Tích hợp trong dạy học Ngữ văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần làm văn (ngữ văn 10, tập 2) theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống (Trang 43 - 45)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Dạy học tích hợp

1.2.4. Tích hợp trong dạy học Ngữ văn

Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình và SGK THPT. Chương trình THPT, mơn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” [3, tr.27]. Nguyên tắc tích hợp phải được qn triệt trong tồn bộ mơn học, từ đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn, quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học, quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập, tích hợp trong chương trình, tích hợp trong SGK, tích hợp trong PPDH của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS, tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo” [3, tr.40].

Với đặc trưng của mình, mơn Ngữ văn cho phép thực hiện việc tích hợp như một yêu cầu tự thân. Bởi tác phẩm văn học vẫn luôn được coi là nghệ thuật của ngôn từ, việc tiếp nhận văn bản văn học trước hết là tiếp xúc với phương tiện biểu đạt là ngôn ngữ, mặt khác, việc thực hành tạo lập các văn bản thông dụng trong nhà trường và xã hội cũng sử dụng ngôn ngữ làm công

cụ. Như vậy, cả ba nội dung Văn học, Tiếng việt và Tập làm văn trong mơn học này đều có điểm đồng quy là Tiếng Việt và đều có mục đích là hình thành cho mỗi học sinh năng lực sử dụng Tiếng việt trong tiếp nhận và tạo lập văn bản. Với quan điểm tích hợp, sẽ tận dụng được những khả năng phối hợp giữa các nội dung học tập để thực hiện mục tiêu học tập một cách hiệu quả hơn, đồng thời tránh được sự chồng chéo, sự quá tải, sự trùng lặp hoặc tách biệt của chương trình và sách giáo khoa Văn – Tiếng việt trước đây. Quan điểm tích hợp sẽ dẫn đến những thay đổi trong việc xác định mục tiêu mơn học. Với quan điểm tích hợp, ba phân môn trên sẽ được phối hợp triển khai cùng hướng tới một mục đích chung là nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Việt cho HS, cụ thể là hình thành bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, từ đó hình thành cho HS năng lực phân tích, bình giá và cảm thụ văn học nghệ thuật một cách chủ động, tích cực, từng bước hình thành và phát triển năng lực tư duy và giao tiếp bằng Tiếng việt. Theo tinh thần trên, nội dung dạy kiến thức luôn gắn kết với bốn kĩ năng, nội dung dạy Tiếng Việt đồng thời dạy Văn, qua dạy Văn mà củng cố khắc sâu kiến thức, kĩ năng Tiếng việt, Tập làm văn giúp thực hành tổng hợp các kiến thức, kĩ năng đó. Với quan điểm tích hợp, hệ thống các văn bản đưa vào chương trình và SGK sẽ là ngữ liệu để gắn kết một nội dung học tập của các phân môn.

Nếu chương trình Ngữ văn THCS lấy trục tích hợp là các kiểu văn bản giúp HS hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật của các văn bản theo kiểu loại và tạo lập được các văn bản theo kiểu loại, thì chương trình Ngữ văn THPT lấy trục tích hợp là hai mạch nội dung đọc hiểu và tạo lập văn bản, nhằm giúp HS phát triển và nâng cao năng lực thưởng thức Văn học và năng lực sử dụng tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp văn hóa (nói và viết).

Mặt khác, tính tích hợp của chương trình và SGK Ngữ văn cịn thể hiện ở mối liên thông giữa kiến thức sách vở và kiến thức đời sống, liên thông giữa kiến thức, kĩ năng của môn Ngữ văn với các môn học thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn và các ngành học khác, nhằm giúp HS có được kiến thức

và kĩ năng thực hành tồn diện, góp phần giáo dục đạo đức cơng dân, KNS, hiểu biết xã hội… Như vậy, tích hợp trong môn học Ngữ văn không chỉ là phối hợp các kiến thức và kĩ năng của tiếng Việt và Văn học mà cịn là sự tích hợp liên ngành để hình thành một “phơng” văn hóa cho HS trong việc đọc hiểu tác phẩm văn học và tạo lập những văn bản theo các phương thức biểu đạt khác nhau, có nghĩa là để thực hiện các mục tiêu đặt ra trong môn học Ngữ văn, HS cần vận dụng cần tổng hợp những hiểu biết về ngơn ngữ, Văn hóa, Văn học, Lịch sử, Địa lí, phong tục, vốn sống, vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân. Điều này cũng thể hiện rõ trong những nhiệm vụ của môn học là hướng đến cá thể hóa người học. Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở THPT là cách thức để hạn chế lối dạy học theo kiểu khép kín trong nội bộ phân môn, biệt lập các bộ phận Văn học, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức kĩ năng mà HS lĩnh hội được đảm bảo cho mỗi khả năng huy động hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống. Mặt khác, tránh được những nội dung kiến thức trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân mơn riêng rẽ khơng có được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần làm văn (ngữ văn 10, tập 2) theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống (Trang 43 - 45)