9. Cấu trúc của luận văn
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
- Xác định các căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn cho việc lập kế hoạch giáo dục KNS. Đảm bảo kế hoạch được xây dựng dựa trên những căn cứ chắc chắn làm cơ sở cho quá trình tổ chức thực hiện.
- Xác định thực trạng nhiệm vụ giáo dục KNS của nhà trường: Về nội dung đang thực hiện, cách thức thực hiện, cơ sở lý luận, kiến thức của đội ngũ GV về vấn đề giáo dục KNS; các cơ sở vật chất cần thiết (máy vi tính, máy chiếu, bảng biểu, kết nối Internet…)
- Xác định các nội dung nhiệm vụ cần thực hiện để làm tốt công tác giáo dục KNS cho học sinh. Với mỗi nhiệm vụ xác định chính xác đối tượng tham gia thực hiện, công việc cần thực hiện, các điều kiện về tài liệu, cơ sở vật chất (CSVC) cần thiết để thực hiện cơng việc đó cũng như tiến độ thời gian cần thiết để hồn thành cơng việc.
- Dự kiến trước các chi phí vật chất phát sinh trong q trình thực hiện kế hoạch đối với nhà trường, các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện và cả đối với tập thể, cá nhân học sinh. Xác định nguồn kinh phí huy động.
- Thiết lập hệ thống chuẩn để kiểm tra đánh giá hoạt động, các quy định, quy chế cần thiết để đảm bảo kế hoạch được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả.
Nhiệm vụ lập kế hoạch được thực hiện chủ yếu bởi phó hiệu trưởng nhà trường. Quá trình thực hiện cần đảm bảo các vấn đề sau:
- Có sự thống nhất chỉ đạo của chi bộ đảng trường học, thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hiệu trưởng.
- Các thông tin cần thiết phải được thu thập từ thực tế nhà trường, do sự đóng góp của tất cả các thành viên trong nhà trường.
- Phó hiệu trưởng nghiên cứu tìm hiểu nội dung chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kỹ năng ở các bộ mơn, mục đích u cầu của nhiệm vụ giáo dục KNS cho học sinh THCS. Đối chiếu các vấn đề trên với thực trạng hoạt động giáo dục KNS của nhà trường để lập kế hoạch một cách khoa học, hợp lí và khả thi.
- Kế hoạch cần được công khai để nhận được sự đóng góp của các thành viên hội đồng và được sự phê duyệt của hiệu trưởng trước khi triển khai thực hiện.
1.4.2. Tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện kế hoạch tức là hiện thực hóa kế hoạch. Phó hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt để tiếp nhận các nguồn lực (con người, kinh phí, vật chất...) để bố trí, sắp xếp một cách hợp lí, tạo ra các mối quan hệ trên – dưới; quan hệ đồng đẳng hợp tác cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu đã định.
Mục đích: Triển khai kế hoạch, đưa kế hoạch vào thực tiễn.
Huy động và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhất nhằm đảm bảo hiệu quả công tác giáo dục KNS.
Thống nhất cách thức thực hiện, nhiệm vụ cần thực hiện, các định hướng chỉ đạo thực hiện đối với mỗi cá nhân tại từng thời điểm khác nhau của năm học. Cụ thể:
Trước hết phó hiệu trưởng nhà trường cơng khai kế hoạch ”Nâng cao chất lượng công tác giáo dục KNS” tới từng cá nhân qua cả ba con đường: Bản tin nội bộ; họp triển khai trực tiếp và gửi email. Thời điểm thực hiện việc này là ngay trong tuần đầu tiên của năm học. Trong cuộc họp triển khai trực tiếp, BGH cần thông báo công khai chi tiết nhiệm vụ của các đối tượng có liên quan:
- Phó hiệu trưởng: Lập kế hoạch và trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch. Xây dựng các cơ chế giám sát, kiểm tra cần thiết. Xây dựng các nội dung, chương trình phù hợp để giáo dục KNS cho học sinh trong trường và triển khai các tài liệu đó tới các đồng chí GV.
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp: Là những thành viên chủ chốt thực hiện công tác giáo dục KNS cho học sinh. Là những người thiết kế các hoạt động và điều khiển học sinh thực hiện các hoạt động đó, qua đó truyền tải đến học sinh các thông điệp cần thiết và rèn luyện cho các em các KNS cần thiết. Các
giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường, học sinh và gia đình học sinh, cung cấp những thơng tin cần thiết cho việc điều chỉnh, bổ sung cho kế hoạch. - GV bộ môn, đặc biệt là môn giáo dục công dân: thực hiện tốt nhiệm vụ chun mơn của mình, đổi mới cách soạn bài, áp dụng tốt hơn các phương pháp dạy học tích cực, tiến hành tích hợp các địa chỉ giáo dục KNS trong mơn học, phối hợp với các lực lượng giáo dục khác để làm tốt công tác giáo dục KNS cho các em học sinh.
