9. Cấu trúc của luận văn
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
1.5.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở
Học sinh THCS còn gọi là tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em được vào học ở trường trung học cơ sở từ lớp 6 - 9. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được gọi bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ", “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”.... Gôiôsơ Êlêna, nhà tâm lý học người Hung-Ga-Ri đã ví tuổi thiếu niên như một “xứ sở kì lạ” mà “…Ở xứ sở này khí hậu rất thất thường và kì quặc: khi thì nóng nực như ở vùng nhiệt đới, khi thì bỗng nhiên trở lạnh như băng. Xứ sở này có cả mùa xuân hoa nở ngát hương, có cả mùa thu lá vàng rụng tơi tả. Nhưng hai mùa này không phải bao giờ cũng tuần tự nối tiếp nhau. Vả lại, lắm khi mùa đông lại đột nhập vào giữa mùa hạ, cịn mùa thu đơi khi lại nhảy vào giữa mùa xuân. Cư dân ở xứ sở này khi thì rất vui vẻ, ồn ào, khi thì bỗng nhiên
lại trầm ngâm lặng lẽ; khi có những hành động anh hùng quả cảm, khi thì bỗng trở nên sợ sệt yếu đuối; khi quá tự tin kiêu ngạo, lúc lại khiêm tốn và kín đáo; đơi khi họ lại rất bng tuồng và trâng tráo. Trong xứ sở kì lạ này khơng có trẻ con mà cũng chẳng có người lớn...”.
Trong những giai đoạn phát triển của con người thì lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này.
Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi thiếu niên là sự hình thành tự ý thức. Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, đặc biệt do sự phát triển của các mối quan hệ xã hội và sự giao tiếp trong tập thể mà ở các em đã biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, so sánh mình với người khác. Các em đã bắt đầu xem xét bản thân, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của chính mình. Tuy nhiên mức độ tự ý thức của các em cũng có sự khác nhau. Về nội dung, không phải tất cả những phẩm chất của nhân cách đều ý thức được hết. Ban đầu các em chỉ nhận thức hành vi của mình, sau đó là nhận thức những phẩm chất đạo đức, tính cách và năng lực của bản thân trong những phạm vi khác nhau, cuối cùng các em mới nhận thức những phẩm chất phức tạp thể hiện nhiều mặt của nhân cách (tình cảm trách nhiệm, lòng tự trọng…).
Ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi này là cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối quan hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin vào sự tự đánh giá của mình, là những yêu cầu ngày càng cao đối với hành vi, hoạt động của các em… cũng đồng thời giúp cho sự phát triển về mặc tự ý thức của các em. Sự phát triển tự ý thức của thiếu niên có ý nghĩa lớn lao ở chỗ, nó thúc đẩy các em bước vào một giai đoạn mới. Kể từ tuổi thiếu niên trở đi, khả năng tự giáo dục của các em được phát triển, các em không chỉ là khách thể của quá trình giáo dục mà cịn đồng thời là chủ thể của quá trình này.
Tuổi thiếu niên là lứa tuổi hình thành thế giới quan, lý tưởng, niềm tin đạo đức, những phán đoán giá trị… Và do đã tự ý thức và trí tuệ đã phát triển, do đó những hành vi của thiếu niên bắt đầu chịu sự chỉ đạo của những nguyên tắc riêng, những quan điểm riêng của cá nhân mỗi em. Nhân cách của mỗi em được hình thành phụ thuộc vào việc cá nhân em đó có được kinh nghiệm sống như thế nào?
Một trong những đặc điểm quan trọng ở lứa tuổi này là sự phát triển tâm lí mang tính quy luật. Lứa tuổi học sinh THCS ngự trị quy luật về tính mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn và quy luật về tính khơng đồng đều của sự phát triển thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách: trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng đó lại là tính độc đáo.
Đặc thù mang tính quy luật trong sự phát triển tâm lí của học sinh lứa tuổi trung học gây ra những khó khăn nhất định cho giáo viên trong việc nhận diện, đánh giá, có tác động phù hợp đến học sinh. Điều này địi hỏi phải có những cách thức phù hợp, khoa học, để có thể tìm hiểu học sinh một cách khách quan, đúng đắn.
Ở từng lứa tuổi (Trung học cơ sở hoặc Trung học phổ thơng), có một số lĩnh vực thể hiện nét riêng, đặc thù của lứa tuổi, chi phối sự phát triển của các lĩnh vực khác và toàn bộ nhân cách học sinh. Đây là điều mà người làm công tác giáo dục cần nắm được để định hướng cho việc tìm hiểu học sinh một cách phù hợp.
Chính vì vậy giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục KNS cho học sinh THCS nói riêng là một q trình lâu dài, phức tạp, địi hỏi phải có cơng phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần.