Sử dụng phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần làm văn (ngữ văn 10, tập 2) theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống (Trang 75 - 81)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Biện pháp tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học phần Làm

2.2.2. Sử dụng phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực

Việc tích hợp giáo dục KNS cho HS qua tổ chức dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) được thực hiện không chỉ thông qua nội dung tác phẩm mà còn theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập. Với cách tiếp cận này, sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung bài học mà ngược lại còn làm cho các giờ học trở nên nhẹ nhàng hơn, thiết thực và bổ ích hơn đối với học sinh. Thông qua phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể khuyến khích tương tác, cùng tham gia, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo. Nhiều KNS được hình thành trong quá trình HS tương tác với bạn học và những người xung quanh (kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự nhận thức…) thông qua hoạt động học tập.

Thực tế đã cho thấy bên cạnh những phương pháp dạy học đặc trưng của bộ mơn Ngữ văn, có một số phương pháp/kĩ thuật dạy học có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh có thể sử dụng để giáo dục KNS cho học sinh trong dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) như: Thảo

luận nhóm; động não; Phân tích tình huống; Trình bày một phút…

* Phương pháp thảo luận nhóm:

+ Mơ tả phương pháp

Dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm cịn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ. Trong thảo luận

nhóm, HS được tham, gia trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm. Thảo luận nhóm cịn là phương tiện học hỏi có tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp HS rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề khó khăn.

Thảo luận nhóm được tiến hành theo các hình thức: nhóm nhỏ (2 đến 3 HS một nhóm), nhóm trung bình (4 đến 6 HS), hoặc nhóm lớn (8 đến 10 HS) tùy từng mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập mà người GV chia nhóm.

Các nghiên cứu về phương pháp thảo luận nhóm chứng minh rằng nhờ việc thảo luận trong nhóm mà:

- Ý kiến của HS sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện làm tăng tính

khách quan khoa học.

- Hiểu biết trở nên sâu sắc bền vững hơn do được giao lưu, học hỏi giữa

các thành viên trong nhóm.

- Nhờ khơng khí làm việc cởi mở nên HS trở nên thoải mái, tự tin hơn

trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe các ý kiến phê phán của bạn.

- Trong làm việc nhóm, các thành viên đều phải tham gia thực hiện

nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất, theo tinh thần hợp tác chặt chẽ vì họ sẽ cùng chìm hoặc cùng nổi” với nhau.

- Khi phân tích tình huống, mỗi cá nhân lại phải sử dụng tư duy phê

phán, tư duy sáng tạo để lựa chọn và ra quyết định chung của nhóm.

- Việc luân phiên các vai trị đảm nhiệm trong nhóm: nhóm trưởng, thư

kí, các vai trị khác cũng là một yếu tố khuyến khích vai trị chủ thể, tích cực của HS.

Để tổ chức một hoạt động dạy học theo hình thức thảo luận nhóm, GV cần tiến hành các bước như sau:

Chuẩn bị đề tài, mục tiêu hay bài học thơng qua thảo luận nhóm, câu hỏi, hình thức trình bày, vật dụng, thời gian cho thảo luận.

Nội dung thảo luận nhóm: thường là những câu hỏi, bài tập gắn với những tình huống dạy học mang tính phức hợp và có tính vấn đề, cần huy động sự suy nghĩ, chia sẻ của nhiều học sinh để tìm các giải pháp và phương án giải quyết.

Phương tiện hỗ trợ: Phiếu học tập, giấy A0, bút dạ, thẻ màu, bảng học nhóm... tùy theo yêu cầu nhiệm vụ cần thực hiện.

- Thực hiện nhiệm vụ:chia nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ, các nhóm

tự phân cơng vị trí của các thành viên.

Trong q trình các nhóm thảo luận, GV quan sát, điều chỉnh chỗ ngồi, nhắc nhở hay hỗ trợ khi nhóm nào cần.

- Trình bày kết quả:

Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các thành viên của nhóm có thể bổ sung thêm.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, hỏi thêm...

GV đúc kết, bổ sung ý kiến, nhấn mạnh nội dung quan trọng, tóm tắt, kết luận...

Chú ý:

- Khi các nhóm thảo luận, GV khơng dừng lại lâu ở một nhóm nào. - Khi các nhóm trình bày, nếu là chủ đề giống nhau, khơng nhất thiết các nhóm đều trình bày, hoặc các nhóm chỉ trình bày các ý kiến quan điểm khác với nhóm trước.

+ Dẫn chứng minh họa:

Khi dạy bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh ở nội

dung phần tìm hiểu về tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh GV yêu cầu học sinh trao đổi nhóm 2 người một (5 phút) để tìm hiểu bài tập, sau đó tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả rồi kết luận kiến thức cơ bản.

BT: Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: ”Ở lớp 10 THPT, HS chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)”. Viết như thế có chuẩn xác khơng ? Vì sao?

Trong bài Phương pháp thuyết minh khi tìm hiểu đến nội dung một số phương pháp thuyết minh (phần ôn các phương pháp thuyết minh đã học) GV có thể chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm trao đổi cử đại diện trình bày kết quả?

CH: Mỗi nhóm đọc một đoạn văn rồi xác định mục đích thuyết minh? Phương pháp thuyết minh? Tác dụng?

+ Tiềm năng giáo dục KNS:

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm.

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo.

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng lắng nghe tích cực, thừa nhận ý kiến hợp lí của người khác.

