu.

- Bộ xương người được cấu tạo từ nhiều loại xương, chủ yếu là: xương dẹt (xương xọ, xương sườn), xương ngắn (xương ngón tay, ngón chân), xương dài (xương cánh tay, xương đai vai, xương đùi, xương bàn tay, bàn chân).

- Các xương được nối với nhau bởi các khớp. Có 2 loại khớp: khớp bất động và khớp động.

1.1.2. Thành phần hóa học của xương

- Trong xương có 1/3 là chất hữu cơ và 2/3 là chất vơ cơ -> xương vừa có tính chất đàn hồi vừa có tính chất cứng rắn. Tính đàn hồi của xương là do chất hữu cơ quyết định, tính cứng rắn của xương do chất vô cơ đảm nhiệm.

- Trong xương các chất hữu cơ và chất vô cơ kết hợp chặt chẽ với nhau, tỷ lệ các chất này trong xương thay đổi theo lứa tuổi. Cơ thể càng trưởng thành thì tỷ lệ chất hữu cơ càng giảm và chất vô cơ càng tăng.

1.1.3. Chức năng của xương

- Xương là bộ khung cơ thể, tạo thành hình dáng của cơ thể và là chổ dựa cho các xương.

- Xương tạo thành khoang chứa và bảo vệ các cơ quan bên trong. - Xương làm cho cơ thể vận động được.

1.2. Cấu tạo bộ xương người

Bộ xương người khoảng 200 chiếc, chia làm 3 phần: xương đầu, xương thân và xương chi.

1.2.1. Xương đầu

Gồm sọ não và sọ mặt

- Sọ não là một hộp xương lớn, hình trứng, do 8 xương hợp thành (2 xương thái dương, 2 xương đỉnh, 1 xương chẩm, 1 xương trán, 1 xương bướm, 1 xương sàng), các xương này khớp với nhau bằng khớp bất động.

- Sọ mặt nằm ở dưới sọ não, gồm 15 xương liên kết tạo nên: 3 xương lẻ (xương lá mía, xương hàm dưới, xương móng) và 6 xương chẵn (xương hàm trên, xương khẩu cái, xương gò má, xương mũi, xương lệ và xương xoăn dưới.

Xương sọ có cấu tạo khá đặc biệt. Mặt ngồi là tắm xương đặc tương đối dầy. Mặt trong là tấm xương đặc mỏng hơn. Ở giữa là chất xương xốp chứa tủy đỏ và có rất nhiều mạch máu.

1.2.2. Xương thân

Gồm cột sống và lồng ngực

- Cột sống vừa là khung đỡ vừa là cơ quan bảo vệ cho hệ thần kinh trung ương, ngồi ra trong cơ thể cịn có những cơ quan khác liên quan tới cột sống như cơ quan vận động, cơ quan hô hấp.

Ở người, cột sống gồm 33 -34 đốt xếp chồng lên nhau, giữa các đốt có đĩa sụn. Các lỗ đốt tạo thành một ống cột sống chứa tuỷ sống.

Cột sống gồm nhiều đoạn: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng, 4 -5 đốt sống cụt. Ở người trưởng thành các đốt sống cùng và đốt sống cụt dính liền với nhau tạo thành xương cùng và xương cụt.

Cột sống có hình chữ S gồm 4 khúc uốn (cổ, ngực, thắt lưng và cùng) có tác dụng như một lị xo giảm bớt ảnh hưởng của những va chạm cơ học đối với cơ thể.

- Lồng ngực có tác dụng bảo vệ tim, phổi, thực quản và một số bộ phận trong khoang bụng. Lồng ngực có hình dạng như một cái lống hình chóp, rộng ngang, hẹp trước, sau, đỉnh hướng lên trên, đáy ở dưới. Có hai cửa: cửa trên là đường qua cửa thực quản, khí quản, mạch máu và dây thần kinh. Cửa dưới được đóng kín bởi cơ hồnh.

Lồng ngực do 12 đôi xương sườn, các đốt sống ngực và xương ức tạo thành.

1.2.3.Xương chi

Gồm xương tay và xương chân

- Xương tay gồm xương cánh tay, xương cẳng tay, xương bàn tay. - Xương chân gồm xương đai hông và xương chân.

+ Xương đai hông gồm xương hông và xương cùng.

+ Xương chân gồm xương đùi, xương cẳng chân, xương bàn chân.

- Xương trẻ em mềm dẻo vì có nhiều nước và chất hữu cơ.

- Trong xương có một phần sụn, các khớp xương, bao khớp , dây chằng, gân thì lỏng lẻo. - Một số xương chưa đính liền nhau do vậy dễ bị cong vẹo, sai khớp.

- Xương nhẹ vì có nhiều ống xương.

- Số lượng tế bào xương và mạch máu nhiều.

1.3.1. Xương sọ

- Họp sọ trẻ em tương đối to so với cơ thể, so với người lớn.

- Khi mới sinh hộp sọ có hai thóp: trước và sau. Nhờ có thóp mà hộp sọ và não mới phát triển được.