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục KNS
Trong chu trình quản lý hoạt động, người quản lý phải vừa thực hiện tổ chức thực hiện kế hoạch vừa đảm bảo rằng q trình đó đi đúng hướng để đạt tới mục tiêu đã định, đó là nhiệm vụ của việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
Giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của các GV và của chính người lập kế hoạch, đảm bảo rằng công tác giáo dục KNS cho học sinh đang được thực hiện đúng kế hoạch đã định, hướng tới các mục tiêu xác định trước.
Hướng dẫn các thành viên của nhà trường thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của mình. Giải thích, tìm hướng giải quyết đối với các vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Nhận các thông tin ngược để từng bước đánh giá hiệu quả của kế hoạch, có sự điều chỉnh hợp lí.
Thúc đẩy hoạt động của các cá nhân từ đó thúc đẩy hoạt động của nhà trường trong công tác giáo dục KNS cho học sinh.
Yêu cầu và phối hợp với hai tổ chun mơn để có định hướng cho việc tích hợp giáo dục KNS vào các mơn học.
Đưa vấn đề giáo dục KNS vào nội dung đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy trong các giờ thao giảng.
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tập trung vào vấn đề giáo dục KNS, các hoạt động chun đề có tích hợp giáo dục KNS. Nhiệm vụ tổ chức các nội dung này thực hiện ít nhất 2 lần trong một học kì và lần lượt giao cho các tổ chuyên môn hướng vào các dịp kỉ niệm lớn trong năm học.
Tiến hành các buổi họp đánh giá rút kinh nghiệm từng giai đoạn của quá trình thực hiện kế hoạch, trong đó tổng hợp được các mặt mạnh hay các hạn chế đã thực hiện, rút kinh nghiệm bổ sung điều chỉnh kế hoạch. Biểu dương cũng như nhắc nhở các GV một cách phù hợp với kết quả cơng việc của họ.
Phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNS phải bám sát nội dung nhiệm vụ. Nắm vững từng bước thực hiện công việc, hiểu rõ ưu nhược điểm của từng cá nhân. Kịp thời nắm bắt thơng tin và xử lí vấn đề đúng nguyên tắc quản lý và phù hợp với tính chất vấn đề.
Từng cá nhân GV làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tìm hiểu nội dung cơng việc, tìm ra phương pháp thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình. Có ý thức phối hợp, hợp tác, kịp thời phản ánh thơng tin chính xác về các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với BGH.
GV tích cực áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, vừa nâng cao chất lượng dạy học, vừa có tác dụng giúp học sinh rèn luyện các nhóm KNS tự khẳng định giá trị bản thân và kỹ năng làm việc hợp tác.
Huy động và sử dụng hợp lý, đúng mục đích các nguồn lực.
1.4.4. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS
Thu thập các thơng tin về q trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNS của toàn trường cũng như việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân. Đối chiếu kết quả với tiêu chuẩn để xác định mức độ hồn thành nhiệm vụ. Từ đó xác định các vấn đề cần điều chỉnh trong chu trình quản lý tiếp theo, xác định các cá nhân tích cực để động viên khen thưởng kịp thời cũng như các tồn tại để phê bình, khắc phục hậu quả.
Xác định chuẩn mực, thu thập thông tin, đối chiếu với chuẩn để kết luận về hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.
Phát hiện mức độ về chất lượng hoàn thành nhiệm vụ giáo dục KNS của từng đối tượng.
Điều chỉnh: Những bất hợp lí của kế hoạch; những ý thức thái độ chưa tốt khi thực hiện nhiệm vụ của GV; những bất cập nảy sinh về chế độ phối
hợp, thời gian, các nguồn lực…
Sử dụng kết qủa kiểm tra như một phần trong công tác thi đua khen thưởng. Chuẩn đánh giá phải hợp lý cơ sở lý luận, phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường.
Quá trình kiểm tra đánh giá thực hiện đúng thời điểm. Kết hợp giữa đánh giá giai đoạn với đánh giá quá trình. Đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, dân chủ.
1.4.5. Quản lý cơ sở vật chất
Hoạt động giáo dục KNS cũng như tất cả các hoạt động giáo dục khác, hoạt động này cũng cần đến những trang thiết bị, hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình hoạt động. Hình thức tổ chức phong phú cùng với các thiết bị hiện đại, phù hợp sẽ làm tăng tính hấp dẫn của các hoạt động.
Đối với tất cả các văn bản và tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục KNS cần được quản lý theo danh mục và đầu tài liệu, đầu văn bản. Cán bộ quản lý và GV lấy đó làm cơ sở hướng dẫn chính tạo một khung kế hoạch thống nhất và hợp chủ đề hoạt động trong từng tháng và trong cả năm học. Những tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên sâu, các nghiên cứu về biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục KNS được sử dụng như những tài liệu tham khảo, vận dụng cách làm, vận dụng các phương pháp và hình thức hay, phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục KNS cho học sinh.
