MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 1 Các giai đoạn phát triển cơ thể trẻ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC (Trang 44 - 45)

1. Các giai đoạn phát triển cơ thể trẻ

- Các nhà TLH gọi lứa tuổi này là “bước ngoặt quan trọng”, là lứa tuổi mà con người bước vào trường để học tập thực sự có ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách, phát triển nhận thức.

- Một số nhà khoa học nghiên cứu về cơ thể người trên thế giới và Việt Nam cho rằng quy luật phát triển thể chất trẻ em cho đến tuổi thành niên lần lượt trải qua 5 giai đoạn:

+ Giai đoạn “tròn ngang lần thứ nhất” (1-4) tuổi đặc điểm cơ thể ở giai đoạn này là trọng lượng tăng đáng kể, chiều cao tăng ít hớn.

+ Giai đoạn “kéo dài lần thứ nhất” (5-7 tuổi) đặc điểm tiêu biểu của giai đoạn này là chiều cao tăng nhanh, trọng lượng lại tăng ít hơn.

+ Giai đoạn “tròn ngang lần thứ hai” (8-10 tuổi) giai đoạn này chi dưới phát triển nhanh về chiều dài, chiều ngang phát triển với tốc độ như giai đoạn trước. Các chức năng của cơ thể đã gần với người lớn. Cân nặng và chiều cao tăng đều mỗi năm.

+ Giai đọan “kéo dài lần thứ hai” (11-16 tuổi) đặc điểm phát triển tương tự giai đoạn trước nhưng có phần mạnh mẽ hơn. Đây chính là giai đoạn phát dục và bắt đầu trưởng thành, chiều cao cơ thể tăng nhanh (khoảng 5-8cm), chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng của chi dưới.

+ Giai đoạn “tròn ngang lần thứ ba” (16-20 tuổi) là thời kỳ trưởng thành của con người. Các chỉ số phát triển ở mức cao, cơ thể được sự hoàn thiện. Cuối giai đoạn này, cân nặng vẫn tiếp tục tăng, chiều cao chững lại và bắt đầu ổn định.

 Lứa tuổi tiểu học ở cuối giai đoạn hai và giai đoạn ba.

2.1. Sức mạnh

- Là khả năng khắc phục sức cản bên ngoài nhờ những nỗ lực của cơ bắp ở trẻ. - Ở lứa tuổi tiểu học khơng có sự khác biệt lớn về sức mạnh giữa nam và nữ.

2.2. Sức nhanh

- Là khả năng biểu hiện về thời gian phản ứng đối với một loại kích thích, thời gian để thực hiện một vận động, tốc độ di chuyển trong các cự ly hay môi trường khác nhau.

- Từ nhỏ đến 9-11 tuổi thời gian phản ứng giảm nhanh hơn so với sau 14 tuổi.

2.3. Sức bền

- Là khả năng duy trì hoạt động ở một cường độ nào đó trong thời gian dài. - Từ 8-11 tuổi các cơ duỗi thân mình (cơ lưng) có sức bền lớn nhất.

- Cả nam và nữ ở lứa tuổi 9-11 tuổi đều có tốc độ phát triển sức bền lớn nhất.

2.4. Sức khéo léo.

- Là năng lực biến đổi nhanh các hoạt động của mình trước những biến đổi đột ngột của tình huống bên ngồi.

- Khả năng định hướng chính xác trong khơng gian, đạt cao nhất lúc 7-10 tuổi, đến 11-12 tuổi khả năng này ổn định dần và sẽ đạt ở mức độ như người lớn.

2.5. Sức mềm dẻo

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w