Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em từ 6 10 tuổi luận văn ths tâm lý học (Trang 67 - 70)

1.3.1 .Lịch sử thuật ngữ tăng động giảm chú ý

2.3. Tổ chức nghiên cứu

Bệnh nhi được lựa chọn làm khách thể nghiên cứu sẽ là các bệnh nhi được thăm khám tại phòng khám khoa Tâm bệnh- Bệnh viện Nhi Trung ương. Nghiên cứu sẽ được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1:

(a) Bác sỹ sẽ quan sát đánh giá và phỏng vấn trực tiếp bệnh nhi và người nhà bệnh nhi về tiền sử và quá trình diễn biến bệnh, q trình mang thai, sinh đẻ và hồn cảnh sống hiện tại… Bác sỹ cũng sẽ khám lâm sàng chi tiết và toàn diện về tâm thần, thần kinh cũng như các vấn đề liên quan đến nội khoa... các chi tiết quan trọng sẽ được ghi lại trong sổ y bạ hoặc bệnh án của bệnh nhân.

(b) Chọn các bệnh nhi được chẩn đoán ADHD dựa vào thang đo Vanderbilt và DSM-4.

(c) Sau khi bệnh nhi đã được bác sỹ, cán bộ tâm lý chẩn đoán ADHD, bệnh nhi sẽ được chuyển đến làm việc với nhóm nghiên cứu.

(d) Tổ chức nhóm thảo luận với cha mẹ, để tìm ra các biểu hiện do cha mẹ đưa ra về biểu hiện của trẻ:

Nội dung của cuộc phỏng vấn sẽ dựa trên tiêu chí đánh giá của DSM-4, cấu trúc thảo luận nhóm tập trung với cha mẹ như sau:

- Điều hành buổi phỏng vấn sẽ là cán bộ tâm lý của khoa tâm bệnh, cán bộ tâm lý là người đưa ra vấn đề thảo luận và dẫn dắt cuộc nói chuyện. Cán bộ tâm lý tuân thủ nguyên tắc phỏng vấn: chỉ đưa ra vấn đề, lắng nghe, ghi âm hoặc ghi chép lại ý kiến của cha mẹ, nhấn mạnh nội dung và chủ đề của buổi nói chuyện nếu trong qúa trình phỏng vấn các thành viên lạc chủ đề.

- Buổi phỏng vấn kéo dài trong khoảng thời gian giới hạn tối đa là 30 phút:

+ 5 phút đầu tiên cha mẹ hoặc người nhà bệnh nhân sẽ được nghe giới thiệu và giải thích về mục đích của nghiên cứu, những thơng tin mà ma chẹ cung cấp sẽ được sử dụng trong nghiên cứu như thế nào, hỏi ý kiến và chấp nhận tham gia của cha mẹ vào phỏng vấn.

+ Trong 15- 20 phút tiếp theo cán bộ tâm lý sẽ đưa ra vấn đề thảo luận, hỏi và dẫn dắt các thông mà cha mẹ đưa ra. Trong giai đoạn này nhà tâm lý có nhiệm vụ đưa chủ đề nói chuyện, dẫn dắt cha mẹ đi đúng hướng và làm rõ các khái niệm chung nhất mà các cha mẹ chia sẻ.

+ 5 phút cuối cán bộ tâm lý sẽ thống nhất lại các khái niệm và các từ ngữ mà cha mẹ thường dùng nhất khi nói về vấn đề của trẻ.

- Mỗi nhóm phỏng vấn cha mẹ sẽ là một nhóm nhỏ khoảng 3-5 cha mẹ, sẽ được chọn ngẫu nhiên trong quá trình đánh giá.

- Nội dung các vấn đề được hỏi trong phỏng vấn là:

(1) Lý do mà cha mẹ đưa con đi khám là gì? (nếu là lý do từ khách quan đưa đến như: giáo viên u cầu, thì đề nghị giải thích rõ theo anh chị các vấn đề này trẻ có gặp ở nhà khơng, và quan niệm của cha mẹ về vấn đề của trẻ là như thế nào?)

(2) Vấn đề khó khăn nhất mà trẻ gặp phải là gì?

(3) Những từ mà bản thân cha mẹ và người xung quanh hay dùng nhất khi nhận xét về trẻ? Nếu khái niệm quá rộng sẽ yêu cầu cha mẹ lấy ví dụ cụ thể cho mỗi khái niệm mà họ đưa ra (ví dụ: “anh chị nói trẻ “q nghịch”, vậy anh chị có thể nói rõ hơn cụ thể trẻ “nghịch quá” như thế nào?...)

(4) Cha mẹ đã bao giờ tham khảo trên báo, mạng, … về vấn đề của trẻ chưa? - Kết thúc phỏng vấn cán bộ tâm lý sẽ cấu trúc lại các khái niệm mà cha mẹ đã đề cập, cung cấp một số thông tin về rối loạn ADHD cho cha mẹ.

Giai đoạn 2:

- Bổ sung các dấu hiệu thu được từ buổi phỏng vấn với các cha mẹ hoặc người chăm sóc vào cơng cụ quan sát, hồn thiện cơng cụ quan sát.

- Tiến hành các buổi quan sát như sau:

(1) Trẻ và người thân được đưa vào phịng test, phịng đảm bảo đủ ánh sáng, có một số công cụ như: bút, giấy, bộ xếp hình…, khơng loại trừ các yếu tố bên ngoài như: tiếng ồn hoặc các tác nhân gây sao nhãng khác như: các đồ vật xung quanh, người quan sát…

(2) Buổi quan sát sẽ kéo dài trong 30 phút, buổi quan sát sẽ chia làm 6 giai đoạn, mỗi giai đoạn quan sát sẽ kéo dài 5 phút. Trong mỗi 5 phút, nhà tâm lý sẽ quan sát các hành vi của trẻ thông qua các biểu hiện trong bản quan sát đã được xây dựng theo DSM-4 và các thông tin từ các buổi phỏng vấn với cha mẹ.

(3) Các hành vi sẽ được tính theo số lần trẻ thực hiện hành vi trong 5 phút mà người quan sát thấy được.

(4) Bên cạnh các thông tin từ cha mẹ và các thông tin từ buổi quan sát, nhà tâm lý cũng sẽ lấy thêm thông tin đánh giá của giáo viên về các hành vi của trẻ ở lớp học. Thông tin được lấy bằng cách gọi điện thoại trực tiếp cho giáo viên, cán bộ tâm lý sẽ trực tiếp hỏi và ghi lại các nhận định của giáo viên về trẻ.

(5) Cán bộ tâm lý sẽ thống kê và xử lý các thông tin từ cha mẹ, từ quan sát và từ phỏng vấn giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em từ 6 10 tuổi luận văn ths tâm lý học (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)