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp của học sinh

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng kiểm soát cảm xúc; giải quyết bất đồng.

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng quản lí thời gian.

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

* Phương pháp nghiên cứu tình huống:

Nghiên cứu tình huống là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra.

+ Cách tiến hành:

- Thu thập thơng tin về tình huống từ các tài liệu sẵn có và tự tìm.

- Nghiên cứu tìm các phương án giải quyết.

- Quyết định trong nhóm về phương án giải quyết. - Bảo vệ quyết định.

- So sánh các phương án giải quyết với các quyết định trong thực tế.

+ Dẫn chứng minh họa:

Trong bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh ở nội dung phân biệt

đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh GV đưa ra 2 đoạn văn rồi yêu cầu học sinh phân biệt. HS sẽ phải nghiên cứu tình huống từ 2 văn bản đó rồi tìm ra điểm giống và khác nhau của 2 đoạn văn. (Giống nhau: đều đảm bảo cấu trúc thường gặp của một đoạn văn; đều đề cập đến sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó/ Khác nhau: đoạn tự sự là nhằm kể lại một sự việc nào đó trong câu chuyện để người đọc thấy được sự việc đó. Cịn đoạn thuyết minh nhằm trình bày, giới thiệu một ý nào đó của sự việc, hiện tượng cần thuyết minh để người đọc hiểu rõ ý đó.)

+ Tiềm năng giáo dục KNS:

- Phương pháp nghiên cứu tình huống tạo điều kiện phát triển các năng lực then chốt chung như năng lực quyết định, năng lực giải quyết vấn đề;

- Rèn luyện và phát triển tư duy phê phán, tư duy sáng tạo của HS;

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp: các kĩ năng trình bày ý kiến; quan điểm; lắng nghe tích cực;

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng trình bày sáng tạo những khám phá của mình bằng nhiều hình thức khác nhau;

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng hợp tác: thiện chí thừa nhận ý tưởng hợp lí của người khác hoặc chấp nhận sự đa dạng.

* Kĩ thuật trình bày một phút:

Kĩ thuật này giúp HS luyện tập cách thức tổng hợp kiến thức, sắp xếp ý tưởng của các em và trình bày ngắn gọn và rõ ràng các ý tưởng đó trong một phút.

+ Cách tiến hành: sau mỗi bài học, giáo viên có thể mời một vài HS

nêu tóm tắt nội dung bài học. Cách này sẽ tạo điều kiện để nhiều bạn được tham gia, tránh tình trạng các em nói kéo dài gây nhàm chán làm cho các bạn khác không chú ý.

Hoặc: Cuối tiết học hoặc giữa tiết học, GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi:

- Điều quan trọng nhất học được hôm nay? - Vấn đề quan trọng nhất chưa được giải đáp? - Điều băn khoăn nhất của em?

HS suy nghĩ và viết ra giấy. Mỗi HS trình bày tối đa 1 phút trước lớp.

+ Dẫn chứng minh họa:

Khi dạy bài Các thao tác nghị luận ở phần tổng kết cuối bài GV có thể sử dụng kĩ thuật trình bày một phút để học sinh tự tổng kết lại nội dung được học trong bài qua hệ thống các câu hỏi như: Thao tác nghị luận là gì?/ Kể tên những thao tác nghị luận thường được sử dụng nhiều nhất?

Hay ở bài Viết quảng cáo GV có thể đưa ra hàng loạt những câu hỏi mà HS trình bày trong một phút sau đó các em có thể tổng hợp được kiến thức vừa học: Đặc trưng của văn bản quảng cáo?/Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo là gì?/Những lưu ý gì khi viết văn bản quảng cáo?...

+ Tiềm năng giáo dục KNS:

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy phê phán;

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng trình bày ý tưởng, suy nghĩ; - Rèn luyện và phát triển kĩ năng quản lí thời gian;

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng lắng nghe tích cực...

Động não là một kĩ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, khơng hạn chế các ý tưởng.

Qui tắc của động não: Khơng đánh giá và phê phán trong q trình thu thập ý tưởng của các thành viên; Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày; Khuyến khích số lượng các ý tưởng; Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.

+ Các bước tiến hành: Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác

định rõ một vấn đề; Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình; Kết thúc việc đưa ra ý kiến; Đánh giá.

+ Dẫn chứng minh họa:

Trong bài Viết quảng cáo , ở phần thực hành GV giao cho 4 nhóm của lớp mỗi nhóm một đề tài để viết quảng cáo:

Nhóm 1: Quảng cáo cho việc đi xe buýt

Nhóm 2: Quảng cáo cho buổi dạ hội hóa trang của lớp

Nhóm 3: Quảng cáo cho một danh lam thắng cảnh (Thành cổ Sơn Tây) Nhóm 4: Quảng cáo một món ăn đặc sản của địa phương.

Đòi hỏi mỗi thành viên trong lớp đều phải “động não” để tìm ra những phương án tối ưu nhất cho văn bản quảng cáo của mình. Tất cả các thành viên trong nhóm ai cũng được tham gia đóng góp ý tưởng, lắng nghe ý tưởng của người khác để rút kinh nghiệm cho bản thân.

+ Tiềm năng giáo dục KNS:

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng tự tin, trình bày suy nghĩ ý tưởng

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng lắng nghe tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần làm văn (ngữ văn 10, tập 2) theo hướng tích hợp giáo dục kĩ năng sống (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)