CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.7. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
Qua quá trình theo dõi và phân tích diễn biến hoạt động của HS trong giờ học, chúng tơi nhận thấy có thể đánh giá tính tích cực, tự lực và sáng tạo trong hoạt động học tập của HS một cách định tính và định lượng như sau
3.7.1. Đánh giá định tính
3.7.1.1. Đánh giá tính tích cực của HS
Qua phân tích diễn biến của giờ học, tính tích cực của HS đã được thể hiện, cụ thể:
- Ở các nhóm, HS học tập với thái độ vui vẻ, hứng thú đồng thời nghiêm túc. Các nhóm chăm chú làm việc, hoạt động say sưa, thảo luận sơi nổi.
Hình 3.1. Các nhóm HS đang làm việc với PHT. với PHT.
Hình 3.2. Nhóm học sinh đang hồn thành nội dung PHT vào bảng phụ nội dung PHT vào bảng phụ
- Mọi HS đều tham gia các hoạt động: trao đổi, đưa ra các ý kiến riêng và phản hồi các ý kiến của bạn. Khơng có HS ngồi chơi hoặc khơng tham gia các hoạt động học tập.
- Các hoạt động diễn ra nhộn nhịp và thoải mái. HS hứng thú với phong cách học tập khám phá vì được tự mình làm và quan sát kết quả thí nghiệm.
- HS bất ngờ và thú vị với kết quả quan sát được.
3.7.1.2. Đánh giá tính tự lực của HS
Tổ chức dạy học khám phá kết hợp với việc sử dụng PHT đã phát huy rất cao tính tự lực của HS, qua quan sát, chúng tôi thấy:
- Sau khi GV thông báo các nội qui và nội dung học tập, các nhóm hoạt động mà khơng cần sự hướng dẫn tỉ mỉ của GV, điều này rất khác với các giờ trước đây, thường HS ít chủ động mà địi hỏi nhiều ở sự hướng dẫn của GV.
- Thời gian của GV chủ yếu là quan sát và hướng dẫn, hoạt động chủ đạo là của HS. - Theo kết quả tự đánh giá của HS ở cuối mỗi PHT thì các em đều cho rằng mình hồn thành nhiệm vụ ở các hoạt động với mức độ khá, giỏi.
3.7.1.3. Đánh giá tính sáng tạo của HS
Tính sáng tạo của HS được thể hiện qua hoạt động mở rộng bài toán.
Khi HS tự sáng tạo được đề tốn có nghĩa là HS đã hiểu sâu sắc vấn đề, HS càng tự tin về kiến thức hóa học của mình.
HS thường xun được trao đổi, thảo luận trong nhóm, báo cáo cơng việc nên HS đã biết cách sử dụng ngơn ngữ hóa học để mơ tả, giải thích hiện tượng. Do đó, HS được rèn luyện khả năng tư duy và khả năng giao tiếp ứng xử.
Từ kết quả thu được ở mỗi giờ học, chúng tôi thấy rằng tổ chức dạy học theo phương pháp khám phá, HS tiến bộ nhanh; đã tạo được hứng thú và phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo trong nhận thức của HS và đáp ứng được mục đích nghiên cứu của đề tài.
3.7.2. Đánh giá định lượng 3.7.2.1. Đánh giá hoạt động nhóm 3.7.2.1. Đánh giá hoạt động nhóm
- Điểm hoạt động hợp tác của các nhóm được đánh giá theo thang điểm 10 với điểm tối đa cho cho các nội dung như sau:
+ Kết quả phiếu học tập của nhóm (4 điểm) + Q trình làm việc của nhóm (2 điểm)
+ Quá trình làm việc của từng thành viên trong nhóm (2 điểm) + Thuyết trình báo cáo kết quả học tập (2 điểm)
-Điểm hoạt động hợp tác của các nhóm được tính bằng tổng điểm của: Điểm hồn thành phiếu học tập của nhóm + điểm q trình làm việc của nhóm + điểm q trình làm việc của từng thành viên trong nhóm + điểm thuyết trình báo cáo kết quả học tập.
-Nói chung, các em biết cách chia sẻ cơng việc khi học tập theo nhóm và biết hợp tác trong nhóm. Tuy nhiên khả năng học tập theo nhóm của HS chưa đồng đều bởi kĩ năng sống của một số HS còn hạn chế.
Hình 3.3. Nhóm HS đang thử tính dẫn điện của dung dịch. điện của dung dịch.
