Thực trạng kĩ năng sống và nhu cầu được giáo dục KNS của HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần làm văn (ngữ văn 10, tập 2) theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống (Trang 59 - 60)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Thực trạng dạy học phần Làm văn(Ngữ văn10, tập 2) theo hướng tích

2.1.2. Thực trạng kĩ năng sống và nhu cầu được giáo dục KNS của HS

Qua khảo sát của Viện Nghiên cứu Môi trường và các vấn đề xã hội trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam đối với nhóm trẻ vị thành niên tại Hà Nội cho thấy, một bộ phận trong số các em thiếu sự tự tin trong cuộc sống và các em có nhu cầu được học KNS. Do thiếu KNS nên những hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có chiều hướng gia tăng với những biểu hiện rất đa dạng. Ngày 1/4/2010, một HS Trường THCS Quang Trung (Lý Thường Kiệt, phường 8, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) bất ngờ nhảy từ tầng 3 xuống sân trường, bị thương nặng. Theo những HS có mặt tại hiện trường, khoảng 7 giờ 45 phút, T. vào lớp với vẻ mặt rất buồn. Lát sau, T. vùng bỏ chạy ra khỏi lớp (tầng 2) rồi chạy thẳng lên tầng 3, leo qua lan can nhảy xuống đất… Một vài biểu hiện về cách giao tiếp ứng xử của HS hiện nay cũng khiến người lớn khơng khỏi giật mình: Gặp GV khơng chào hỏi, HS tạt axít vào mặt thầy giáo... Riêng vấn đề bạo hành tình dục ở trẻ vị thành niên và vị thành niên là tội phạm ngày một gia tăng. Khơng chia sẻ được với chính những người thân, với cha mẹ của mình, một bộ phận giới trẻ tự tìm đến những phương tiện kết nối như Internet, trung tâm tư vấn. Tại một diễn đàn (khơng tiện dẫn đường link), HS cịn nêu lên những biện pháp... tự tử êm ái. Có HS vì buồn chuyện khơng hịa nhập được ở mơi trường mới tự lập topic: "Chán đời muốn chết" để tìm những lời khuyên... tự tử. Nhiều phản hồi khuyên can nhưng có những phản hồi không kém phần tiêu cực. Th.S Trần Thu Hương, giảng viên khoa Tâm lý, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng: Để hạn chế tình trạng tự tử ở lứa tuổi HS thì những người đang đứng trên bục giảng, bên cạnh những kiến thức học đường cần nắm bắt được tâm tư, sự phát triền tâm sinh lý của mỗi cá nhân HS. Từ đó, mới có thể giúp các em hiểu được ở lứa tuổi mình những điều mình nên làm, những điều mình khơng nên làm. Nắm bắt kịp thời những biểu hiện

bất thường của các em, để nhà trường và gia đình thơng tin cho nhau biết, cịn có biện phá ngăn chặn những hành vi nơng nổi của các em. Ở lứa tuổi học trị, nhất là lứa tuổi dậy thì, HS cần hiểu rằng nhà trường, gia đình, bè bạn chính là chỗ mình có thể nương tựa, chia sẻ ở mọi nơi, mọi lúc. Như vậy, suy nghĩ "muốn được giải thoát", "chán sống", "ghét tất cả"... khơng cịn trong suy nghĩ của các em nữa. Vấn đề giao tiếp, ứng xử với thầy cô, bạn bè là nội dung được rất nhiều HS quan tâm. Tổng đài tư vấn 1900.58.58.89 đã chia sẻ và giải đáp một lượng lớn các thắc mắc liên quan đến chủ đề này. Những vấn đề các em quan tâm là: Làm thế nào để hịa mình trong nhóm bạn; để cho bạn hiểu về mình hơn; cảm thấy bị cơ giáo ghét thì làm thế nào; khơng muốn thầy gọi "chúng mày", xưng "tao"... Khảo sát về cuộc gọi đến, trong 2 tháng đầu năm 2015, có 1.600 cuộc/tổng số cuộc gọi tư vấn, chiếm hơn 65% là HS hỏi về những vấn đề liên quan đến KNS.

Khảo sát về thực trạng và nhu cầu được giáo dục KNS của HS tại 4 lớp 10 của 2 trường trên địa bàn thành phố Hà Nội là trường THPT Xuân Khanh và Trung tâm GDTX Sơn Tây tơi có được một số kết quả trả lời của HS như sau: Với câu hỏi: "Bạn đã bao giờ được học về kỹ năng sống chưa?", ý kiến trả lời: 72% được học một lần, 9,8% được học nhiều lần và 18,2% chưa bao giờ được học KNS. Với câu hỏi: "Theo bạn việc trang bị kỹ năng sống có cần

thiết khơng?" thì có 70,6% trả lời là rất cần, 25,8% trả lời là cần thiết, 3,6% trả

lời là khơng cần thiết Câu hỏi "Gặp khó khăn trong cuộc sống, em thường giải

quyết như thế nào?". Có 32,9% trả lời cố gắng tự giải quyết, 62,4% tìm sự

giúp đỡ của người khác và 4,7% mặc kệ, mọi chuyện rồi sẽ qua. Những con số và thông tin trên cho thấy sự thiếu tự tin trong cuộc sống của các em và các em có nhu cầu được học về KNS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần làm văn (ngữ văn 10, tập 2) theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống (Trang 59 - 60)