Kiến của giáo viên sau khi dự giờ dạy thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần làm văn (ngữ văn 10, tập 2) theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống (Trang 100)

Nội dung Đánh giá

Tốt Khá TB

1. Nội dung tri thức bài giảng 60% 40% 0% 2. Phương pháp và phương tiện dạy

học 70% 30% 0%

2. Cấu trúc giờ học 50% 50% 0%

3. Thái độ học tập của học sinh 50% 45% 5% 4. Liên hệ thực tiễn – tích hợp

giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

70% 30%

Bảng 3.2. Kết quả điều tra hứng thú học tập của học sinh qua giờ dạy thực nghiệm bài Viết quảng cáo

Trƣờng Rất thích Thích Bình thường Khơng thích THPT Xn Khanh 20% 50% 25% 5% TT GDTX Sơn tây 15% 50% 30% 5%

Qua phiếu phỏng vấn hỏi học sinh về các KNS mà em thu được qua tiết học kết quả là có tới 90% các em đều cho rằng mình học được những KNS như: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng lắng nghe tích

cực, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp… 3.2.6.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm đối chứng

Để đánh giá kết quả thực nghiệm dựa trên các số liệu cụ thể, chúng tôi tiến hành tập hợp điểm số các bài kiểm tra của HS ở các lớp thực nghiệm và đối chứng lập thành bảng thống kê, phân loại. Kết quả như sau:

Bảng 3.3. Kết quả bài kiểm tra của học sinh ở Trƣờng THPT Xuân Khanh

Lớp Trƣờng Sĩ số, số bài

Tỷ lệ %

Kết quả thực nghiệm, đối chứng Giỏi Khá TB Yếu

10A1 (TN)

THPT Xuân Khanh 40 Số bài 10 16 10 4

Tỉ lệ 25 40 25 10

10A2 (ĐC)

THPT Xuân Khanh 40 Số bài 8 15 12 5

Tỉ lệ 20 37.5 30 12.5

Bảng 3.4.Kết quả bài kiểm tra của học sinh ở Trung tâm GDTX Sơn Tây

Lớp Trƣờng Sĩ số, số bài

Tỷ lệ %

Kết quả thực nghiệm, đối chứng Giỏi Khá TB Yếu 10A (TN) Trung tâm GDTX Sơn Tây 40 Số bài 9 17 9 5 Tỉ lệ 22.5 42.5 22.5 12.5 10B (ĐC) Trung tâm GDTX Sơn Tây 40 Số bài 8 16 12 6 Tỉ lệ 20 40 30 15

Biểu đồ 3.1. Tổng hợp, thống kê kết quả bài kiểm tra của học sinh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Nhìn vào bảng thống kê có thể nhận thấy chất lượng, kết quả của các lớp thực nghiệm và đối chứng như sau: Tỉ lệ HS có điểm giỏi và khá ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, tỉ lệ HS có điểm trung bình và yếu ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng. Nhìn vào độ chênh lệch giữa các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng ta thấy đây là một tín hiệu khả quan.

Tiểu kết chƣơng 3

Như vậy, qua thực tế áp dụng và lấy ý kiến từ đồng nghiệp, chúng tôi khẳng định được tính khoa học và tính khả thi của việc tích hợp giáo dục KNS cho HS qua dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2). Sử dụng tốt các biện pháp đề xuất như bám sát mục tiêu bài học, áp dụng linh hoạt các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực, thực hiện các bước lên lớp trong giảng dạy bài

Viết quảng cáo hoàn toàn đem lại hiệu quả cho giờ học.

GV có thể vận dụng các biện pháp dạy học chúng tôi đề xuất ở trên vào dạy học các bài làm văn khác trong chương trình THPT cũng như vào dạy học Ngữ văn nói chung. Tuy nhiên, khi vận dụng, cần căn cứ vào nội dung cụ thể để đưa ra những biện pháp hợp lí, khả thi, sự vận dụng cũng cần hết sức linh hoạt, tránh khiên cưỡng, gò ép.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

KNS là một chỉ số thực tế của nhân cách, là mặt biểu hiện của hành vi nhân cách, đồng thời là yếu tố khẳng định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn mới về sự trưởng thành và phát triển nhân cách con người dưới tác động của môi trường sống và hoạt động giáo dục. Đối với nhiều nước trên thế giới, KNS là mục tiêu, nội dung quan trọng của chương trình giáo dục.

