Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Tích hợp kĩ năng sống trong dạy học Làm văn
1.3.1. Khả năng tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) văn 10, tập 2)
Giáo dục KNS là một nội dung giáo dục hết sức quan trọng cần được thực hiện một cách có hệ thống và thường xuyên trong các nhà trường. Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh có hiểu biết và được rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng, phịng ngừa những hành vi có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần, tăng cường khả năng nhận thức xã hội, khả năng thích ứng với cuộc sống cũng như khả năng ứng phó linh hoạt, tích cực với những thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Việc đưa giáo dục kĩ năng
sống vào nhà trường có ý nghĩa như là một sự thức tỉnh để các nhà giáo dục chú ý nhiều hơn đến tính hữu dụng, thiết thực của chương trình nhà trường, đồng thời tăng khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo con người mới năng động, tích cực, tự tin, đạt được thành công trong xã hội hội nhập.
Mơn Ngữ văn ở THPT nói chung và phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) nói riêng có vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục này.
Với đặc trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở HS năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn cịn giúp HS có được những hiểu biết về xã hội, văn hóa, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Với tính chất giáo dục thẩm mĩ, mơn Ngữ văn giúp HS bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu để hồn thiện nhân cách. Vì thế, Ngữ văn là một mơn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục những KNS cho HS.
Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn ở trường THPT được xác định: - Trang bị cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, hệ thống về văn học và tiếng Việt, bao gồm: kiến thức về những tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại tiêu biểu của văn học Việt Nam và một số tác phẩm, đoạn trích của văn học nước ngồi; những hiểu biết về lịch sử văn học và một số kiến thức lí luận văn học cần thiết; những kiến thức khái quát về giao tiếp, lịch sử tiếng Việt và các phong cách ngôn ngữ; những kiến thức về các kiểu văn bản, đặc biệt là văn bản nghị luận (đặc điểm, cách tiếp nhận và tạo lập).
- Hình thành và phát triển các năng lực Ngữ văn, bao gồm: năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết), năng lực tiếp nhận văn học, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và năng lực thực hành ứng dụng.
- Bồi dưỡng cho HS tình u tiếng Việt, văn học, văn hóa; tình u gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn; nâng cao ý thức trách
nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế; ý thức tôn trọng, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại.
- Mục tiêu và nội dung môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục KNS, phù hợp với các nội dung cơ bản của giáo dục KNS (bao gồm
kĩ năng tư duy sáng tạo: nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thơng tin: bình luận,
phân tích đối chiếu, phê phán, bác bỏ; kĩ năng hợp tác nhóm: thảo luận, tham gia hiệu quả; kĩ năng giao tiếp: lắng nghe, phản hồi, trình bày, ứng xử giao
tiếp; kĩ năng cảm thông, chia sẻ; kĩ năng ra quyết định: giải quyết vấn đề, ứng phó tình huống, thương lượng; kĩ năng tự nhận thức: tự tin, tự trọng, tự xác
định giá trị; kĩ năng tự quản bản thân: đặt mục tiêu, lập kế hoạch, quản lí thời gian, chịu trách nhiệm, tự điều chỉnh cá nhân,…), phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống. Vì vậy, có thể triển khai giáo dục KNS vào các nội dung của môn Ngữ văn mà không cần phải đưa thêm thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung môn học.
Một trong những đặc điểm của môn Ngữ văn ở trường phổ thơng, với tính chất là mơn học cơng cụ, là có thể kết hợp nhiều nội dung giáo dục trong quá trình dạy học. Bên cạnh nội dung cốt lõi, mang tính chất ổn định của mơn học là các nội dung giáo dục mang tính thời sự xã hội (giáo dục tình cảm nhân văn, trách nhiệm của thanh niên HS trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; giáo dục về truyền thống dân tộc, về tình bạn tình yêu và gia đình; về vấn đề lập nghiệp; về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục bảo vệ mơi trường, phịng chống tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS, giáo dục sức khỏe, giáo dục giới tính,…) nhằm đáp ứng u cầu hình thành ở HS quan hệ ứng xử đúng đắn với những vấn đề của cuộc sống, đất nước, thời đại; giúp các em có đủ bản lĩnh hội nhập trong xu thế tồn cầu hóa. Vì vậy, việc giáo dục KNS vào mơn Ngữ văn là điều có thể thực hiện và phù hợp với xu thế dạy học Ngữ văn hiện nay.