Hình 3.4. Nhóm HS làm thí nghiệm về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
Kết quả điểm hoạt động hợp tác của các nhóm lớn (mỗi nhóm gồm 8 HS) trong bài tại hai trường như sau:
Bảng 3.2. Điểm hoạt động hợp tác của các nhóm tại trường THPT Đan Phượng bài Sự điện li
Nhóm 1 2 3 4 5
Điểm 8,0 8,0 7,5 7,0 8,5
Bảng 3.3. Điểm hoạt động hợp tác của các nhóm tại trường THPT Đan Phượng bài Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch (tiết 1)
Nhóm 1 2 3 4 5
Điểm 8,5 8,0 7,5 7,5 8,5
Bảng 3.4. Điểm hoạt động hợp tác của các nhóm tại trường THPT Đan Phượng bài Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch (tiết 2)
Nhóm 1 2 3 4 5
Bảng 3.5. Điểm hoạt động hợp tác của các nhóm tại trường THPT Tân Lập bài Sự điện li
Nhóm 1 2 3 4 5
Điểm 8,0 8,0 7,0 7,0 8,5
Bảng 3.6. Điểm hoạt động hợp tác của các nhóm tại trường THPT Tân Lập bài Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch (tiết 1)
Nhóm 1 2 3 4 5
Điểm 8,5 8,0 7,5 8,5 8,5
Bảng 3.7. Điểm hoạt động hợp tác của các nhóm tại trường THPT Tân Lập bài Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch (tiết 2)
Nhóm 1 2 3 4 5
Điểm 8,5 8,0 7,5 8,0 9,0
Căn cứ kết quả trên, chúng tôi thấy đa số HS đã hoàn thành được các nhiệm vụ học tập được giao. Kết quả học tập từ mức khá (7,0) đến mức giỏi (9,0). Những lần hoạt động nhóm ở bài sau có kết quả cao hơn những lần hoạt động nhóm ở bài trước chứng tỏ HS ngày càng tiến bộ và có kĩ năng hơn. Một số nhóm có kết quả tăng lên rõ rệt, tuy nhiên cũng có nhóm kết quả chưa cao do tốc độ thực hiện nhiệm vụ cịn chậm, một số nhóm trình bày bằng lời cịn khó khăn .
3.7.2.2. Kết quả bài kiểm tra 15 phút
-Đề và đáp án bài kiểm tra 15 phút: Trình bày ở phụ lục 4
Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra 15 phút
Điểm Trường Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 THPT Đan Phượng TN 0 0 0 0 3 4 8 10 7 5 3 ĐC 0 0 1 3 6 11 5 8 3 2 1 THPT Tân Lập TN 0 0 0 0 4 5 9 10 6 4 2 ĐC 0 0 2 4 5 9 6 7 5 2 0
- Tại trường THPT Đan Phượng:
Lớp thực nghiệm: Tỉ lệ điểm trung bình (điểm ≥ 5) trở lên là 92,5% Tỉ lệ điểm giỏi (điểm ≥ 8) là 37,5%
Lớp đối chứng : Tỉ lệ điểm trung bình (điểm ≥ 5) trở lên là 75% Tỉ lệ điểm giỏi (điểm ≥ 8) là 15%
- Tại trường THPT Tân Lập:
Lớp thực nghiệm: Tỉ lệ điểm trung bình (điểm ≥ 5) trở lên là 90% Tỉ lệ điểm giỏi (điểm ≥ 8) là 30%
Lớp đối chứng : Tỉ lệ điểm trung bình (điểm ≥ 5) trở lên là 72,5% Tỉ lệ điểm giỏi (điểm ≥ 8) là 17,5%
- Từ kết quả trên nhận thấy: Tại cả hai trường, tỉ lệ điểm trung bình trở lên và tỉ lệ điểm giỏi ở lớp thực nghiệm đều cao hơn ở lớp đối chứng.
3.7.2.3. Kết quả bài kiểm tra 45 phút
- Đề và đáp án bài kiểm tra 45 phút: Trình bày ở phụ lục 5
- Để đánh giá mức độ hiểu bài và khả năng vận dụng kiến thức chương Sự điện li, ngoài kết quả hoạt động hợp tác của nhóm và kết quả kiểm tra 15 phút,
chúng tôi dựa vào kết quả bài kiểm tra 45 phút, được tiến hành đồng thời trên hai đối tượng HS.
