Các triệu chứng về lo âu theo giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em từ 6 10 tuổi luận văn ths tâm lý học (Trang 97)

Các biểu hiện Cha mẹ(%) Giáo viên (%) Dễ bối dối, kém tự tin 34% 14%

Sợ thử những điều mới hoặc lo sợ mắc lỗi 31% 0% Cảm thấy vô dụng hoặc thấp kém 14% 0% Cảm giác cô đơn, vơ tích sự, khơng được

u q, phàn nàn khơng có ai u mình

14% 0%

Lo hãi, lo âu hoặc lo lắng 9% 20% Tự trách bản thân hoặc cảm thấy có lỗi 9% 0% Buồn rầu, sầu não hoặc trầm cảm 0% 0%

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 1 2 3 4 5 6 7 Cha mẹ(%) Giáo viên (%)

Biểu đồ 3.7. Biểu đồ so sánh mức độ lo âu của trẻ

Quan sát ở bảng 3.14 và thể hiện rõ ở biểu đồ so sánh trên thì chúng ta thấy rõ ràng giáo viên không nhận thấy các biểu hiện về mặt cảm xúc lo lắng thể hiện nhiều ở trẻ. Kết quả thu được cho thấy chỉ có 2 biểu hiện là “lo hãi, lo âu và lo lắng” và biểu hiện “dễ bối rối, kém tự tin” là các biểu hiên được các giáo viên lựa chọn. Có 20% số giáo viên được hỏi cho rằng trẻ có biểu hiện lo hãi, lo âu và căng thẳng ở trường học, và 14% cho rằng trẻ dễ bối rối, kém tự tin.

Theo như kết quả thu được thì trẻ nhỏ ở lứa tuổi tiểu học ở Việt Nam khơng có nhiều quá các vấn đề về lo âu, các vấn đề khó khăn trong trường học dường như chưa có ảnh hưởng gì đáng kể đến cảm xúc lo âu ở trẻ.

3.3.3. Các đặc điểm khác

- Trong q trình phỏng vấn sâu với nhóm cha mẹ, có một khó khăn khác thường gặp ở trẻ chính là việc sử dụng và tư duy bằng ngôn ngữ. Trẻ thường rất khó khăn khi thể hiện suy nghĩ của mình khi nói với người khác, có cha mẹ đã nói : «đơi khi con nói mà chẳng hiểu nó định nói hay kể cái gì, câu chuyện của

nó khơng đầu khơng cuối, lộn xộn hết cả. Nói thì luyến thắng làm cho tơi chả hiểu gì, lắm lúc phát cáu cả lên ». Đây chính là một nguyên nhân để giải thích

cho các vấn đề về khó khăn trong học tập, cũng như giao tiếp của trẻ với người khác cuả trẻ. Đặc biệt với những trẻ nhỏ chúng ta rất khó khăn để biết được trẻ đang có nhu cầu hoặc định trình bày điều gì nếu như khơng phải là người thân, những người đã quen với cách nói chuyện của trẻ. Nhưng nhìn chung các khó khăn này sẽ được khắc phục tốt trong tương lai, đặc biệt là với sự giáo dục uốn nắn phù hợp của gia đình và trường lớp.

Một rối loạn ngơn ngữ khá điển hình nữa hay gặp ở trẻ có rối loạn ADHD là khó khăn về biểu đạt ngơn ngữ, trẻ khó khăn khi lựa chọn đại từ nhân xưng khi nói chuyện với người khác. Vì thế đơi khi trẻ bị đánh giá là hư hỗn, kém về giao tiếp, dễ bị người lớn trách mắng. Có ý kiến chia sẻ : « con nhà em cứ phải

nhắc ln mồm vì cái tật nói trống khơng với người lớn, đặc biệt khi nói chuyện với người lạ. Đấy như ban nãy nói chuyện với bác đấy em cứ phải nhắc luôn mồm đấy ». Trên thực tế đây không phải là biểu hiện của sự láo hỗn, hay bản

