Chẩn đoán phân biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em từ 6 10 tuổi luận văn ths tâm lý học (Trang 27 - 28)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý

1.2.3. Chẩn đoán phân biệt

- Rối loạn chống đối (Oppositional Defiant Disorder): (F91- ICD 10) nét đặc

trưng trong rối loạn này là trẻ thường lặp đi lặp lại một cách dai dẳng mơ hình hành vi vi phạm các quyền cơ bản của người khác hoặc chuẩn mực xã hội không phù hợp với lứa tuổi. Mặc dù 1/3 số trẻ em mắc chứng tăng động giảm chú ý có tình trạng được gọi là rối loạn chống đối, nhưng nhìn chung sự chống đối này chỉ dừng lại ở việc: bướng bỉnh, có tính khí bột phát hoặc hằn học, đôi khi cãi lại người lớn và không tuân lệnh. [26, tr14]

-Rối loạn tự kỷ hoặc Aspergers: mặc dù cả hai rối loạn này đều có đặc điểm

chung là trẻ đều thiếu những kỹ năng thích ứng xã hội từ đơn giản đến phức tạp, nhưng bệnh lý tự kỷ thường có những khiếm khuyết mà khơng có xuất hiện trong rối loạn tăng động giảm chú ý như: có khiếm khuyết về mặt ngơn ngữ mang tính tồn diện (trẻ thiếu ngơn ngữ, khơng nói được hoặc sử dụng ngơn ngữ khơng đa dạng, bất thường và kỳ quặc); trẻ tự kỷ thường có hành vi bất thường, những động tác rập khn lặp đi lặp lại, những thói quen mang tình cưỡng chế nghi thức không thể bỏ; mặt khác sự tương tác của trẻ với người khác và các mối quan hệ xã hội hết sức hạn chế; đặc biệt các biểu hiện này thường khởi phát khá sớm (trước 3 tuổi).

- Các rối loạn stress sau sang chấn: các biểu hiện lo âu chia ly, ám ảnh sợ, rối

loạn sự thích ứng, các lo âu bắt nguồn từ các áp lực hoặc căng thẳng học đường với các biểu hiện sợ trường học, kém thích nghi sợ không dám hoặc ngại khi tiếp xúc với người lạ... Thường các rối loạn này cũng có đặc trưng gần giống với rối loạn tăng động giảm chú ý như: cảm xúc khơng ổn định, dễ nóng nảy, hay lo

lắng, hoạt động quá nhiều, hay né tránh mọi việc hoặc giảm khả năng tập trung... Nhưng đa số các trẻ này thường có các triệu trứng đặc trưng cho rối loạn lo âu như: trạng thái căng thẳng, có các biểu hiện kích thích thần kinh thực vật như: nhịp tim nhanh, thở dồn dập... Để phân biệt một cách rõ ràng chúng ta có thể khai thác các yếu tố mang tính chất căn nguyên về tâm lý trong các giai đoạn phát triển, các biểu hiện lâm sàng phát sinh sau các yếu tố tâm lý này, đồng thời các biểu hiện ảnh hưởng rõ rệt về sự kích thích hệ thần kinh thực vật.

- Chậm phát triển tinh thần: các biểu hiện của trẻ chậm phát triển tinh thần thường cũng có một số biểu hiện khá giống với các biểu hiện trong rối loạn tăng động giảm chú ý như: khó khăn trong học đường, khả năng tập trung chú ý với các công việc hạn chế, thường né tránh hoặc miễn cưỡng tham gia các cơng việc địi hỏi nỗ lực về mặt trí tuệ, hoặc trẻ thường khó tn thủ theo các nội quy và trí nhớ kém... Những các biểu hiện này phần lớn là do năng lực về mặt trí tuệ của trẻ cịn hạn chế. Trẻ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận và hiểu các thông tin mà người lớn đưa lại, các trẻ này thường có các khiếm khuyết về thực tổn hoặc trí tuệ thấp hơn so với trẻ cùng lứa. Các biểu hiện tăng hoạt động và giảm chú ý của trẻ phần lớn là do khiếm khuyết về mặt trí tuệ của trẻ gây nên. [5, tr45]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em từ 6 10 tuổi luận văn ths tâm lý học (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)