Giáo dục KNS là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của hệ thống giáo dục, là kết quả của giáo dục đồng thời là nhiệm vụ quan trọng của mọi hoạt động nhà trường đặc biệt là hoạt động dạy và học. Việc tích hợp giáo dục KNS trong dạy học nói chung và dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) nói riêng là việc làm rất cần thiết để đưa văn học gần hơn với đời sống và thực hiện mục tiêu giáo dục trong thời đại mới: đào tạo những con người trẻ có tài năng, tri thức, sức khỏe và thẩm mĩ. Việc tích hợp này khơng làm ảnh hưởng đến nội dung cũng như tính thẩm mĩ của giờ học. Văn học là nhân học, dạy học Văn là dạy làm người. Tuy nhiên, nếu tích hợp khơng được thực hiện một cách khéo léo sẽ phản tác dụng và mang tính giáo điều, gượng ép. Để đạt được hiệu quả cao trong việc tích hợp giáo dục KNS cho HS sau mỗi giờ học đòi hỏi người GV phải nâng cao vốn hiểu biết xã hội cũng như kiến thức chuyên môn.

Thành công của người GV Văn là được thấy các thế hệ HS sau mỗi bài giảng của mình sẽ trưởng thành hơn, sống đẹp hơn, thái độ sống tích cực hơn, có tâm hồn trong sáng và nhân văn hơn. Nhưng để điều đó thấm nhuần vào tâm hồn HS và chuyển hóa thành KNS địi hỏi người GV phải có phương pháp giảng dạy phù hợp, khơi gợi được hứng thú học tập của HS. Cần phải vận dụng đồng bộ và linh hoạt các biện pháp, tránh tuyệt đối hóa hay độc tơn bất kì một biện pháp nào. Từ đó, tích hợp giáo dục KNS cho HS, hướng các em tới những giá trị tinh thần cao quý, giúp các em học tập và làm theo những thông điệp được gửi gắm qua mỗi bài học.

Đề tài luận văn mở ra một hướng đi mới trong tổ chức dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) nói riêng, góp phần đổi mới phương pháp dạy học đưa văn học gần hơn với đời sống, góp phần bồi dưỡng nhân cách, làm giàu thêm đời sống tâm hồn, hình thành một số KNS cho các em. Muốn đạt được thành quả như vậy địi hỏi sự đóng góp liên tục, lâu dài của các nhà giáo tâm huyết cũng như ý thức học tập và rèn luyện của bản thân mỗi HS.

Qua đề tài này, một lần nữa chúng tơi muốn khẳng định chủ trương tích hợp giáo dục KNS qua môn Ngữ văn là cần thiết, quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục con người. Và mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng và nghiêm túc trong quá trình thực hiện đề tài song khơng khỏi cịn những thiếu sót. Chúng tơi, rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà nghiên cứu, các thầy cô để định hướng của đề tài thực sự có hiệu quả thiết thực qua việc tích hợp giáo dục KNS trong dạy học nói chung và dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) nói riêng.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với các cấp quản lí chỉ đạo

- Cần sớm có những qui định về giáo dục KNS cho HS các cấp học, trong đó có cấp trung học phổ thơng. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các trường chủ động lựa chọn hình thức tổ chức giáo dục KNS cho HS phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

- Tổ chức các hoạt động nhằm bồi dưỡng nâng cao nhận thức và tập huấn cho cán bộ quản lí, GV, HS về KNS.

- Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chương trình tích hợp giáo dục KNS trong dạy học một cách nghiêm túc, có kiểm tra đánh giá hiệu quả.