thân trẻ có ý khơng tơn trọng người giao tiếp mà chỉ đơn giản là trẻ không biết lựa chọn từ phù hợp khi nói chuyện, sợ mắc phải lỗi nên trẻ sẽ chọn cách nói trống khơng hoặc nói bâng quơ. Điều này đặt ra một vấn đề là trẻ có rối loạn ADHD rất cần phải can thiệp và trị liệu ngơn ngữ, ngồi ra việc bổ trợ cho trẻ các kỹ năng trong quá trình giao tiếp với các đối tượng khác nhau (bố mẹ, anh chị em, bạn bè, người lớn, trẻ nhỏ ...) cũng là vấn đề cần phải lưu ý.

- Các rối loạn tics

Tic, hay hội chứng Gille de la Tourette: trẻ thường xuất hiện những hành động, động tác giới hạn ở một nhóm cơ hoặc lời nói khơng chủ định, mang tính đột ngột, lặp đi lặp lại mà bản thân trẻ cũng khơng kiểm sốt được. Những biểu hiện này chỉ có thể tạm dừng khi trẻ được nhắc nhở chú ý hoặc do đãng trí tạm thời. Các hành vi này thường tăng nhiều về tần suất khi trẻ rơi vào trạng thái lo lắng, hoặc rơi vào các tình huống có vấn đề, thường tic khơng có các tổn thương trên

hệ thần kinh. Tic biểu hiện với rất nhiều thể khác nhau, tic vận động máy giật cơ như: nháy mắt, giật hay nhún vai, nhăn mặt...; hay các tic âm thanh như: hắng giọng, ho, khịt mũi, chửi thề hoặc nói lặp đi lặp lại một từ hoặc một nhóm từ nào đó. Bảng 3.15: Triệu chứng tics Số lượng Tỷ lệ (%) Có 6 17,1% Khơng 29 82,9% Tổng 35 100%

Biểu đồ 3.8. Biểu đồ biểu hiện tics

Theo như bảng 3.15 chúng ta thấy các triệu chứng về phối hợp vận động cũng là một vấn đề gây khó khăn khá lớn ở trẻ. Mặc dù kết quả nghiên cứu chỉ ra chỉ có khoảng 6 trẻ chiếm 17,1% nhưng cũng cần phải để ý trong q trình đánh giá và chẩn đốn. Các biểu hiện tíc thường gặp trong q trình đánh giá như : máy giật

cơ, tic hô hấp, tic ngơn ngữ... Tỷ lệ trẻ có rối loạn ADHD có kèm theo tics trong nghiên cứu này không nhiều như các nghiên cứu của tác giả Geoff Kewlay (30- 80%) trẻ có hội chứng Tics kết hợp với rối loạn ADHD.

- Trí tuệ (kết của học tập và Raven)

Bảng 3.16: Kết quả học tập của trẻ ADHD

Số lượng Tỷ lệ (%) Kém 5 14,3% Trung bình 17 48,6% Khá và giỏi 13 37,1% Tổng 35 100% Số lượng Kém Trung bình Khá và giỏi Tổng

Bảng 3.17: Bảng chỉ số IQ theo Raven màu

Số lượng Tỷ lệ 100-110 điểm 20 57,1% >100- 120 điểm 12 34,3% >120 điểm 3 8,6%

Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.15 cho thấy, tỷ lệ trẻ ADHD có kết quả học tập ở mức độ trung bình và kém chiếm tới 62,9% (22 trẻ), chỉ có 37,1% số trẻ có kết quả học tập khá và giỏi.

Tuy nhiên khi làm trắc nghiệm IQ (bộ Raven màu) thì kết quả lại rất tốt, theo bảng 3.16 thì có 100% số trẻ thực hiện đạt kết quả IQ>100 điểm. Thậm chí khi đánh giá có 8,6% trẻ được đánh giá có chỉ số trí tuệ rất tốt trên 120 điểm.

