Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Biện pháp tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua dạy học phần Làm
2.2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Nguyên tắc là những luận điểm xuất phát mang tính qui luật, có vai trị chỉ đạo, điều tiết hoạt động của chủ thể. Biện pháp thuộc phạm trù hoạt động, do vậy việc đề xuất biện pháp cũng như thực hiện biện pháp phải dựa trên những nguyên tắc xác định.
Các biện pháp giáo dục KNS cho HS thông qua dạy học phần Làm văn được đề xuất dựa trên một số nguyên tắc chính sau:
2.2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Thực hiện giáo dục KNS cho HS thông qua dạy học phần Làm văn là thực hiện quan điểm sư phạm tích hợp trong giáo dục, dạy học nhằm thiết lập chỉnh thể nội dung giáo dục (nội dung học vấn và các hoạt động thực hiện) cho phép phát triển tối đa các năng lực của HS trong điều kiện có sự giới hạn về thời gian và nguồn lực. Do đó, giáo dục KNS cho HS thông qua dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) là nhằm thực hiện mục tiêu kép: mục tiêu của dạy học phần Làm văn và mục tiêu của giáo dục KNS. Trong và bằng cách đó đồng thời thực hiện mục tiêu của giáo dục THPT. Với yêu cầu cần tích hợp các thành tố cấu trúc của giáo dục KNS với các thành tố của dạy học phần Làm văn, nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu địi hỏi khi đề xuất các biện pháp giáo dục KNS cho HS thông qua dạy học phần Làm văn phải quán triệt các vấn đề sau:
- Nắm vững các yêu cầu của đổi mới giáo dục THPT về đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục làm cơ sở cho việc phân tích các chương trình mơn học và hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục THPT.
- Phân tích cụ thể các mục tiêu của dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) và mục tiêu của giáo dục KNS cho HS để tích hợp các mục tiêu này một cách khoa học. Trong q trình tích hợp mục tiêu của dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) và mục tiêu của giáo dục KNS cần lấy mục tiêu của dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) làm cơ sở cho sự tích hợp.
- Trong khi chưa có chương trình giáo dục KNS cho học sinh THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (tuy nhiên mục tiêu giáo dục KNS đã được xác định trong chương trình giáo dục THPT), việc đề xuất các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) căn cứ vào các KNS cơ bản cần giáo dục cho HS để thiết kế nội dung cho từng biện pháp.
2.2.1.2. Tương tác
Tích hợp giáo dục KNS khơng thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Nhiều KNS được hình thành trong quá trình học sinh tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh, thông qua hoạt động học tập và hoạt động xã hội trong nhà trường. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động có tính tương tác cao trong dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) là tạo cơ hội quan trọng để tích hợp giáo dục KNS có hiệu quả.
2.2.1.3. Trải nghiệm
Giáo dục KNS chỉ được hình thành khi HS được trải nghiệm qua các tình huống thực tế, HS chỉ có KNS khi các em tự làm việc đó. Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế.
Giáo dục KNS khơng thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà địi hỏi phải có cả q trình: nhận thức, hình thành thái độ, thay đổi hành vi. Đây là một q trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một q trình mới. Do đó người GV có thể tác động lên bất kì mắt xích nào trong chu trình trên.
2.2.1.5. Thay đổi hành vi
Mục đích cao nhất của tích hợp giáo dục KNS cho học sinh trong dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục KNS thúc đẩy HS thay đổi định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình.
2.2.1.6. Đảm bảo tính thẩm mỹ
Văn học là nghệ thuật ngôn từ mang bản chất xã hội thẩm mỹ. Do vậy, trong dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) cần đảm bảo tính thẩm mỹ. Những yếu tố thẩm mĩ trong q trình giáo dục đó chính là nền tảng khơi gợi hứng thú, nhiều say mê học tập ở HS.
2.2.1.7. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Trong một chừng mực nhất định, việc đề xuất các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh thông qua dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) được xem như một sự thay đổi trong tổ chức dạy học theo hướng phát triển tích cực. Sự thay đổi và phát triển địi hỏi phải có sự kế thừa vì trong nền văn minh của xã hội lồi người hiện nay, khơng có sự phát triển nào bắt đầu từ con số khơng. Ngun tắc đảm bảo tính kế thừa trong đề xuất các biện pháp giáo dục KNS cho HS thơng qua dạy học phần Làm văn địi hỏi:
- Tôn trọng nội dung phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) đã được quy định để thực hiện tích hợp nội dung giáo dục KNS vào hoạt động này.
- Hệ thống hóa các kinh nghiệm tổ chức dạy học phần Làm văn và kinh nghiệm giáo dục KNS nói chung, giáo dục KNS cho học sinh THPT nói riêng đề khái qt thành lí luận nhằm vận dụng vào thực tiễn tổ chức giáo dục KNS thông qua dạy học phần Làm văn cho HS THPT.
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) và giáo dục KNS, đặc biệt là các nghiên cứu về biện pháp giáo dục KNS, các nghiên cứu về giáo dục KNS qua lồng ghép các môn học. Những kết quả nghiên cứu này cung cấp các luận cứ khoa học cho việc đề xuất các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh thông qua dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) .
2.2.1.8. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Biện pháp được xác định là biện pháp có tính khả thi khi nó thỏa mãn được các yếu tố ràng buộc nó. Có rất nhiều yếu tố chi phối, ràng buộc đối với việc thực thi một biện pháp như: pháp luật, quyền hạn, đạo đức, văn hóa, thời gian, con người, tài chính, ... Dễ dàng nhận thấy, nếu một biện pháp nào đó được đề xuất vượt quá quyền hạn của người thực thi biện pháp đó hoặc khơng phù hợp với các quy định của pháp luật sẽ là những biện pháp không khả thi. Trường hợp còn lại, mức độ khả thi của các biện pháp cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ thương thuyết của chủ thể đối với các yếu tố cịn lại như thế nào trong q trình thực thi biện pháp. Để các biện pháp giáo dục KNS cho HS thông qua dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) .
có tính khả thi và khả thi cao đòi hỏi:
- Các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với các quy định về chức năng nhiệm vụ của trường THPT, thẩm quyền của nhà giáo trong thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục.
- Khi đề xuất các biện pháp phải chú ý đến các điều kiện để thực hiện biện pháp. Trong đó cần xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi đối với các biện pháp như thế nào.
2.2.1.9. Đảm bảo tính thường xuyên, liên tục
Việc hình thành KNS cho HS không phải là công việc một sớm một chiều. KNS ấy chỉ trở thành bài học sống khi GV ln có ý thức tích hợp thường xuyên cho HS trong từng giờ lên lớp.
2.2.1.10. Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống
Từ hiểu biết về các tác phẩm văn học và hiện thực xã hội cùng với vốn Tiếng việt HS mới có thể hồn thành tốt việc hình thành kĩ năng Làm văn cho nên để đưa kiến thức đến với HS khơng phải là dễ. Bên cạnh đó, GV phải làm thế nào để tích hợp giáo dục KNS cho HS lại càng khó hơn. Do đó, người thầy cần phải phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình dạy học.