Việc giáo dục các chuẩn mực xã hội, các KNS không thể chỉ xuất phát từ yêu cầu của những người làm chương trình và những nhà giáo dục mà phải xuất phát từ quyền lợi và như cầu phát triển của HS. Cách tiếp cận giáo dục KNS cho HS có những kĩ năng cần thiết để sống an tồn, lành mạnh, có hiệu quả, đáp ứng như cầu phát triển, làm cho HS tích cực,hứng thú học tập, lĩnh hội các tri thức, chuẩn mực một cách chủ động, tự giác. Việc giáo dục KNS trong môn học Ngữ văn được tiếp cận theo hai phương diện: từ nội dung các bài học và từ phương pháp triển khai các nội dung bài học. Nhiều bài học của môn Ngữ văn hướng đến việc giúp HS nhận thức được các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có văn hóa trong các tình huống giao tiếp đa dạng của cuộc sống. Mặt khác, các KNS cịn được giáo dục thơng qua phương pháp học tập tích cực, dựa trên sự tương tác giữa nội dung bài học với những hiểu biết, kinh nghiệm vốn có của bản thân người học và q trình đối thoại, tương tác giữa người học với nhau để thực hành, vận dụng linh hoạt vào các tình huống trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi.
Tất cả các tiết học trong chương trình Ngữ văn THPT đều có thể tích hợp giáo dục KNS cho HS và phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) khơng nằm ngồi số đó. Làm văn với đặc trưng là một phân mơn có khả năng ứng dụng cao, gần với cuộc sống sinh hoạt thực tiễn hàng ngày vì vậy mà học sinh dễ nắm bắt và thực hành một cách thành thạo. Chương trình làm văn (Ngữ văn10, tập 2) với văn thuyết minh và nghị luận là các loại bài gần với thực tiễn qua đó học sinh rất dễ học được các KNS cơ bản. Và cũng từ đây, HS có thể tiếp cận cuộc sống, tự trải nghiệm cuộc sống và rút ra những KNS cho bản thân. Đó cũng chính là một cách để tiếp cận KNS một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng việc giáo dục KNS trong mơn Ngữ văn nói chung và trong phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) nói riêng là có nhiều ưu thế. Q trình học tập mơn học theo hướng nhấn mạnh tới KNS trong trường phổ thơng có khả năng tạo điều kiện giúp HS nâng cao năng lực lĩnh hội trong học tập, hình thành thái độ, hành vi và giúp học sinh có động lực tìm
hiểu, cân nhắc các chọn lựa và có quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề cũng như có cơ hội thuận lợi để rèn luyện các kĩ năng ứng xử hiệu quả.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2)
1.3.2.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT
HS THPT được tính từ độ tuổi 16 – 18 là giai đoạn tuổi vị thành niên. Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt, duy nhất cuộc đời giai đoạn này xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi, bao gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi, điều chỉnh tâm lí và sự biến đổi các quan hệ xã hội nhằm đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ phát triển. Giai đoạn này có nhiều biến đổi trong cấu tạo của cơ thể khiến các em cảm thấy mình đã trở thành người lớn một cách khách quan, xuất hiện những rung cảm mới. Vị trí của các em trong gia đình bắt đầu được nâng lên, các em bắt đàu được thừa nhận như một thành viên tích cực của xã hội. Vì vậy, mối quan hệ được phát triển, tầm hiểu biết xã hội được nâng cao và đây là cơ sở để phát triển nhân cách. Hoạt động giao tiếp được coi là hoạt động chủ đạo và là nhu cầu lớn của lứa tuổi này. Nhu cầu khẳng định bản thân cũng đã chi phối cách hành xử, suy nghĩ của các em. Các em nhạy bén với những chuẩn mực, những giá trị của cuộc sống, xuất hiện ý tưởng tương lai cuộc sống, những ý định rõ ràng, mức độ cao nhất là những nhận thức của các em trở thành giá trị của cuộc sống.
Tình cảm của lứa tuổi HS THPT sâu sắc và phức tạp. Đây là giai đoạn các em nỗ lực tìm kiếm những mối quan hệ ngồi gia đình, hướng tới những người bạn đồng lứa, xã hội hóa cái tơi… tuổi tràn đầy xúc cảm, dễ xúc động, khó kiềm chế cảm xúc bột phát, dề bị tổn thương. Trạng thái tình cảm của các em thất thường, không ổn định, thoắt vui lại thoắt buồn, khó kiểm sốt xung tính, dễ bị kích động, dễ bị lợi dụng. Các em hay có những hành động bột phát, thích thể hiện mình, nhưng nhiều khi khơng hiểu được những hậu quả có thể có những hành vi của mình và dễ hiểu sai tình cảm, hành vi của người khác.
HS ở tuổi này hay có những thất bại về sự tự phê phán. Đó là những thất bại trong việc nhận biết tính mâu thuẫn, tính khơng thích hợp và tính “vơ
lí”… của chính mình.
Lứa tuổi này, quan hệ bạn bè có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các em sợ bị bạn bè tẩy chay. Các em có nhu cầu về sự hài lòng thường xuyên và ngay lập tức. Các em ln khổ sở vì những chuyện khơng đâu, các em thường có cảm giác khơng thể chịu đựng nổi nhiều nỗi lo lắng và nhu cầu phải giữ được hứng thú thường xuyên… Nhận thức của các em về thế giới xung quanh khác với nhận thức của người lớn. Các em có một thế giới về mình với những quyền lợi, điểm tốt, điều phải rất riêng (chủ nghĩa vị kỉ). Các em ít có khả năng nhận biết rõ ràng mối quan hệ giữa bản thân với người khác và ít có khả năng nhận biết rõ các sự kiện mà chúng không liên quan trực tiếp đến bản thân.
