Các đặc điểm triệu chứng giảm chú ý theo cha mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em từ 6 10 tuổi luận văn ths tâm lý học (Trang 80 - 84)

Các biểu hiện Tỷ lệ (%) Dễ bị sao nhãng bởi các kích thích bên ngồi 100% Khơng tập trung chú ý vào nhiệm vụ/ hoạt động 97% Mất đồ dùng cần thiết trong công việc/ học tập 89% Khó khăn khi phải duy trì tập trung chú ý vào nhiệm vụ/ 80%

hoạt động

Dường như không chú ý nghe khi hội thoại 77% Không tuân theo hướng dẫn và khơng hồn thành bài vở 66% Né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia vào

việc địi hỏi sự nỗ lực trí tuệ

49%

Khó khăn trong tổ chức cơng việc/ hoạt động 43% Đãng trí trong các hoạt động hàng ngày 37%

0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Series1

Đồ thị 3.1. Đồ thị các đặc điểm triệu chứng giảm chú ý

- Rối loạn duy trì tập trung chú ý

Không thể tập trung chú ý vào các nhiệm vụ hoạt động chính là những triệu chứng cơ bản xuất hiện trên hầu hết trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở Việt nam. Bảng 3.7 cho chúng ta thấy, có đến 97% số cha mẹ được hỏi cho rằng con họ có biểu hiện khơng thể này tập trung chú ý vào nhiệm vụ/ hoạt động được giao. Điều này phù hợp với các thông tin thu được trong quá trình phỏng vấn nhóm cha mẹ, cha mẹ phản ánh “mỗi lần cháu học bài là tôi

phải ngồi kè kè bên cạnh chứ khơng thì cứ quay đi được vài phút là chạy ngay ra khỏi bàn ngay”.

Bảng kết quả thu được cũng cho thấy, có tới 80% số cha mẹ nhận thấy trẻ rất khó khăn để duy trì sự chú ý của mình vào nhiệm vụ/ hoạt động mà cha mẹ giao phó. Số cha mẹ được phỏng phấn sâu cịn cung cấp các thơng tin cụ thể như: “nếu khơng có mẹ ngồi cạnh học là cháu không thể tập trung làm bài, mà ngay cả khi mẹ ngồi cạnh cháu học bài mà tay cháu hết nghịch cục tẩy, cái bút, cậy bàn… không yên được”

Theo bảng 3.7, có 49% số cha mẹ cho rằng con họ né tránh, khơng thích hoặc miễn cưỡng tham gia các cơng việc địi hỏi trí tuệ; 43% cho rằng trẻ có khó khăn trong việc tổ chức, sắp xếp các cơng việc. Tác giả nhận thấy, có rất nhiều cha mẹ chia sẻ rằng họ mất rất nhiều thời gian để kèm cặp trẻ học và làm bài tập ở nhà. Chính vì vậy khi được hỏi về vấn đề này rất nhiều cha mẹ cho rằng “cháu nhà tôi vẫn làm bài đầy đủ, vẫn làm tốt các bài tập được giao khơng khó khăn gì”.

- Chú ý quá di chuyển

Một vấn đề nữa mà trẻ mắc phải với tỷ lệ khá cao là trẻ hay gặp các triệu chứng quá di chuyển sự chú ý, chính rối loạn này khiến cho trẻ thường bị đánh giá là thiếu hợp tác với người khác, khơng có kỹ năng giao tiếp, không chú ý lắng nghe khi hội thoại…

Triệu chứng khơng chú ý lắng nghe khi người khác nói chuyện là triệu chứng được cha mẹ khá bận tâm, có tới 77% số cha mẹ được hỏi cho rằng trẻ của họ ở nhà có khó khăn này. Bản thân tác giả nhận thấy trong quá trình làm trắc nghiệm, trẻ rất hay sao nhãng bởi các kích thích xung quanh (tiếng động, người, đồ vật… xuất hiện xung quanh), điều này cũng rất phù hợp với ý kiến của cha mẹ cung cấp. 100% cha mẹ phản ánh rằng trẻ rất dễ bị sao nhãng bởi các kích thích bên ngồi.

Một đặc trưng khác là trẻ đặc biệt hấp tấp khi thực hiện các nhiệm vụ, trẻ luôn bỏ qua các nhiệm vụ đang thực hiện mà muốn xem nhiệm vụ tiếp theo là gì. Trẻ ln hấp tấp nên đơi khi không chú ý tiếp nhận được đầy đủ các thông tin mà người khác nói, vì vậy đơi khi người khác cảm thấy trẻ bốc đồng, khơng bình thường. Đây cũng chính là lý do khiến người khác dễ đánh đồng các triệu chứng này với các rối loạn khác như: rối loạn Tự kỷ, rối loạn hành vi…

Rối loạn giảm chú ý của trẻ, cha mẹ nhấn mạnh rằng trẻ khó di chuyển chú ý đối với các hoạt động mà trẻ ưa thích. Ví dụ: đối với một hoạt động mà trẻ thích như: xem tivi, chơi game… trẻ tập trung chú ý rất tốt, thậm chí khó chịu nếu như phải dừng hoạt động ưa thích của mình. Một số cha mẹ được phỏng vấn cịn nói rõ: “đấy cứ mỗi lần mà nó chơi điện tử thì cứ gọi là rát họng để gọi được nó,

lắm lúc em cịn phải gọi to hoặc hét tướng lên may ra nó mới nghe và quay lại được”.

- Hậu quả của rối loạn giảm chú ý

Hậu quả đầu tiên mà rối loạn giảm chú ý gây ra đó là triệu chứng quên và mất các đồ dùng cần thiết cho việc học tập. Có tới 89% cha mẹ phàn nàn rằng trẻ luôn mất đồ dùng học tập hoặc cơng việc, trong q trình phỏng vấn cha mẹ có nói: “cơ xem có lần một tuần lại phải thay một hộp bút chì mới, cứ vài ngày lại

mất một cục tẩy, cái thước, thậm chí sách vở đơi khi cũng mất luôn, cháu cẩu thả lắm”.

Việc trẻ suy giảm chú ý khiến cho việc tiếp nhận thông tin ở trẻ thiếu chính xác, khơng rõ nét và tồn vẹn, chính vì thế trẻ thường bị người khác đánh giá là vô tổ chức, thiếu ý thức và động cơ trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động học tập. Điều này phù hợp với số liệu thu được ở bảng 3.8, có tới 77% số cha mẹ cho rằng trẻ thường không chú ý khi hội thoại với người khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em từ 6 10 tuổi luận văn ths tâm lý học (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)