- Để đánh giá (so sánh) chất lượng kiến thức của HS thông qua so sánh điểm kiểm tra, chúng tôi sử dụng các đại lượng:X , S2, S, V.
+ Với X là trung bình cộng điểm số, đặc trưng cho sự tập trung của các điểm số: i N i iX f N X 1 1 Trong đó: Xi là điểm số; fi là tần số; N là số HS.
+ S2, S là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng, S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
S2 là độ lệch chuẩn; S là phương sai. .
2 2 1 1 ( ) N i i i S f X X N + V là hệ số biến thiên 100% S V X (3.3)
Khi 2 bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau thì ta so sánh mức độ phân tán của các số liệu bằng hệ số biến thiên V.
Nhóm nào có V nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn. + Nếu V trong khoảng 0 – 10%: Độ dao động nhỏ.
+ Nếu V trong khoảng 10 – 30%: Độ dao động trung bình. + Nếu V trong khoảng 30 – 100%: Độ dao động lớn.
Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình thì kết quả thu được đáng tin cậy, ngược lại với độ dao động lớn thì kết quả thu được khơng đáng tin cậy.
Bảng 3.9. Kết quả bài kiểm tra 45 phút.
Trường
Lớp Số HS
Số HS (hay số bài kiểm tra đạt điểm x) Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 THPT Đan Phượng ĐC 40 0 0 0 0 1 13 12 8 5 1 0 6,15 TN 40 0 0 0 0 0 2 12 14 8 3 1 7,03 THPT Tân Lập ĐC 40 0 0 0 2 3 15 10 6 3 1 0 5,70 TN 40 0 0 0 0 0 6 8 18 6 1 1 6,78
Bảng 3.10. Tổng hợp các tham số X , S2, S, V để kiểm định kết quả bài kiểm tra 45 phút. Trường Tham số Lớp X S2 S V (%) THPT Đan Phượng ĐC 6,15 1,32 1,15 18,70 TN 7,03 1,22 1,10 15,64 THPT Tân Lập ĐC 5,70 1,71 1,31 22,98 TN 6,78 1,22 1,10 16,22
- Tại cả hai trường điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Hệ số biến thiên giá trị điểm số V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn lớp đối chứng , có nghĩa là độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của lớp thực nghiệm là nhỏ.
- Để kết luận về tính khả thi của đề tài qua bài kiểm tra 45 phút, chúng tôi đã tổng hợp điểm của cả hai trường và sử dụng các đại lượng:X , S2, S, V cho điểm tổng hợp đó.
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra 45 phút của cả hai trường
Lớp Số HS
Số HS (hay số bài kiểm tra đạt điểm x) Điểm TB
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 80 0 0 0 2 4 28 22 14 8 2 0 5,93
Bảng 3.12. Tổng hợp các tham số X , S2, S, V để kiểm định kết quả bài kiểm tra 45 phút của cả hai trường
Tham số
Đối tượng X S2 S V (%)
Lớp ĐC 5,93 1,57 1,25 21,08
Lớp TN 6,9 1,24 1,11 16,09
Bảng 3.13. Tần suất và tần suất lũy tích hội tụ lùi
Điểm xi Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Tần số fA(i) Tần suất ( )% A i Tần suất lũy tích ( )% A i Tần số fB(i) Tần suất ( )% B i Tần suất lũy tích ( )% B i 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 3 2 2,5 2,5 0 0 0 4 4 5 7,5 0 0 0 5 28 35 42,5 8 10 10 6 22 27,5 70 20 25 35 7 14 17,5 87,5 32 40 75 8 8 10 97,5 14 17,5 92,5 9 2 2,5 100 4 5 97,5 10 0 0 100 2 2,5 100 Cộng 80 100 80 100
Từ bảng trên ta vẽ được đường phân bố tần suất và đường phân bố tần suất luỹ tích hội tụ lùi của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm Đối chứng
Biểu đồ 3.1. Đường phân phối tần suất
0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm Đối chứng
Đánh giá định lượng kết quả:
- Điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm (6,9) cao hơn lớp đối chứng (5,93).
- Hệ số biến thiên giá trị điểm số của lớp thực nghiệm (16,09%) nhỏ hơn lớp đối chứng (21,08%), có nghĩa là độ phân tán về điểm số quanh điểm trung bình của lớp thực nghiệm là nhỏ.