Hoạt động học tập giữ một vai trò quan trọng đối với HS THPT. Nội dung học tập ở độ tuổi này khác xa so với thời kì trước. Cách thức dạy học cũng khác. Mỗi GV chỉ dạy một mơn với chun mơn riêng, trình độ riêng, thái độ riêng, phong cách riêng, cách giao tiếp riêng. Vì thế, các em có dịp so sánh, đánh giá và nhận ra sự đa dạng về phong cách, cách dạy, cách giao tiếp của GV. Sự u thích một mơn học nào đó hồn tồn có thể bắt đầu bằng sự yêu mến, quý trọng thầy cơ, các em có thể chán ghét mơn học này, u thích mơn học kia…hứng thú học tập của các em sẽ bị phân hóa. Sự phân hóa này có nguyên nhân từ sự khác biệt giữa nhân cách người thầy, từ phương pháp, phong thái, kĩ năng, cách cư xử của thầy cô.
Khả năng chú ý của HS THPT tăng lên rõ rệt song sự chú ý còn phụ thuộc vào tâm trạng, thái độ, hứng thú của các em. Vì vậy, GV ln biết cách tạo nên hứng thú để tạo sự chú ý và duy trì sự chú ý của các em. Ở lứa tuổi này, hoạt động tư duy cũng có những biến đổi cơ bản, tư duy sáng tạo độc lập, tư duy trừu tượng phát triển mạnh mẽ đặc biệt là tư duy phê phán. Các em biết đánh giá các thông tin mà GV cung cấp cũng như đánh giá chính người GV. Tuy nhiên, trong những biểu hiện tính “người lớn” vẫn cịn những dấu ấn của
tính “trẻ con” rõ nét. Chẳng hạn, về lĩnh vực tri thức cũng có những biểu hiện rất khác nhau của tính “người lớn”. Đối với một số em ham học thì sách vở và kiến thức là cái chủ yếu trong cuộc sống, cịn về nhiều mặt thì các em vẫn là “trẻ con”. Một số các em khác cũng có hứng thú với “tri thức” có được từ lớp học, khi ở nhà các em đọc những bài báo, xem điện tử và ham thích vơ tuyến. Một số em ở lớp thì khơng học hành gì cả, các em này luôn bận bịu về vấn đề mốt và coi việc giao tiếp với bạn bè về ý nghĩa cuộc sống là quan trọng hơn hết.
Khả năng ngôn ngữ của HS THPT khá phát triển, các em có thể sử dụng ngôn ngữ lưu lốt để có thể diễn đạt suy nghĩ của mình cũng như để hiểu người khác. Vốn từ của các em cũng được mở rộng, việc học tập môn Ngữ văn giúp các em phát triển ngơn ngữ chính xác giàu hình tượng.
Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này là sự hình thành tự ý thức. Do sự phát triển mạnh mẽ ở cơ thể, đặc biệt do sự phát triển của các mối quan hệ xã hội và sự giao tiếp trong tập thể mà ở các em đã biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với người khác. Các em đã bắt đầu xem xét mình, vẽ cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình. Mức độ tự ý thức của các em cũng có sự khác nhau. Về nội dung, khơng phải tất cả những phẩm chất của nhân cách đều được các em ý thức hết. Ban đầu các em chỉ nhận thức hành vi của mình, sau đó là nhận thức những phẩm chất đạo đức, tính cách và năng lực của mình trong những phạm vi khác nhau, cuối cùng các em mới nhận thức những phẩm chất phức tạp thể hiện nhiều mặt của nhân cách (tình cảm, trách nhiệm, lịng tự trọng,...)
Về cách thức, ban đầu các em còn dựa vào đánh giá của những người gần gũi và có uy tín với mình. Dần dần các em hình thành khuynh hướng độc lập, phân tích và đánh giá bản thân. Nhưng khả năng tự đánh giá còn hạn chế, chưa đủ khách quan… Do đó, nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn giữa mức độ kì vọng của các em đối với địa vị thực tế của chúng trong tập thể, mâu thuẫn giữa thái độ của các em đối với bản thân, đối với những phẩm chất nhân
cách của mình và thái độ của các em đối với người lớn, đối với bạn bè cùng lứa tuổi.
Sự tự ý thức của HS THPT có một ý nghĩa quan trọng ở chỗ, nó giúp các em bước vào một giai đoạn mới dễ dàng hơn, khả năng tự giáo dục của các em phát triển. Các em khơng chỉ là khách thể của q trình giáo dục mà đồng thời là chủ thể của q trình này.
Tóm lại, HS THPT ý thức được mình khơng cịn trẻ con nữa, muốn hành động, muốn thử sức mình, muốn khám phá những điều mới lạ. Lứa tuổi này chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lí con người. Sự phát triển của các em được phản ánh bằng các tên gọi khác nhau: thời kì