Quản lý các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục KNS như trang thiết bị về âm thanh, ánh sáng, mơ hình học cụ, nhà thể chất, nhà đa năng, thư viện…. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động giáo dục KNS, trong quá trình sử dụng cần được bảo quản và quản lý hiệu quả, tránh thất thoát và hư hỏng, giảm chất lượng, tạo hiệu ứng kém làm ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường nói chung, của hoạt động giáo dục KNS nói riêng.
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Nền kinh tế thị trường có tác động sâu sắc đến giáo dục đạo đức, KNS cho HS. Quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường với sức mạnh của đồng tiền có thể chi phối làm lu mờ những giá trị nhân cách tốt đẹp. Hiện tượng đạo đức xã hội xuống cấp biểu hiện bằng nhiều tệ nạn xã hội ở các lứa tuổi khác nhau trong đó thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ khá cao là điều rất đáng lo ngại.
Bên cạnh việc học cách để làm nhằm chuẩn bị mưu sinh cho cuộc sống, các em cũng cần biết nên sống (being) ra sao. Nghĩa là làm thế nào để ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh.
Đặc biệt trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu không được trang bị sẵn vốn sống, các em khó có thể ứng phó sao cho tích cực nhất khi phải đối mặt trước những tình huống thử thách, hoặc sẽ dễ dàng bị sa ngã, bị ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường sống
1.5.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở
Học sinh THCS còn gọi là tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em được vào học ở trường trung học cơ sở từ lớp 6 - 9. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được gọi bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ", “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”.... Gôiôsơ Êlêna, nhà tâm lý học người Hung-Ga-Ri đã ví tuổi thiếu niên như một “xứ sở kì lạ” mà “…Ở xứ sở này khí hậu rất thất thường và kì quặc: khi thì nóng nực như ở vùng nhiệt đới, khi thì bỗng nhiên trở lạnh như băng. Xứ sở này có cả mùa xuân hoa nở ngát hương, có cả mùa thu lá vàng rụng tơi tả. Nhưng hai mùa này không phải bao giờ cũng tuần tự nối tiếp nhau. Vả lại, lắm khi mùa đông lại đột nhập vào giữa mùa hạ, cịn mùa thu đơi khi lại nhảy vào giữa mùa xuân. Cư dân ở xứ sở này khi thì rất vui vẻ, ồn ào, khi thì bỗng nhiên
lại trầm ngâm lặng lẽ; khi có những hành động anh hùng quả cảm, khi thì bỗng trở nên sợ sệt yếu đuối; khi quá tự tin kiêu ngạo, lúc lại khiêm tốn và kín đáo; đơi khi họ lại rất bng tuồng và trâng tráo. Trong xứ sở kì lạ này khơng có trẻ con mà cũng chẳng có người lớn...”.
Trong những giai đoạn phát triển của con người thì lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này.
Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi thiếu niên là sự hình thành tự ý thức. Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, đặc biệt do sự phát triển của các mối quan hệ xã hội và sự giao tiếp trong tập thể mà ở các em đã biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, so sánh mình với người khác. Các em đã bắt đầu xem xét bản thân, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của chính mình. Tuy nhiên mức độ tự ý thức của các em cũng có sự khác nhau. Về nội dung, không phải tất cả những phẩm chất của nhân cách đều ý thức được hết. Ban đầu các em chỉ nhận thức hành vi của mình, sau đó là nhận thức những phẩm chất đạo đức, tính cách và năng lực của bản thân trong những phạm vi khác nhau, cuối cùng các em mới nhận thức những phẩm chất phức tạp thể hiện nhiều mặt của nhân cách (tình cảm trách nhiệm, lòng tự trọng…).
Ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi này là cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối quan hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin vào sự tự đánh giá của mình, là những yêu cầu ngày càng cao đối với hành vi, hoạt động của các em… cũng đồng thời giúp cho sự phát triển về mặc tự ý thức của các em. Sự phát triển tự ý thức của thiếu niên có ý nghĩa lớn lao ở chỗ, nó thúc đẩy các em bước vào một giai đoạn mới. Kể từ tuổi thiếu niên trở đi, khả năng tự giáo dục của các em được phát triển, các em không chỉ là khách thể của quá trình giáo dục mà cịn đồng thời là chủ thể của quá trình này.
Tuổi thiếu niên là lứa tuổi hình thành thế giới quan, lý tưởng, niềm tin đạo đức, những phán đoán giá trị… Và do đã tự ý thức và trí tuệ đã phát triển, do đó những hành vi của thiếu niên bắt đầu chịu sự chỉ đạo của những nguyên tắc riêng, những quan điểm riêng của cá nhân mỗi em. Nhân