- Hàng năm tổ chức các hội nghị báo cáo điển hình các đơn vị thực hiện tốt công tác giáo dục KNS. Tổ chức học tập kinh nghiệm các đơn vị làm tốt hoạt động này theo hình thức hội thảo. Tổ chức hội giảng các chuyên đề tích hợp giáo dục KNS cho HS qua môn Ngữ văn.

2.2. Đối với các nhà trường

- Cán bộ quản lí nhận thức được vị trí và vai trị của hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Quan tâm, tạo điều kiện để GV có thể tổ chức, tích hợp giáo dục KNS cho HS thông qua các hoạt động giáo dục.

- Chú trọng quan tâm, khuyến khích đến cơng tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mỗi GV để họ tích cực, tự giác nâng cao chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1996), Phương pháp dạy

học môn làm văn.Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2001), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn

2001-2010. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thơng môn Ngữ văn. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1-2. Nxb

Giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 1-2. Nxb

Giáo dục

6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ

năng môn Ngữ văn lớp 10. Nxb Giáo dục.

7. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thơng.

8. Nguyễn Thanh Bình (2003), “Giáo dục kĩ năng sống cho người học”. Tạp

chí Thơng tin KHGD, số 100/2003, Hà Nội.

9. Nguyễn Thanh Bình (2008), Xây dựng và thực nghiệm một số chủ đề giáo

dục kĩ năng sống cơ bản cho học sinh THPT, Đề tài KHCN cấp Bộ, mã số B

2007-17-57, Hà Nội.

10. Nguyễn Thanh Bình (2013), Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm.

11. Lê Minh Châu (2003), UNICEF Việt Nam và giáo dục kĩ năng sống cho

thanh thiếu niên, Báo cáo tại Hội thảo “Chất lượng giáo dục và kĩ năng sống” từ 23-25/10/2003, Hà Nội.

12. Lê Minh Châu, Nguyễn Thúy Hồng, Trần Thị Tố Oanh, Phạm Thị Thu Phƣơng, Lƣu Thu Thủy, Nguyễn Thị Hồng Vân, Đào Vân Vi, Nguyễn Huệ Vi (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Nxb Giáo dục Việt Nam.

13. Lê Anh Chiến (2003), “Dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp”, Tạp chí Giáo dục (67)

14. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa

học kĩ thuật, Hà Nội.

15. Nguyễn Hữu Đức (2010), Luận văn thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục,

Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo

Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp). Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Mai Hà (2007), Bài viết tìm hiểu một vài khái niệm liên quan

đến giáo dục kỹ năng sống ở một số nước trên thế giới.

17. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (2001), Phát triển toàn diện con người trong

thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

18. Lê Bá Hán (Chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật

ngữ Văn học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Bùi Hiển (2001), Từ điển giáo dục học. Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 20. Trần Bá Hồnh (2006), “Dạy học tích hợp” Tạp chí Giáo dục (9), tr. 11-

14.

21. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư

phạm. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Nguyễn Thanh Hùng (2003), “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn”.Tạp chí

giáo dục số 3.

23. Nguyễn Thanh Hùng (2006), Tích hợp trong dạy học Ngữ văn. Tạp chí

Khoa học Giáo dục số 6, 3/2006.

24. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn

học ở trường THPT. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Công Khanh (2012), Phương pháp Giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống. Nxb Đại học Sư phạm.

26. Nguyễn Cơng Khanh (2012), Xây dựng mơ hình câu lạc bộ giáo dục giá

27. Phạm Văn Lập (2007), Bài giảng phương pháp dạy học sinh ở trường THPT. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Hồ Văn Liên (2012), “Giáo viên chủ động thiết kế chương trình việc dạy

học tích hợp sẽ hiệu quả hơn”, Tạp chí Giáo dục và thời đại, tr.8-9

29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa (2012), Giáo dục giá trị sống

và kĩ năng sống.Tài liệu lưu hành nội bộ.

30. Phan Trọng Luận (1999), Phương pháp dạy học văn. Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội.

31. Phan Trọng Luận, Trƣơng Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (1999), Phương pháp dạy học môn Làm văn. Nxb Đại học Quốc gia, Hà

Nội.

