Phần lớn các trường hợp có rối loạn ADHD đã có biểu hiện từ rất sớm, thơng qua q trình phỏng vấn và lấy thơng tin từ cha mẹ trẻ thì đa số trẻ có các biểu hiện này từ nhỏ (2- 3 tuổi) và suốt khoảng thời gian học mẫu giáo, nhưng đa số cha mẹ trẻ nhận xét đây là các biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động bình thường của trẻ con mà khơng cần đưa đi khám. Chỉ đến khi trẻ bắt đầu đi học, các triệu chứng này khiến trẻ ảnh hưởng đến các chức năng khác như học kém, không tiếp thu bài được, giáo viên phê bình nhiều… mới khiến cho cha mẹ cảm thấy lo lắng và đưa trẻ đi khám.
Quan sát bảng 3.2 thấy tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 7,57 tuổi, và 68,5% là trẻ ở độ tuổi 7- 8. Như đã trình bày ở chương trước, trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (dưới 6 tuổi) hoạt động chủ đạo là hoạt động chơi. Vì thế cha mẹ hay thầy cơ khơng thấy phiền phức vì sự quậy phá của trẻ. Cha mẹ và giáo viên
không khắt khe và chỉ cho rằng đây là các biểu hiện hiếu động, thậm chí là thơng minh lanh lợi của đứa trẻ. Ở tuổi đi học, hoạt động chủ đạo của trẻ chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học tập, trẻ phải tham gia vào một mơi trường có nội quy và nguyên tắc hơn. Trẻ được giao các nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực trí tuệ hơn trước. Khi này, các triệu chứng của trẻ được bộc lộ một cách rõ rệt như: quậy phá trong lớp, vơ tổ chức, khơng hồn thành bài vở, học kém…, lúc này cha mẹ mới lo lắng và đưa trẻ đi khám.
3.1.2. Hồn cảnh gia đình
Hồn cảnh gia đình, trước hết là trình độ học vấn của cha mẹ có liên quan nhiều đến khả năng nhận thức của cha mẹ về các triệu chứng của trẻ, và quyết định đưa trẻ đi khám. Bảng 3.3: Trình độ học vấn của cha mẹ Trình độ học vấn bố mẹ Số lượng Tỷ lệ (%) Tiểu học 1 2,9% Trung học 13 37,1% Trung cấp/ cao đẳng 5 14,3% Đại học 15 42,8% Sau đại học 1 2,9% Tổng 35 100%
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: đa số các cha mẹ có trình độ trên trung học chiến tới 60%, trong đó các cha mẹ có trình độ đại học chiếm nhiều nhất 42,8%. Điều này đặt ra câu hỏi: “Liệu trình độ học vấn có vai trị như thế nào
trong việc nhận thức và đưa ra quyết định đi đưa trẻ đi thăm khám của cha mẹ?”
Tuy không đưa ra được một kết luận chắc chắn, nhưng qua quá trình phỏng vấn người nghiên cứu thấp: những cha mẹ có trình độ trên trung học có nhận thức tốt về các triệu chứng xuất hiện ở con họ, vì họ đã chủ động tìm hiểu các triệu chứng con mình thơng qua báo, mạng… trước khi đưa con đi khám. Những cha mẹ này nhận thức được hậu quả và các khó khăn mà con họ có thể gặp phải nếu các triệu chứng này kéo dài. Ngược lại những cha mẹ có trình độ thấp hơn, họ cho rằng các triệu chứng này chỉ là do trẻ ngịch ngợm hiếu động chứ không phải là bệnh nên không đi khám từ sớm, đa số các trường hợp đi khám là do đề nghị của giáo viên hoặc trẻ học quá kém.
Bên cạnh những nguyên nhân đã trình bày ở phần trước, thông qua thông tin mà cha mẹ cung cấp tác giả nhận thấy yếu tố gia đình, trong đó khí chất của cha mẹ có ảnh hưởng khá lớn tới rối loạn của trẻ.
Tỷ lệ khá lớn cha mẹ được phỏng vấn cho biết con của họ nhận được sự chiều chuộng và chăm sóc của gia đình, tuy nhiên đa số các cha mẹ được phỏng vấn lại cho biết họ rất nghiêm khắc với con ở nhà. Có tới trên 50% cha mẹ khẳng định, họ thường xuyên đánh hoặc phạt trẻ mỗi khi trẻ nghịch quá hoặc không nghe lời. Cần phải giải thích thêm, đối với văn hóa người Việt Nam việc đánh phạt con khi con “hư” là một chuyện khá phổ biến, điều này khơng có liên quan đến vi phạm nhân quyền hay ngược đãi đứa trẻ, mà chỉ đơn giản là việc dạy con một cách nghiêm khắc. Điều này đã được tác giả Trần Văn Công nói đến trong nghiên cứu của mình, việc trẻ q nghịch ngợm, khó kiểm sốt hành vi của bản thân khiến chúng trở thành nơi trút giận của cha/ mẹ hoặc giáo viên hơn những trẻ bình thường khác. [2, tr10- 53]
Thơng qua q trình quan sát biệu hiện hành vi của cha mẹ trong quá trình đánh giá trẻ, tác giả nhận thấy đa số cha mẹ có trẻ mắc rối loạn ADHD có nét tính cách nóng nảy. Điều này thể hiện rõ khi cán bộ tâm lý tiến hành phỏng vấn
hoặc làm test cho trẻ, cha mẹ trẻ luôn thúc giục, trả lời giúp, hoặc gợi ý cho trẻ liên tục. Cha mẹ cũng dễ tỏ thái độ không thỏa mãn, thậm chí chê bai khi trẻ làm sai. Điều này phản ánh một mối tương tác tiêu cực giữa cha mẹ và trẻ ADHD, đây không phải là nguyên nhân dẫn đến rối loạn của trẻ những lại là nhân tố quan trọng khiến cho các triệu chứng của trẻ trở nên trầm trọng hơn, chỉ ra một yếu tố giáo dục không thuận lợi cho trẻ tại gia đình. Các kết luận này chỉ là những quan sát mang tính chủ quan và khơng có một số liệu chính xác để chứng minh, hy vọng các nghiên cứu sau có thể làm rõ vấn đề này.
3.1.3. Nơi ở
Bảng 3.4: Phân bố nơi ở của trẻ
Số lượng Tỷ lệ (%) Thành phố 23 65,7% Nông thôn 12 34,3%