Kế hoạch hóa hoạt động quản lý giáo dục KNS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 77)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động quản lý giáo dục KNS

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch hóa cơng tác giáo dục KNS cho học sinh có vai trị rất quan trọng, nó giúp cho hiệu trưởng chủ động định hướng trước các nội dung, biện

pháp, thời gian, giúp xây dựng tốt cơ chế phối hợp các lực lượng để thực hiện có hiệu quả cơng tác giáo dục KNS cho học sinh trong suốt năm học, tránh được sự tùy tiện, cảm tính và bị động trong hoạt động giáo dục toàn diện nhà trường. Bên cạnh đó cịn tránh chồng chéo, giúp cho các kế hoạch hoạt động được đầy đủ, hồn chỉnh, thơng suốt từ lãnh đạo tới người thực hiện.

Kế hoạch hóa cơng tác giáo dục KNS giúp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh; chủ động dành phần nhân lực, tài lực, vật lực cho từng hoạt động cụ thể để công tác giáo dục KNS học sinh đạt hiệu quả cao.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện:

Nội dung của biện pháp này gắn với nội dung của chức năng kế hoạch hóa trong hoạt động quản lí , nó bao gồm các nội dung : Xác định mục tiêu, nội dung các công viê ̣c trong giáo dục kỹ năng sống cho HS, các hình thức tổ chức giáo dục, lực lượng tham gia và sự phối hợp giữa các lực lượng; dự trù cơ sở vật chất – tài chính, tài liệu, thời gian, khơng gian thực hiện…

- Xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cả năm cho cấp học và các lớp học Kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh phải bám sát ba mục tiêu là: Nâng cao nhận thức; giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức; rèn luyện hành vi.

Hiệu trưởng và cán bộ trong ban chỉ đạo giáo dục KNS học sinh của trường cùng nhau phân tích tình hình của trường, ngành, địa phương, những thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh, hạn chế, tài chính, nhân lực … xác định rõ mục tiêu giáo dục cho từng giai đoạn cụ thể. Hiệu trưởng dự thảo kế hoạch giáo dục cho từng tháng, học kỳ và cả năm học. Trên cơ sở kế hoạch giáo dục KNS của nhà trường dự thảo, hiệu trưởng yêu cầu các bộ phận như: các phó hiệu trưởng, Tổ trưởng, Chủ nhiệm, Tổng phụ trách, giáo viên bộ môn giáo dục công dân, GVCN căn cứ nhiệm vụ được giao, căn cứ dự thảo kế hoạch giáo dục KNS của nhà trường dự thảo, chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức có liên quan, học tập kinh nghiệm các đơn vị bạn, phát huy tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, tổ chức các cuộc

họp cần thiết, thống nhất và xây dựng dự thảo các kế hoạch chỉ đạo theo các nội dung nhiệm vụ mà mình phụ trách.

Sau khi các cá nhân, các bộ phận đã xây dựng xong kế hoạch dự thảo, hiệu trưởng họp ban chỉ đạo để thống nhất và khớp các kế hoạch dự thảo của các bộ phận thành kế hoạch dự thảo chung của toàn trường.

Hoàn thành dự thảo kế hoạch, hiệu trưởng phải tranh thủ sự góp ý của hội đồng sư phạm, ban đại diện cha mẹ học sinh của trường để các bộ phân, cá nhân thảo luận, bàn bạc dân chủ và đi đến sự đồng thuận, phát huy sức mạnh của tập thể để giáo dục KNS cho học sinh, từ đó xây dựng kế hoạch và lộ trình chính thức cho việc giáo dục KNS của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch tổng thể cả năm cần gắn với các cuộc vận động như: “Cuô ̣c vâ ̣n đô ̣ng 2 khơng: Nói khơng với bệnh thành tích và những tiêu cực trong thi cử”; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương…” và nhiều cuô ̣c vâ ̣n đô ̣ng khác đối với trường ho ̣c. Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tập trung thực hiện 5 nội dung: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an tồn; dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh giúp các em tự tin trong học tập; Tạo nên bầu khơng khí giáo dục trong tồn trường và ở mỗi lớp học, hình thành nên một phong cách, nền nếp sinh hoạt của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh hàng tháng, hàng tuần riêng cho các lớp cấp THCS

Căn cứ kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh trong cả năm của nhà trường, hiệu trưởng chỉ đạo thực xây dựng kế hoạch tháng, tuần với các bước như xây dựng kế hoạch cả năm. Sau khi thống nhất hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận, các cá nhân lập kế hoạch giáo dục KNS của các lực lượng này để đảm bảo sự nhất quán với mục tiêu chung của kế hoạch tổng thể.

Kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh hàng tháng, hàng tuần ngoài việc phải bám sát mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ và nội dung giáo dục, kế hoạch cần được xây dựng gắn liền vào những chủ đề hàng tháng với những

hình thức giáo dục đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Ví dụ như:

Tháng 9: Giáo dục truyền thống nhà trường. Tháng 10: Giáo dục ý thức chăm ngoan học giỏi. Tháng 11: Giáo dục lịng biết ơn và kính u thầy cơ.

Tháng 12: Giáo dục lòng yêu nước và biết ơn anh Bộ đội cụ Hồ. Tháng 1: Giáo dục truyền thống lễ hội mùa xuân.

Tháng 2: Giáo dục lòng tin yêu Đảng.

Tháng 3: Giáo dục truyền thống Đồn TNCS Hồ Chí Minh. Tháng 4: Giáo dục tình hữu nghị quốc tế.

Tháng 5: Giáo dục lịng kính u và biết ơn Bác Hồ.

Các chủ đề trên được gắn với hoạt động giáo dục công dân và hoa ̣t đơ ̣ng giáo dục ngồi giờ lên lớp. Cần chỉ đa ̣o sự phối hợp các lực lượng trong nhà trường để thực hiện các nội dung nêu trên

-Chỉ đạo các GV môn học lồng ghép giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học các môn học , đă ̣c biê ̣t các mơn học có nội dung có thể lồng ghép được viê ̣c giáo dục kỹ năng sống.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Muốn có kế hoạch quản lý giáo dục KNS cho học sinh một cách khả thi, hiệu trưởng phải nắm vững thực trạng công tác này cũng như các yếu tố chi phối đến KNS và giáo dục KNS cho học sinh. Cụ thể, hiệu trưởng phải phân tích đặc điểm địa phương, đặc điểm nhà trường, mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ cán bộ - nhân viên – công nhân viên, chất lượng dạy và học; đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, thực trạng KNS học sinh. Hiệu trưởng nhất thiết phải lập kế hoạch riêng cho công tác giáo dục KNS cho học sinh. Kế hoạch phải dựa trên cơ sở nội dung giáo dục KNS trong chương trình giáo dục cơng dân, chương trình giáo dục ngồi giờ lên lớp, chương trình hướng nghiệp.

Để đạt được mục tiêu đề ra các tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc tình hình đặc điểm của mình từ đó xây dựng bảng kế hoạch hoạt động có

tính khả thi, nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao. Đảm bảo sự phân công hợp lý tránh không chồng chéo. BGH phải làm tốt công tác tuyên truyền động viên khen thưởng và trách phạt kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)