Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Thực trạng dạy học phần Làm văn(Ngữ văn10, tập 2) theo hướng tích
2.1.5. Phân tích kết quả khảo sát
Đối với HS, chúng tơi nhận thấy mặc dù có vị trí và chức năng quan trọng như vậy nhưng hiện nay đã và đang xuất hiện tình trạng nhiều em khơng thích học mơn Ngữ văn. Qua khảo sát cũng cho thấy việc HS tự giác và hứng thú đọc sách Văn học là không nhiều.
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.4, chúng tôi nhận thấy nhận thức của HS chưa đầy đủ về mơn học. Có tới 90,6% học sinh nhận định Văn học là mơn học bổ ích, cần thiết, có ý nghĩa quan trọng, nhưng khi phỏng vấn trực tiếp, có tới 25% học sinh cho rằng môn Văn là thứ bay bổng, chỉ ưu ái cho điểm cao những bạn bẩm sinh có năng khiếu về ngơn ngữ. Mơn Văn có giúp nâng cao nhận thức nhưng không thực tế vì các tác phẩm văn chương toàn phản ánh những cái đã qua mà không giúp các em hội nhập với cuộc sống hiện đại. Và trong thực tế, môn Ngữ văn tuy học rất nhiều tiết trong tuần so với các môn học khác nhưng quên cũng nhanh, phổ điểm chỉ trên dưới mức trung bình, lại khơng vận dụng được khi ra trường đi làm việc kiếm sống. Thậm chí có đến 25% HS khơng biết là học Văn có giúp điều chỉnh hành vi của mình hay khơng, 37,5% HS khơng thích học mơn này. Mặc dù 82,5% HS cho rằng việc tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Ngữ văn nói chung và phần Làm văn nói riêng là rất cần thiết nhưng các em vẫn mơ hồ về khả năng áp dụng thực tiễn, được giáo dục KNS trong cuộc sống muôn màu vốn đã chứa đầy những khó khăn.
Đối với GV, chúng tôi nhận thấy một thực trạng chung là hầu hết GV chưa thực sự quan tâm hoặc còn rất nhiều lúng túng trong việc tích hợp giáo dục KNS trong tổ chức dạy học phần Làm văn. Khi dạy học, chủ yếu GV hướng dẫn HS tìm hiểu những kĩ năng làm văn và sau mỗi bài học thì điều HS có được cũng chỉ mới dừng lại ở việc có được những kĩ năng làm văn cần thiết.
Bảng 2.5 thống kê số liệu cho thấy, nhìn chung GV có thực hiện tích hợp
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua dạy học phần Làm văn (Ngữ văn 10, tập 2) nhưng vẫn còn ở mức độ thấp. Số lượng GV ít thực hiện chiếm tới 50%, có thực hiện chiếm 30%, thực hiện thường xuyên chiếm tỉ lệ ít nhất 20%.
Việc biết được cơ sở vận dụng các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực của GV giúp chúng ta lý giải được nguyên nhân tại sao giáo viên lại sử dụng phương pháp/kĩ thuật đó, việc vận dụng phương pháp/kĩ thuật đó có hiệu quả hay khơng. Bảng 2.6, chính là kết quả điều tra về cơ sở vận dụng biện
pháp tích hợp giáo dục KNS qua dạy học phần Làm văn.
Trong số 20 GV được hỏi chỉ có 7 người trả lời là họ sử dụng các biện pháp đã được đào tạo để giáo dục KNS cho HS, cịn 3 người nói rằng các biện pháp giáo dục hiện tại của họ là do học được từ các bạn đồng nghiệp, số còn lại chiếm tỉ lệ lớn nhất 10 người cho rằng họ sử dụng các biện pháp giáo dục hiện tại đó là dựa vào kinh nghiệm của cá nhân.
Còn kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cho thấy: GV đều có những hiểu biết về các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực để tích hợp giáo dục KNS. Tuy vậy, mức độ hiểu biết về các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có sự khác nhau, phương pháp/kĩ thuật thảo luận nhóm, “hỏi và trả lời” là nhiều người sử dụng nhất. Đứng thứ hai là sử dụng phương pháp/kĩ thuật động não, thứ 3 là trình bày một phút và thứ 4 là phân tích tình huống. Như vậy, có thể thấy phương pháp sử dụng ít nhất là phân tích tình huống dựa trên môi trường thực tế.
Cuối cùng, số liệu bảng 2.8 thống kê cho thấy, phần lớn GV vẫn chưa nhận thức đầy đủ về quan điểm sư phạm tích hợp giáo dục KNS thơng qua dạy học phần Làm văn chính là vận dụng quan điểm sư phạm tích hợp giáo dục KNS cho HS trong nhà trường.