Hoạt động nhóm trong dạy học khám phá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng dạy học khám phá phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương sự điện li hóa học lớp 11 (Trang 29 - 32)

1.3. Dạy học khám phá

1.3.7. Hoạt động nhóm trong dạy học khám phá

1.3.7.1. Phương pháp dạy học nhóm[9],[25]

Phương pháp tổ chức dạy học nhóm là cách tổ chức DHKP có hiệu quả. PPDH nhóm có nguồn gốc từ phương pháp giáo dục xã hội, nguyên tắc cốt lõi hay triết lí của PPDH nhóm là sử dụng các mối quan hệ xã hội mang tính tương tác trực tiếp đa chiều ở nhiều cấp độ giữa các chủ thể học để tổ chức dạy học. Việc thu nhận kiến thức thể hiện rõ tính chủ thể bản sắc văn hoá,…của mỗi người. Những kiến thức mà cá nhân thu được không phải chỉ là kết quả hoạt động riêng biệt của cá nhân người học mà là những điều con người thu nhận được thơng qua q trình cọ sát, chia sẻ, hợp tác. Sự cạnh tranh, đấu tranh giữa những nhận thức trái ngược nhau đã tạo nên động lực thơi thúc sự tìm tịi chân lí của mỗi cá nhân, thúc đẩy cá nhân hoạt động để tự khẳng định mình. Như vậy PPDH nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, tính chủ thể của người học; mặt khác lại chú trọng phối hợp, hợp tác cao giữa các chủ thể đó trong q trình học tập. Sự phân chia nhiệm vụ và cơng việc trong nhóm thể hiện mức độ hợp tác trong học tập. Nói cách khác việc học tập hợp tác địi hỏi học sinh làm việc và học tập với những “nguyên liệu” thu được từ các thành viên trong nhóm. Sự hợp tác nhằm phát triển ở học sinh những kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp xã hội, tích cực hoá hoạt động học tập và tạo cơ hội bình đẳng trong học tập.

1.3.7.2. Các phương pháp hoạt động nhóm[10]

- Phương pháp ghép nhóm Jigsaw

Jigsaw lần đầu tiên được sử dụng trong dạy học là vào năm 1971, tại thành phố Austin bang Texas (Mỹ). Lớp được chia thành những nhóm gồm 5 HS, mỗi thành viên trong nhóm được phân cơng nghiên cứu một nội dung học tập nào đó và sau đó dạy lại cho những thành viên trong nhóm. Để giúp nhau trong việc học tập nào đó, những học sinh được phân công nghiên cứu cùng một nội dung sẽ cùng

nhau quyết định xem những vấn đề nào quan trọng và dạy những kiến thức đó như thế nào. Sau khi tiến hành trong những nhóm chuyên biệt (expert groups) như vậy học sinh sẽ tập hợp lại theo nhóm ban đầu và cùng nhau dạy lại những kiến thức được học. Tiếp theo đó sẽ là cơng việc kiểm tra và đánh giá.

Nhóm gốc Nhóm chuyên gia

Sơ đồ 1.5. Sơ đồ phương pháp ghép nhóm Jigsaw

- Hình thức nghĩ- nhóm đơi- chia sẻ

Loại hoạt động này bao gồm 3 bước. Bước thứ nhất, mỗi cá nhân lặng yên suy nghĩ một cách độc lập về câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Bước thứ hai, học sinh chia nhóm thành nhóm đơi và cùng nhau trao đổi ý kiến. Bước thứ ba, các nhóm đơi này sẽ cùng chia sẻ câu trả lời với các nhóm đơi khác hoặc với cả nhóm.

Nhóm đơi Chia sẻ

Sơ đồ 1.6. Sơ đồ cho hình thức nghĩ-nhóm đơi-chia sẻ

-Thảo luận vịng trịn

Lớp học được phân chia thành các nhóm nhỏ từ 4-6 người và một người sẽ được chỉ định làm nhiệm vụ ghi chép. Một câu hỏi được đưa ra với nhiều câu trả lời và học sinh có một khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ về những câu trả lời đó.

Sau thời gian suy nghĩ, các thành viên trong nhóm sẽ trao đổi câu trả lời với nhau theo hình thức vịng trịn một lượt. Người ghi chép sẽ ghi lại những câu trả lời

22222 44444 11111 55555 33333 12345 12345 12345 12345 12345

đó, người bên cạnh người ghi chép sẽ bắt đầu trước và các thành viên khác cùng

nhau lần lượt đưa ra câu trả lời cho đến khi hết thời gian quy định.

Sơ đồ 1.7. Sơ đồ phương pháp thảo luận vòng tròn

-Phương pháp làm việc cùng chủ đề (hoạt động so sánh)

GV phát phiếu học tập cho mỗi nhóm với cùng một nội dung và giới hạn thời gian làm việc nhóm. Trong thời gian các nhóm làm việc, GV đến từng nhóm quan sát và lựa chọn một nhóm nào đó có lời giải tốt nhất và một nhóm mắc lỗi thường gặp, chỉ định bất kì một thành viên của hai nhóm đó trình bày bài của nhóm mình. Các thành viên khác thảo luận rút ra cách giải hay cũng như bản chất của vấn đề ẩn chứa trong nội dung đó. GV cho điểm nhóm làm tốt nhất để khuyến khích các em và thúc đẩy sự cố gắng của các nhóm khác.

Sơ đồ 1.8. Sơ đồ phương pháp làm việc cùng chủ đề

-Phương pháp làm việc khác chủ đề (hoạt động trao đổi)

GV phát phiếu học tập cho mỗi nhóm với nội dung khác nhau và giới hạn thời gian làm việc cho nhóm về nội dung của mình. Sau thời gian đó, mỗi nhóm trao đổi về vấn đề của nhóm mình với nhóm khác.

Phương pháp này thường được sử dụng cho những bài học có nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong một thời gian ngắn.

12345 12345 12345

Sơ đồ 1.9. Sơ đồ phương pháp làm việc khác chủ đề 1.3.7.3. Các điều kiện thực hiện dạy học theo nhóm có hiệu quả 1.3.7.3. Các điều kiện thực hiện dạy học theo nhóm có hiệu quả

- Mục đích học tập được xác định rõ ràng

- Ý thức trách nhiệm cao của các thành viên tham gia

- Sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực giữa các thành viên - Hình thành được động cơ hợp tác

- Sự phân chia nhiệm vụ hợp lí giữa các nhóm và giữa các thành viên trong nhóm. - Có sự phối hợp các nhiệm vụ

- Đánh giá trong các nhóm - Kĩ năng giao tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng dạy học khám phá phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương sự điện li hóa học lớp 11 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)