Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần làm văn (ngữ văn 10, tập 2) theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống (Trang 57 - 59)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Thực trạng dạy học phần Làm văn(Ngữ văn10, tập 2) theo hướng tích

2.1.1. Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học hiện nay

Trước yêu cầu cấp bách về việc đưa KNS vào chương trình giáo dục học đường. Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học về việc xây dựng chương trình giáo dục KNS cho HS các cấp học. Một trong những vấn đề được quan tâm ở các hội thảo này là phương thức thực hiện giáo dục KNS cho HS như thế nào cho hiệu quả.

Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm của một số cho thấy có ba phương án thực hiện giáo dục KNS cho HS là:

- Xây dựng môn học về giáo dục KNS đưa vào chương trình học tập của HS. - Lồng ghép các nội dung giáo dục KNS và các mơn học có ưu thế và các hoạt động giáo dục khác.

- Tích hợp giáo dục KNS vào các mơn học và hoạt động ngồi giờ lên lớp. - Theo quan điểm của tác giả luận văn, do KNS được hình thành và phát triển thơng qua trải nghiệm và gắn liền với hoạt động sống của HS nên việc giáo dục KNS cho HS theo phương án hình thành một mơn học riêng là ít khả thi, hiệu quả không cao. Cũng như với giáo dục đạo đức vậy, HS có được học bao nhiêu tiết về đạo đức cũng chưa đủ cơ sở để khẳng định HS đó đạt được những yêu cầu chuẩn mực chung về đạo đức. Do đó, nếu hình thành mơn học KNS là một mơn học riêng thì cũng khó có thể xác định là cần thiết kế bao nhiêu tiết để HS thực sự có KNS và vận dụng những kĩ năng đó trong học tập và trong cuộc sống như thế nào?

Phương thức lồng ghép cũng đã được thực hiện với một số nội dung giáo dục cần cập nhật vào chương trình giáo dục phổ thơng như giáo dục dân

số, giáo dục môi trường, pháp luật, tiết kiệm năng lượng, giáo dục về an tồn giao thơng,… Tuy nhiên, trong giáo dục KNS, phương thức này cịn gặp khơng ít khó khăn, đó là:

- Khó khăn trong việc xác định môn học để lồng ghép. Những môn học này phải đảm bảo có những yếu tố tương đồng với đặc trưng của giáo dục KNS (Chú trọng thực hành và kinh nghiệm sống của HS, thiết lập hành vi cụ thể trong từng tình huống cụ thể,…)

- Khó khăn trong việc đảm bảo nội dung giáo dục KNS đã được lồng ghép. Bởi vì do tính chất của lồng ghép, nội dung giáo dục KNS có tính độc lập nhất định so với nội dung của môn học được sử dụng để lồng ghép. Ví dụ, ngồi các nội dung trong chương trình, mơn Giáo dục cơng dân phải “gánh” thêm nhiều nội dung khơng có trong chương trình như giáo dục trật tự an tồn giao thơng, vẽ tranh biếm họa, thi làm khẩu hiệu, tiểu phẩm nhằm tuyên truyền giao dục văn hóa giao thơng. Bên cạnh đó, các nội dung về giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tiết kiệm năng lượng, phòng chống tham những, giáo dục kĩ năng sống,… cũng tiếp tục được tích lũy giảng dạy trong môn học này. Một GV cho biết: Giáo dục cơng dân được xem là mơn học ơm đồm, vì q nhiều những nội dung khiến việc giảng dạy không hiệu quả. Trong các địa chỉ tích hợp giáo dục KNS, mơn học này là mơn gần gũi và có đất nhất. Nhưng với đủ món tích hợp, lồng ghép như hiện nay khó mà đạt được hiệu quả mong muốn. Chính vì thế, việc khai thác nội dung giáo dục KNS đến đâu phụ thuộc vào từng GV, thậm chí từng tiết học của mơn được lồng ghép.

Với những phân tích trên, chúng tôi cho rằng: cần xác định tích hợp giáo dục KNS là một trong những mục đích của giáo dục. Theo đó, tất cả các mơn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều phải hướng đến giáo dục KNS cho HS. Có như vậy, giáo dục KNS cho HS mới được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và đồng bộ. Như vậy, theo phạm vi giới hạn của đề tài luận văn, Tổ chức dạy học phần làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) theo hướng

tích hợp giáo dục KNS là một trong những phương pháp có hiệu quả để giáo dục KNS cho HS THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần làm văn (ngữ văn 10, tập 2) theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống (Trang 57 - 59)