Các cách tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần làm văn (ngữ văn 10, tập 2) theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống (Trang 40 - 43)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Dạy học tích hợp

1.2.2. Các cách tích hợp

Trong q trình học tập, HS có thể lần lượt học các môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng HS phải biểu đạt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và vận dụng được kiến thức đã học trong các tình huống cụ thể của cuộc sống. Vì thế cần phải thấy được vai trị của mơn học và những tương tác của các môn học khác nhau. Theo d’ Hainaut (1977) có 4 quan điểm khác nhau đối với các môn học.

Quan điểm “đơn mơn”: Có thể xây dựng chương trình học tập theo hệ

thống nội dung của mỗi môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ.

Quan điểm “đa môn”: Một chủ đề trong nội dung học tập có liên quan

với những kiến thức, kĩ năng thuộc một số môn học khác nhau. Các môn học tiếp tục được tiếp cận một cách riêng rẽ, chỉ phối hợp với nhau ở một số đề tài, nội dung.

Quan điểm “liên môn”: Nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi

vấn đề, tình huống địi hỏi muốn giải quyết HS phải huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhưng môn học khác nhau.

Quan điểm “xuyên môn”: Nội dung học tập hướng vào phát triển các kĩ

năng, năng lực cơ bản mà HS có thể sử dụng vào tất cả các môn học, trong việc giải quyết các tình huống khác nhau.

Trong thời đại hiện nay, khi những vấn đề giao lưu, hội nhập khoa học, công nghệ hiện đại trên thế giới, khu vực cũng như trong nước đang phát triển hết sức nhanh chóng thì một trong những u cầu quan trọng đặt ra đối với nhà trường là cần hướng tới việc phát triển các năng lực của người học, đặc

biệt là năng lực hành động một cách chủ động và có hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Do vậy, khi xây dựng nội dung học tập không thể chỉ bằng lịng với các q trình học tập đơn lẻ mà cần phải tích hợp các quá trình này lại với nhau trong các tình huống có ý nghĩa đối với người học. Điều này còn xuất phát từ cơ sở triết học, bởi bản thân sự vật hiện tượng tồn tại dưới dạng tích hợp như nó vốn có trong thực té. Trước đây khoa học giáo dục thường tách sự vật hiện tượng thành những bộ phận riêng rẽ để làm đối tượng cho các mơn học. Sự tách rời này có những thuận lợi để phát triển những kiến thức chuyên sâu, nhưng cũng đã cho thấy những hạn chế là khó vận dụng trong thực tiễn. Xu thế dạy học hiện đại tích hợp một số lĩnh vực, nội dung, môn học tức là trả cho sự vật hiện tượng những tính chất mà nó vốn có, giúp HS tiếp cận gần hơn với thực tế, vì thế cũng dễ áp dụng những kiến thức lý thuyết vào đời sống thực tế hơn. Tích hợp có nhiều hình thức, mức độ có thể tích hợp theo nhiều hướng và nhằm nhiều mục dích hác nhau. Nhu càu của xã hội hiện đại đòi hỏi nhà trường phải hướng tới hai quan điểm liên môn và xuyên môn trong dạy học. Trong đó quan điểm liên mơn phối hợp sự đóng góp của nhiều mơn học để nghiên cứu và giải quyết mọi tình huống, cịn quan điểm xun mơn lại tìm cách phát triển ở HS những kĩ năng có thể áp dụng ở mọi nơi.

Theo Xavier Roegiers, có 4 cách tích hợp mơn học:

Cách 1: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện ở

cuối năm học hay cuối cấp học. Ví dụ các môn Văn, Sử, Địa vãn được dạy một cách riêng rẽ nhưng đến cuối năm hoặc cuối cấp có một phần/ một chương về những vấn đề chung của các khoa học xã hội, HS được đánh giá bằng một bài thi tổng hợp kiến thức.

Cách 2: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện ở

những thời điểm đều đặn trong năm. Ví dụ: các mơn Lí, Hóa, Sinh vẫn được giảng dạy một cách riêng rẽ, hoặc vì bản chất và logic phát triển nội dung từng môn học, hoặc vì các mơn học này do các GV khác nhau đảm nhiệm. Tuy

nhiên, chương trình có bố trí xen một số chương tích hợp liên mơn vào chỗ thích hợp nhằm làm cho HS quen dần với việc sử dụng kiến thức của các môn học gần gũi nhau.

Cách 3: Phối hợp quá trình các mơn học khác nhau bằng các đề tài thích

hợp. Cách này áp dụng cho các mơn học gần nhau về bản chất, mục tiêu hoặc cho những mơn đóng góp bổ sung cho nhau, thường dựa vào các môn học cơng cụ. Các mơn học này có đặc điểm là chỉ có một phần nội dung là đặc thù nhưng có thể nhận các mơn học khác làm nội dung của mình như Tiếng việt, Tốn. Trong trường hợp này mơn học tích hợp do một GV đảm nhiệm. Cách tích hợp này có giá trị chủ yếu ở tiểu học, ở đó những vấn đề cần xử lí là những ván đề đơn giản, có giới hạn. Ví dụ bài tập đọc tích hợp các kiến thức về lịch sử, địa lí, khoa học, văn hóa, giáo dục nhân cách, bài tốn tích hợp kiến thức dân số, môi trường. Cách tiếp cận này cố gắng khai thác tính bổ sung lẫn nhau của những môn học theo đuổi những mục tiêu bổ sung cho nhau bằng cách hoạt động trên cơ sở các chủ đề nội dung.

Cách 4: Phối hợp quá trình học tập các mơn học khác nhau bằng các

tình huống tích hợp, xoay quanh mục tiêu chung cho nhóm, tạo thành một mơn học tích hợp. Cách tích hợp này được tiến hành trên cơ sở đề xuất các mục tiêu chung cho nhiều môn học. Những mục tiêu này gọi là mục tiêu tích hợp. Mục tiêu tích hợp sẽ được thực hiện qua các tình huống tích hợp, phối hợp mà chúng ta cố gắng giải quyết bằng sự phối hợp những kiến thức lĩnh hội được từ nhiều môn học khác nhau.

Lên cấp THCS, THPT hệ thống khái niệm trong các mơn học phức tạp hơn, địi hỏi sự phát triển tuần tự chặt chẽ, mỗi môn học do một GV được đào tạo về chuyên môn đảm nhiệm, do vậy người ta thiên về áp dụng cách tích hợp Phối

hợp q trình học tập các mơn học khác nhau bằng các tình huống tích hợp.

Trong dạy học cần phải có cái nhìn vượt lên các mơn học, cái nhìn vượt lên các phân mơn trong bài học và cái nhìn ngược lại đào sâu vào một môn học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần làm văn (ngữ văn 10, tập 2) theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)