II. ĐẶC ĐIỂM CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH CỦA TRẺ A Cơ quan phân tích thị giác
2. Chức năng của cơ quan phân tích thính giác
- Thu nhận những kích thích âm thanh truyền về vùng thính giác trên vỏ não, rồi phân tích những kích thích đó.
- Tiếp thu những kiến thức, những kinh nghiệm của thế hệ trước qua ngôn ngữ. - Thưởng thức các dạng nghệ thuật được xây dựng bằng âm thanh.
2.1. Cơ chế thu nhận âm thanh
- Cơ quan thính giác thu nhận âm thanh dưới dạng sóng âm.
- Cảm giác thính giác phát sinh do kết quả tác động của sóng âm lên màng nhĩ. Chấn động của màng nhĩ được các xương tai chuyển tới màng cửa sổ bầu dục, làm cho màng này bị chấn động. Màng cửa sổ bầu dục chấn động lại làm cho nội dịch, ngoại dịch chấn động theo. Chấn động của nội dịch lại gây ra của các tiêm mao nằm trong cơ quan coócty và gây hưng phấn ở đầu tận cùng của dây thần kinh thính giác và truyền tới vùng thính giác trên vỏ não, làm cho ta có cảm giác về âm thanh.
- Trên màng cơ sở có các sợi có độ căng và chiều dài khơng đồng đều. Mỗi sợi có các dao động cộng hưởng với một sóng âm tương ứng (nghĩa là các âm thanh có tần số xác định làm rung động phần tương ứng của màng cơ sở).
- Theo Hemhôn, các sợi ngắn (nằm ở gốc ốc nhĩ) cộng hưởng với các âm cao, các sợi dài (nằm ở đỉnh ốc) cộng hưởng với âm thanh thấp.
- Sự cảm thụ cường độ âm thanh phụ thuộc số hàng TB thính giác. Các hàng nằm gần màng ốc nhĩ cảm thụ âm thanh to, các hàng ở phía trong ốc nhĩ cảm thụ âm thanh nhỏ.
2.2. Giới hạn của thính giác
- Tai người chỉ thu nhận âm thanh trong một giới hạn nhất định, từ 16 đến 20.000 chấn động/giây. Giới hạn này thay đổi theo tuổi. Người càng cao tuổi khả năng thu nhận của tai càng nặng nề với những âm thanh có tần số thấp. Chẳng hạn: 35 tuổi khả năng thu nhận âm thanh với tần số tối đa là 15.000 dao động/giây, 50 tuổi chỉ thu nhận âm thanh đến 13.000 dao động/giây.
Khả năng cảm thụ thính giác được tăng lên khi hồn tồn yên tĩnh và giảm xuống trong hoàn cảnh ồn ào. Nếu các âm thanh mạnh, tác động kéo dài có thể gây nên ức chế ngoài giới hạn của các tế bào vỏ não dẫn đến tính cảm thụ thính giác giảm. Nếu thường xuyên trong ồn ào có thể dẫn đến sự rối loạn khơng thể phục hồi được của bộ máy thính giác và dẫn đến nghễnh ngãng có khi điếc hồn toàn.