1.3.2. Xương cột sống

- Xương cốt sống ở trẻ chưa ổn định. - Lúc mới sinh cột sống gần như thẳng.

- Khi trẻ 2 -3 tháng, cột sống vùng cổ cong về phía trước. - Trẻ 6 tháng, cột sống cong về phía sau.

- Trẻ 1 năm, cột sống vùng lưng cong về phía trước.

- Trẻ 7 tuổi cột sống có 2 vùng cong vĩnh viễn ở cổ và ngực. - Đến tuổi dậy thì, cột sống có thêm đoạn cong ở vùng thắt lưng.

Cột sống của trẻ có nhiều sụn, chưa ổn định vì vậy nếu cho trẻ ngồi sớm, bế nách, ngồi học khơng đúng cách thì dễ bị gù và cong vẹo cột sống.

1.3.3. Xương lồng ngực

- Ở trẻ nhỏ, xương lồng ngực trịn, đường kính trước, sau bằng đường kính ngang.

- Trẻ càng lớn, lồng ngực càng hẹp dần, đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau, xương sườn chếh theo hướng dốc nghiêng.

1.3.4. Xương chi

Trẻ mới sinh, xương chi hơi cong. Khi trẻ được 1 -2 tháng thì hết hiện tượng này.

1.3.5. Xương chậu

Dưới 6 -7 tuổi, xương chậu của trẻ trai và trẻ gái không khác nhau. Sau này xương chậu của trẻ gái phát triển hơn. Khung chậu sẽ phát triển đến năm 20 -21 tuổi thì dừng lại.

2. Hệ cơ

2.1. Cấu tạo hệ cơ

- Hệ cơ gồm trên 600 cơ chiếm 2/5 trọng lượng cơ thể.

- Hệ cơ được chia thành 4 nhóm cơ chính: nhóm cơ đầu, nhóm cơ cổ, nhóm cơ mình, nhóm cơ chi.

2.1.1. Nhóm cơ đầu

Gồm có cơ nhai và cơ nét mặt

- Cơ nhai có chức năng vận động xương hàm dưới.

- Cơ nét mặt hồn tồn khơng bám vào xương hoặc chỉ bám vào xương ở một đầu gốc, cịn một đầu bám vào da. Cơ nét mặt có tác dụng tạo nên các biểu hiện khác nhau của nét mặt và tham gia vào các hoạt động như nhai, mút, hơ hấp và phát âm.

2.1.2. Nhóm cơ cổ

- Gồm các cơ ở vùng trước (vùng cổ) và các cơ ở vùng sau (vùng gáy). - Nhờ các cơ này mà cơ thể có thể ngả đầu, nghiêng đầu và quay đầu.

2.1.3. Nhóm cơ mình

Gồm cơ lồng ngực, cơ bụng và cơ lưng.

- Cơ lồng ngực nằm giữa các xương sườn và mộtv vài cơ khác gọi là cơ hô hấp (nâng và hạ lồng ngực).

- Cơ lưng nằm dọc theo cột sống. Một số cơ uốn cột sống thẳng và làm cong ra phía sau, một số cơ khác làm cột sống cong về một bên.

- Cơ bụng gồm những cơ dài, rộng, cơ vng thắt lưng, giúp ta có thể cúi mình về phía trước, ngửa mình về phía sau.

2.1.4. Nhóm cơ chi

Gồm các cơ chi trên và các cơ chi dưới.

- Cơ chi trên vừa nhẹ nhàng, vừa vững chắc, vận động nhanh nhẹn, dễ dàng. - Cơ chi dưới khoẻ.

2.2. Đặc điểm của cơ trẻ em

- Tháng 4, 5 thai nhi, các cơ đã có sẵn hình dạng cấu tạo. Sau đó cơ phát triển nhanh chóng cả về chiều dài và độ dày.

- Trẻ sơ sinh, cơ chiếm 20 – 22% trọng lượng cơ thể nhưng lúc 4 tháng tuổi chỉ còn 16%.

- Cuối năm nhất, khi bắt đầu biết đi tốc độ phát triển của cơ tăng lên và cho đến 6 tuổi cơ lại chiếm 25%. Đặc biệt, cơ phát triển rất nhanh ở đầu tuổi thanh niên (14 – 18 tuổi), VD: 14 tuổi cơ chiếm 30% trọng lượng cơ thể, 18 – 20 tuổi là 40%, người lớn là 42%.

- Cơ của trẻ em phát triển mạnh khi 8 -9 tuổi và không đồng đều: các cơ đùi, ngực, cánh tay phát triển trước, nhanh những cơ nhỏ phát triển chậm hơn.

+ Tỉ lệ prơtêin trong cơ cịn ít vì thế cơ thể dễ mệt mỏi khi hoạt động trong thời gian dài. + Cơ của trẻ ở lứa tuổi này còn chứa nhiều nước đặc biệt ở cơ lưng nên dễ bị biến dạng hình cột sống.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC (Trang 45 - 50)