Vậy rõ ràng rối loạn ADHD có ảnh hưởng lớn đến việc phát huy năng lực trí tuệ của trẻ, thể hiện ở kết quả học tập. Một điều nữa cũng đáng lưu ý là rối loạn này khiến cho kết quả học tập của trẻ ngày càng kém đi, trẻ hay mắc phải những vi phạm như: vi phạm nội quy trường lớp, hay đánh nhau, vô tổ chức… Điều này chỉ đơn giản là do trẻ khơng thể kiểm sốt được hành vi của bản thân một cách phù hợp, kém tập trung và tăng động quá mức khiến cho trẻ dễ mắc phải các sai phạm. Điều này chỉ ra một vấn đề quan trọng, là việc can thiệp và đưa ra một phương pháp quản lý hành vi một cách đúng đắn ở trường lớp là rất cần thiết đối với trẻ ADHD.

Điều này đặt ra cho chúng ta một vấn đề, phải chăng cách giáo dục của chúng ta còn chưa phù hợp cho những trẻ có rối loạn ADHD? Các hỗ trợ từ giáo viên và việc xây dựng một chương trình học phù hợp sẽ giúp trẻ thể hiện được đúng năng lực trí tuệ của trẻ.

3.4.1. Các đặc điểm của rối loạn ADHD qua phỏng vấn nhóm cha mẹ

3.4.1.1. Các đặc điểm giảm tập trung

Trong các buổi phỏng vấn sâu với cha mẹ, tác giả nhận thấy dường như các khái niệm trong các test đưa ra có khá nhiều từ ngữ mang tính chất khoa học và khơng gần gũi. Cùng một khái niệm “dễ bị sao nhãng bởi các kích thích bên

ngồi”, nhưng cha mẹ lại sử dụng các khái niệm rất khác như: “trẻ rất hay lơ là, hay lơ đãng, nhìn trăng ngắm sao, ln phải nói to nếu muốn trẻ để ý…” (khách

thể 24- KT24, 29 tuổi). Các biểu hiện này đa số thể hiện trong thời gian học bài hoặc làm bài tập về nhà là chính, chứ trong các hoạt động ưa thích của mình thì sự chú ý của trẻ lại rất khó để di chuyển.

Có nhiều cha mẹ đã chia sẻ: “Con mà đang mải tập trung việc gì thì gọi con rất

khó quay lại ngay, cứ phải gọi 5- 6 lần con mới thưa, mà thậm chí cịn chẳng thèm quay lại nhìn mẹ khi thưa. Ở trên lớp cơ giáo tồn nói bạn này cứ như ở thế giới khác” (KT1, 29 tuổi), hay “thường thì con chỉ khơng tập trung khi học bài thôi, chứ ngồi chơi điện tử hay đọc máy quyển truyện tranh mà nó thích thì có mà con ngồi tập trung lắm, gọi mấy cũng khơng quay lại, chơi có mà từ sáng đến tối, muốn yêu cầu gì là cứ phải gào thét lên nó mới phản ứng” (KT7, 30

tuổi). Việc đứa trẻ khơng dứt ra khỏi hoạt động ưa thích của mình để làm theo ý của bố mẹ đơi khi bị cha mẹ đánh giá là lì, bướng bỉnh, chống đối lại người lớn. Như vậy biểu hiện của chú ý khó di chuyển ở đây được cha mẹ nhận xét dưới góc độ khác “hay lờ đi khi gọi, khơng để ý khi có hoạt động ưa thích, thậm chí là

khó bảo, lười hay lì, bướng bỉnh…” (KT12, 38 tuổi)

Một vấn đề khác được cha mẹ bận tâm khá nhiều chính là việc duy trì được sự tập trung của trẻ, rất nhiều cha mẹ đã chia sẻ rằng: “tơi cảm thấy thực sự khó chịu khi ở nhà cho cháu làm bài tập về nhà. Nếu khơng có sự sát sao và kèm cặp của bố mẹ thì cháu khơng bao giờ ngồi yên và tập trung vào bài tập được”