32. Phan Trọng Luận (2006), Về chương trình Ngữ văn và SGK chuẩn lớp

10. Dạy và học ngày nay số 6/2006

33. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2007), Mấy vấn đề lý luận và thực hành

Làm văn ở THPT. Nxb Vụ giáo viên Bộ giáo dục, Hà Nội.

34. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm.

35. Đào Thị Oanh (2008), Một số cơ sở tâm lí học của việc giáo dục kĩ năng

sống cho học sinh, Bài viết cho đề tài KHCN cấp Bộ, mã số B 2007-17-57, Hà

Nội.

36. Nguyễn Thị Oanh (2005), Kĩ năng sống cho tuổi vị thành niên. NXB Trẻ. 37. Hoàng Phê (2000), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

38. Nguyễn Dục Quang (2007), Bài viết Một vài vấn đề chung về KNS và GDKNS, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

39. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT. Nxb Giáo dục.

40. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thị Hồng Vân (2008), Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 10. Nxb Giáo

41. Lƣu Thu Thủy (2007), Bài viết Kỹ năng sống và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sống, Viện Khoa học NXB Đại học Sư phạm.

42. Nguyễn Quang Uẩn (2007), Bài viết Một số vấn đề lý luận về kỹ năng sống, Trƣờng ĐHSP Hà Nội.

43. Dakar Frame work for Action (2000), World Education Forum,

Senegan.

44. Diane Tiuman (2000), Những hoạt động giá trị sống cho thiếu niên (8 đến 14 tuổi). NXB thành phố Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1:

PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN

(Ý kiến của giáo viên sau khi dự giờ dạy thực nghiệm)

Họ và tên giáo viên:............................................................................................. Chức vụ:............................................................................................................... Đơn vị công tác:...................................................................................................

Xin thầy (cơ) vui lịng cho biết ý kiến của mình về các nội dung dƣới đây: (Nếu đồng ý ở nội dung nào, thầy (cô) hãy đánh (X) vào cột tƣơng ứng)

Nội dung Đánh giá

Tốt Khá TB

1.Nội dung tri thức bài giảng

2.Phương pháp và phương tiện dạy học

3.Cấu trúc giờ học

4.Thái độ học tập của học sinh

5.Liên hệ thực tiễn – tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Ý kiến khác:

………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………

Xin chân thành cảm ơn!

PHỤ LỤC 2:

PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH

Họ và tên học sinh:…………………………………………………………… Lớp:…………………………………………………………………………… Trường:…………………………………………………………………………

Em hãy vui lòng cho biết ý kiến của em về hiệu quả giờ dạy thực nghiệm bài Viết quảng cáo áp dụng các biện pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống, em cảm thấy: - Rất thích - Thích - Bình thường - Khơng thích - Khó hiểu - Dễ hiểu - Ý kiến khác

Sau khi học xong bài Viết quảng cáo, em rút ra đƣợc những kĩ năng sống nào sau đây. Nếu đồng ý hãy tích dấu (x) và viết thêm những kĩ năng sống mà em lĩnh hội đƣợc qua tác phẩm.

Các kĩ năng sống Ý kiến của em

Kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng giải quyết vấn đề Kĩ năng xác định giá trị Kĩ năng tự nhận thức

Kĩ năng kiểm sốt cảm xúc Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ Kĩ năng hợp tác

Kĩ năng lắng nghe tích cực Kĩ năng thể hiện sự cảm thông Các kĩ năng sống khác

PHỤ LỤC 3:

GIÁO ÁN TIẾT 102: VIẾT QUẢNG CÁO

1 2

3 4

5

7 8

9 10

13 14

15 16

PHỤ LỤC 4:

PHIẾU GIAO BÀI TẬP VỀ NHÀ

(Sau bài học: Viết quảng cáo) Ngày:

Môn học: Làm văn

Nội dung bài học: Viết quảng cáo

*Nhiệm vụ:

1.Tóm lược vai trò và yêu cầu của VBQC và cách viết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần làm văn (ngữ văn 10, tập 2) theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)