- Đường tần suất luỹ tích hội tụ lùi của lớp thực nghiệm nằm bên phải và ở phía dưới của đường tần suất luỹ tích hội tụ lùi của lớp đối chứng, chứng tỏ chất lượng nắm vững và vận dụng kiến thức của học sinh lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.
Qua kết quả phân tích cả bằng định tính và định lượng, chúng tôi thấy rằng kết quả học tập của HS ở lớp thực nghiệm khá hơn lớp đối chứng. Điều đó bước đầu chứng tỏ chất lượng nắm kiến thức của HS ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Qua đó có thể khẳng định rằng những HS được học theo tiến trình mà chúng
tơi soạn thảo sẽ có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn. Song vấn đề đặt ra là các kết quả khác nhau có thực sự là do phương pháp mới đem lại không, các số liệu có đáng tin cậy hay khơng.
Để trả lời câu hỏi đó, chúng tơi áp dụng bài tốn kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của 2 giá trị trung bình cộng của TN và ĐC bằng đại lượng kiểm định td theo công thức: td = ĐC ĐC TN TN ĐC TN n S n S X X 2 2
Giá trị tới hạn của td là t tra trong bảng phân phối Student với xác suất sai lầm
05 , 0
và bậc tự do f = n1 + n2 - 2. Nếu td t thì sự sai khác của các giá trị trung bình TN và ĐC là có ý nghĩa: td= ĐC ĐC TN TN ĐC TN n S n S X X 2 2 6, 90 5, 93 1, 24 1, 57 80 80 5,18
Giá trị td =5,18 > t = 1,96, chứng tỏ kết quả lĩnh hội tri thức của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC là đáng tin cậy và sự sai khác về kết quả giữa 2 nhóm là có ý nghĩa.
Kết luận: Sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa với xác suất sai lầm . Kết quả thu được ở lớp thực nghiệm thực sự tốt hơn lớp đối chứng với độ tin cậy 95%. 3.8. Đánh giá chung về việc tổ chức dạy học khám phá
Qua quá trình thực nghiệm và lấy ý kiến của HS chúng tôi nhận thấy:
- HS hiểu rõ và sâu sắc hơn về kiến thức đã học và biết vận dụng kiến thức một cách tốt hơn.
- Trong hoạt động nhóm vẫn cịn có một số ít HS thụ động nên GV cần bám sát hơn và tạo điều kiện để các thành viên trong nhóm hỗ trợ lẫn nhau.
- Cách tổ chức dạy học theo phương pháp khám phá phát triển hứng thú nhận thức cho HS trong học tập, thỏa mãn nhu cầu tìm tịi, khám phá mở rộng kiến thức của HS. Học sinh được tự tìm tịi và vận dụng linh hoạt các kiến thức, phát triển khả năng tự học, đặc biệt rèn luyện và phát triển được năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Sau đợt thực nghiệm sư phạm, qua tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến của các giờ dạy thực nghiệm cũng như những kết quả mà HS đã đạt được, chúng tơi có những nhận xét sau đây:
- Về cơ bản, tiến trình dạy học đã soạn thảo là có tính khả thi, có thể đưa vào áp dụng trong thực tế dạy học ở phổ thông. Việc tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ học tập theo nhóm giúp các em hứng thú, say mê học tập, phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự lực, rèn luyện và phát triển năng lực tư duy cho HS.
- Sự tự lực của HS được thể hiện rất rõ qua việc HS tự lực làm việc theo nhóm, khơng cần GV phải hướng dẫn tỉ mỉ. Quá trình dạy học trở thành tự học của học sinh, học sinh tự dạy nhau, học hỏi lẫn nhau vì vậy HS nắm vững nội dung bài học một cách sâu sắc hơn.
- Việc tổ chức học khám phá tăng cường sự hoạt động của học sinh, HS đều được trải nghiệm với các dụng cụ, thí nghiệm thật, được vận dụng các kiến thức sẵn có của mình để khám phá ra kiến thức mới khiến cho kiến thức vững vàng hơn.
- Trong q trình học tập, học sinh có điều kiện được trao đổi, được diễn đạt ý kiến của mình. Qua đó, rèn luyện ở học sinh khả năng tư duy logic và phát triển năng lực sáng tạo.
-Tuy nhiên chúng tơi cũng nhận thấy cịn một số mặt hạn chế, đó là:
Để có thể tổ chức thành công được một giờ học theo PP học khám phá, GV