(KT11, 36 tuổi), có cha mẹ còn đưa ra nhận xét về con mình: “đúng là cháu khơng thể tập trung được việc gì lâu, cứ đang làm việc này lại nghịch sang việc khác. Nếu khơng có người ngồi cạnh và áp sát việc học tập thì cháu sẽ chẳng bào giờ kết thúc được bài học” (KT12, 27 tuổi)…

Nhìn chung việc duy trì chú ý của trẻ được thể hiện nhiều nhất ở việc “khơng tự

hồn thành được nhiệm vụ được giao nếu khơng có giám sát”. (KT24, 29 tuổi)

Việc khó khăn khi duy trì chú ý của trẻ cịn được cha mẹ thấy được rất nhiều thơng qua các nhiệm vụ dài hoặc các cơng việc tĩnh, địi hỏi phải có sự nỗ lực trí tuệ. Trẻ thường khó tập trung lâu được ở các nhiệm vụ kéo dài đòi hỏi phải tư duy và tập trung cao độ. Nhưng một số cha mẹ cũng đưa ra được các cách khắc phục cho vấn đề này như: đưa ra các phần thưởng như đi chơi, hoặc nếu làm xong sẽ được mua quà…

Có một điểm đặc biệt được các cha mẹ đưa ra rất nhiều đó chính là: khi phải tập trung vào các cơng việc địi hỏi phải tập trung lâu và phải nỗ lực trí tuệ thì trẻ tìm ra rất nhiều cái cớ để thối thác hoặc trốn tránh không phải tiếp tục làm nhiệm vụ như: “buồn đi vệ sinh, hỏi sang chủ đề khác, kêu than mỏi người, đau đầu, đi tìm

dụng cụ học tập, hay đơn giản hơn là bị muỗi đốt…” (KT20, 41 tuổi).

Bản thân cha mẹ cũng nhận thấy thực chất việc trẻ tập trung chú ý tốt ở nhà hơn là ở lớp học, chẳng qua là vì ở nhà trẻ được bố mẹ sát sao kèm cặp chứ nếu “để xểnh ra tự do một chút là con khơng thể tập trung được vào việc gì đặc biệt là học và làm bài tập” (KT11, 36 tuổi)

Vậy nói tóm lại, thơng qua các thơng tin mà cha mẹ cung cấp, các biểu hiện giảm chú ý của trẻ được thể hiện như sau:

- Hay lơ đãng (17/25- 68% số cha mẹ)

- Phải nói to nếu muốn trẻ tập trung vào nhiệm vụ (23/25- 92% số cha mẹ) - Không thể kết thúc nhiệm vụ nếu khơng có giám sát (100% số cha mẹ)

- Ln hỏi hoặc yêu cầu không phù hợp khi đang làm nhiệm vụ (20/25- 80% số cha mẹ)

- Luôn bị mất tập trung bởi các đồ vật xung quanh (22/25- 88% số cha mẹ)

3.4.1.2. Các đặc điểm triệu chứng tăng hoạt động

Dường như các triệu chứng tăng hoạt động của trẻ là những biểu hiện gây khó chịu cho cha mẹ nhiều nhất, các biểu hiện này dường như đã xuất hiện từ khá sớm nhưng nó chỉ thực sự là nỗi phiền toái khi trẻ bước vào lứa tuổi tiểu học. Rất nhiều cha mẹ đã chia sẻ: “Thực ra thằng cu nhà em nó nghịch là nghịch

từ bé bác ạ, những trước đây chỉ nghĩ đơn giản là nó hiếu động và khám phá thơi, nhưng càng lớn thì xem ra càng khơng ổn” (KT3, 28 tuổi), “lúc trước gia đình chỉ nghĩ nó hiếu động hơn các bạn, nhưng giờ đi học rồi rõ ràng là nó khơng bình thường. Ở nhà hay ở lớp ai cũng nhận xét cháu như thế, nó thuộc dạng cá biệt của cả họ và cả lớp. Ở nhà ai cũng sợ nó, đi học lớp thì cơ giáo nào cũng phàn nàn” (KT21, 40 tuổi).

