Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần làm văn (ngữ văn 10, tập 2) theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống (Trang 68 - 71)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Thực trạng dạy học phần Làm văn(Ngữ văn10, tập 2) theo hướng tích

2.1.6. Nguyên nhân của những tồn tại

- Về phía giáo viên

Mấy năm trở lại đây, khi thực tế đặt ra nhiều yêu cầu cho việc giáo dục KNS, trang bị cho HS những kĩ năng cơ bản để các em biết sống, biết ứng phó với các tình huống xảy ra trong đời sống đầy biến động và phức tạp của xã hội hiện đại thì việc tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Ngữ văn mới thực sự

được quan tâm. GV cũng đã bắt đầu có ý thức trong việc này, tuy nhiên những việc làm của họ đều xuất phát từ khả năng, ý thức mỗi cá nhân.

Việc tích hợp giáo dục KNS cho HS cũng chưa đồng bộ và chưa thực sự thực sự thường xuyên. Với đặc trưng của phần Làm văn, một số GV đã có ý thức giáo dục cho HS khi viết bài biết liên hệ với các tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng thao tác này chưa được tích hợp một cách nhuần nhuyễn trong từng hoạt động dạy học và trong tất cả các bài học. Vì thế, việc giáo dục KNS nhiều khi chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực để tích hợp giáo dục KNS cũng đã được GV bước đầu vận dụng như đặt ra những câu hỏi liên hệ để HS tự bộc lộ, tạo tình huống để HS đưa ra cách giải quyết, hoạt động nhóm để HS được giáo dục kĩ năng… bước đầu cũng đã tạo được nhiều hứng thú trong giờ học. Nhưng nếu chỉ mới dừng lại ở những việc làm đó thì e rằng vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Vậy việc tích hợp giáo dục KNS cho HS trong dạy học Văn nói chung và dạy học phần Làm văn nói riêng gặp những khó khăn nào?

Thứ nhất, đội ngũ GV chưa hoặc ít được đào tạo, bồi dưỡng bài bản để có thể tiếp cận và dạy học lồng ghép KNS một cách hiệu quả.

Thứ hai, GV thiếu thời gian chuẩn bị. Một trong những yêu cầu quan trọng để thực hiện việc lồng ghép giáo dục KNS vào bài học trên lớp là GV phải tìm ra được mối liên hệ giữa các phương pháp/kĩ thuật dạy học với nội dung rèn luyện KNS. Để làm tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi GV có tinh thần trách nhiệm và khả năng sáng tạo rất cao. Vì thế, khơng phải GV nào cũng có đủ năng lực lồng ghép tự nhiên những nội dung KNS vào bài học. Thiếu thời gian nữa là thời lướng 1 tiết học trên lớp, với 45 phút, GV chỉ đủ tập trung bài dạy kiến thức cơ bản nên việc dành thời gian tích hợp kiến thức bên ngồi là rất khó. Sự tích hợp gượng ép sẽ làm cho bài học và phần kiến thức được tích hợp rời rạc, thiếu logic, nhiều GV bị cháy giáo án khi lồng ghép tích hợp KNS trong bài giảng.

Thứ ba, các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học và tích hợp giáo dục KNS chưa thật đầy đủ. Để việc tích hợp có hiệu quả, GV phải chủ động chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học. Cơng việc này cũng tốn khơng ít thời gian và cơng sức.

Thứ tư, nhiều GV chưa tìm ra được một phương pháp phù hợp để tích hợp giáo dục KNS qua dạy học phần Làm văn. Lỗ hổng này sẽ làm cho chương trình trở nên sơ cứng và việc giảng dạy chỉ là chuyện nhồi nhét cho xong bổn phận. Đa số GV chưa hiểu hết mục tiêu của việc giáo dục KNS nên mới chỉ dừng lại ở việc cho học sinh liên hệ tới cuộc sống, bồi dưỡng tình cảm mà chưa hướng HS tới những giá trị sống để các em tự nhận thức, từ đó học tập và noi theo.

Thứ năm, việc tích hợp giáo dục KNS qua dạy học phần Làm văn cịn gặp khơng ít khó khăn khi địi hỏi các em phải ra quyết định, phân tích tình huống từ trong quá trình học mà áp dụng với thực tiễn mà cuộc sống hiện đại đòi hỏi. Như vậy, để việc tích hợp có hiệu quả địi hỏi GV phải có một bản lĩnh dứng lớp vững vàng. Không chỉ “biết mười dạy một” về tri thức khoa học mà còn phải mở rộng tầm nhìn trong cuộc sống, biết thổi hồn vào từng bài giảng. Phải làm sao để các em từ trong lớp học đi ra cuộc sống không chỉ đủ kĩ năng tư duy mà cịn có nhiều kĩ năng cá nhân, kĩ năng xã hội và đặc biệt là kĩ năng thực hiện nhiệm vụ và công việc hàng ngày.

- Về phía học sinh

Do nhận thức của HS về KNS cịn hạn chế. Các em ít tiếp cận thơng tin về KNS nói chung, từng KNS cụ thể nói riêng. Có một số KNS cụ thể, mặc dù thường xuyên được nghe nhắc đến nhưng các em khơng hiểu rõ bản chất của kĩ năng đó là gì.

HS ít được giao các nhiệm vụ cụ thể, ít có cơ hội được rèn luyện và khẳng định, các em còn e ngại, rụt rè trong các hoạt động giáo dục nên hiệu quả tích hợp giáo dục KNS chưa cao.

Bên cạnh đó, hình thức, nội dung tích hợp giáo dục KNS chưa phong phú, chưa thực sự hấp dẫn, gần gũi với HS.

Như vậy, có thể thấy việc tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Văn nói chung và dạy học phần làm văn nói riêng đã bắt đầu được cả xã hội và cả ngành giáo dục ý thức và quan tâm nhưng để thực hiện có hiệu quả vẫn là một thách thức lớn địi hỏi trí óc và tâm huyết của nhiều người, đặc biệt là GV, những người trực tiếp định hướng, giáo dục cho HS những KNS phù hợp.

2.2. Biện pháp tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần làm văn (ngữ văn 10, tập 2) theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống (Trang 68 - 71)