Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC (Trang 53 - 54)

II. CẤU TẠO, CHỨC NĂNG VÀ VỆ SINH BẢO VỆ CÁC HỆ CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ

4.Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.

- Trẻ sơ sinh, tim hình trịn và nằm ngang, tâm nhĩ lớn. Sau đó, tâm nhĩ và tâm thất lớn đều, các sợi cơ tim dày thêm và van tim chắc thêm.

- Tim trẻ sơ sinh nặng 20g, đến 7 – 8 tuổi gần bằng 80% tim người lớn.

- Trong thời kỳ phát triển, tim kém bền vững đối với các tác động có hại khác nhau. - Dưới 12 tuổi, động mạch phổi to hơn động mạch chủ, đến 12 tuổi thì bằng nhau, đến dậy thì thì động mạch chủ to hơn động mạch phổi.

- Lòng động mạch của trẻ tương đối rộng hơn của người lớn và phát triển hơn so với tĩnh mạch.

- Kích thước động mạch gần bằng tĩnh mạch.

- Mạch máu phát triển mạnh, đến dậy thì thì ngừng phát triển. - Tần số nhịp tim cao 85 – 90 lần/1phút (người lớn 75 lần/1phút).

- Tim co bóp khơng đều về tần số và cường độ, 7 – 8 tuổi một số trẻ nhịp tim đã tương đối ổn định, đến 14 – 15 tuổi nhịp tim mới đều.

- Tốc độ tuần hoàn giảm theo tuổi. Trong những tháng đầu, các mạch máu ở nửa trên cơ thể rất lớn. Trẻ sang 2 tuổi, mạch máu ở nửa dưới lớn hơn nhiều. Trẻ 2 – 3 tuổi, chiều rộng của lòng mạch mạch tăng và thành mạch cũng dày thêm.

- Huyết áp ở trẻ nhỏ do thành mạch máu mỏng, tính đàn hồi cao nên máu vận chuyển trong mạch dễ dàng.

- Lực dự trữ cơ tim yếu, không đảm bảo được nhu cầu cao của cơ thể khi bị bệnh và làm suy yếu hoạt động của tim

- Hoạt động của hệ tuần hồn khơng đều do trạng thái hoạt động của nơron hay thay đổi. Do vậy, trẻ dễ mệt nhất là khi hoạt động mạnh và ở nơi thiếu dưỡng khí.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH LÝ TRẺ EM DÀNH CHO SINH VIÊN CĐ – ĐH TIỂU HỌC (Trang 53 - 54)