Việc trẻ quá tăng hoạt động khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy không thể chịu được: “cháu cứ nghịch tẩn mẩn suốt ngày không biết chán, không bao giờ

chịu để yên chân tay một phút” (KT2, 32 tuổi).

Thực chất biểu hiện tăng hoạt động của trẻ ở đây biểu hiện khá giống nhau, đa số các phụ huynh cho rằng thực chất trẻ của họ không hề nghịch ngợm theo kiểu phá phách mà chỉ đơn giản là: “con không bao giờ để yên chân tay, lúc nào cũng

phải táy máy hoặc sờ mó nghịch ngợm một vật gì đó con mới n được” (KT24,

29 tuổi), các cha mẹ giải thích thêm về vấn đề này đều cho rằng “trẻ không bao

giờ ngưng được hoặc động, thậm chí khi con ngồi yên nhất khơng cầm vật gì trên tay thì người con cũng cứ đong đưa không yên” (KT2, 32 tuổi), “con ngồi học đấy nhưng tay lúc thì vớ cục tẩy, khi thì gãi cái chân, lúc lại ngốy mũi, có

lúc cấm khơng cho nó cầm những thứ đó thì nó lại chơi cái tăm hay ngắm kiến bị…nó nghĩ ra đủ trị ngoại trừ việc học” (KT17, 31 tuổi).

Nhìn chung các cha mẹ đều có một quan điểm chung là “trẻ nghịch”, trẻ nghịch luôn chân tay không ngừng nghỉ. “Nghịch” được cha mẹ đề cập đến nhiều nhất là “hay trèo leo, chạy nhảy và ngó nghiêng, lục lọi lung tung” (KT17, 31 tuổi). Thực chất vấn đề mà cha mẹ quan tâm ở chỗ đôi khi đứa trẻ nghịch dại, có khi để lại hậu quả tiêu cực như: phá hỏng đồ đạc trong nhà, làm người khác đau…, bản thân trẻ lúc đó có thể thấy được lỗi làm và biết không nên làm như vậy. Nhưng trẻ lại không rút ra được kinh nghiệm cho những lần sau, mà trẻ có thể mắc phải sai lầm đó ngay ngay hơm sau. Việc quá nghịch ngợm cũng khiến trẻ không biết đâu là điểm dừng trong các hành vi của mình, nhiều phụ huynh chán nản chia sẻ: “nhìn chung là nó chẳng bao giờ rút ra được kinh nghiệm sau những lỗi sai của nó” (KT16, 31 tuổi).

Ngồi ra, trẻ có chung một đặc điểm là khơng phân biệt lạ quen, trẻ có thể “tự

nhiên hơi thái quá ở bất kỳ môi trường nào, và với bất kỳ ai dù là mới gặp người ta lần đầu” (KT19, 30 tuổi). Đặc điểm này ở trẻ khiến nhiều người nhận xét

chúng là những kẻ vơ phép tắc, thậm chí là hỗn láo khi giao tiếp. Ví dụ có một mẹ đã chia sẻ: “con nhà em có một đặc điểm là đến chỗ lạ hồn tồn khơng biết

gì nhưng nó cũng khơng sợ, khơng biết lạ là gì, sẵn sàng chơi ln mọi trị cứ như ở nhà” (KT17, 31 tuổi); “phiền nhất là vào nhà nào nó cũng coi như đó là nhà mình, sục góc nọ, ngó nghiêng góc kia lấy đồ ra nghịch như cứ của nó”, hay “nó cứ gặp ai thấy gì lạ là nó hỏi cứ như là người quen biết đã lâu, như có lần cho con đi chơi gặp một bác ở cơ quan bố, bác này nó chưa bao giờ, bác này có một cái sẹo trên mặt thế là nó hỏi ln: tại sao bác lại có cái sẹo đấy trên mặt,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em từ 6 10 tuổi luận văn ths tâm lý học (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)