1.4.1. Năng lực
Năng lực là đặc điểm thuộc tính tâm lí của riêng từng người, là tổ hợp thuộc tính phản ánh các quan hệ tác động vào khách thể bởi chủ thể. Năng lực khác với tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Năng lực tạo thành các điều kiện qui định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Năng lực người có bản chất lịch sử xã hội. Con người của thế hệ sau được phát triển trong thế giới tự nhiên, xã hội đã được các thế hệ trước cải tạo, xây dựng và để lại các dấu ấn đó trong mơi trường văn hóa vì vậy khi lọt lịng mẹ họ đã có sẵn tố chất nhất định cho sự phát triển các năng lực.
Năng lực vừa là tiền đề vừa là sản phẩm của phân công lao động (Mác). Sự phát triển năng lực của từng người nói chung phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của xã hội, của cộng đồng mà chủ thể sống.
12345 12345 12345
Muốn hình thành và phát triển năng lực ở người học, phải tổ chức cho người học có điều kiện tiếp xúc với tri thức, với thế giới đối tượng để có thể biến những năng lực của lồi người thành năng lực của chính mình.
Năng lực của con người được hình thành và phát triển dưới điều kiện của dạy học và giáo dục. Dạy học trải nghiệm là con đường hình thành năng lực tốt nhất.
1.4.2. Tư duy
1.4.2.1. Tư duy là gì?
Tư duy là một q trình tâm lí, phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính qui luật của sự vật hiện tượng mà trước đó ta chưa biết.
1.4.2.2. Các trạng thái của tư duy
Các trạng thái của tư duy chủ yếu bao gồm: nắm bắt vấn đề, tự động hoá và chuyển hoá.
-Nắm bắt vấn đề là trạng thái tư duy có trong q trình dạy học, hoặc tự sáng tạo nên tiếp thu từ mơi trường bên ngồi.
-Tự động hoá thao tác là sự vận dụng trạng thái tư duy một cách tự giác và thuần thục. Muốn các trạng thái tư duy được tự động hoá, người học phải phát triển trí nhớ và khi đã tự động hố nó thì giải phóng bộ nhớ cho người học và khơng bị phụ thuộc vào hồn cảnh.
-Chuyển hố là trạng thái tư duy từ nắm bắt vấn đề sang vận dụng để xử lí vấn đề cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau. Kĩ năng toán học phải được vận dụng để giải quyết các vấn đề vật lí hay hố học.
1.4.2.3. Kĩ năng tư duy
Kĩ năng tư duy là khả năng tiến hành các thao tác trí tuệ như phân tích, so sánh, suy luận, tổng hợp, đánh giá…các tri thức lĩnh hội và các vấn đề của thực tiễn khách quan, từ đó giúp con người giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, linh hoạt và sáng tạo.
Tư duy là điều kiện cho người học lĩnh hội tri thức nhân loại và nó tạo cho chúng ta cơ hội học tập, việc làm được thừa nhận và trọng đãi…Như vậy tư duy làm cho người học có điều kiện tốt hơn để thành cơng.
Tư duy tốt giúp người học có điều kiện để trở thành công dân tốt. Khả năng tư duy có phê phán của cơng dân giúp tạo nên những quyết định thông minh đối với
những vấn đề của xã hội. Tư duy tốt sẽ giúp ln điều chỉnh để có trạng thái tâm lí tốt và có thái độ tích cực đối với cuộc sống.
Tư duy phát triển để tồn tại. Tư duy không phát triển làm hạn chế sự tiến bộ.
1.4.3. Các điều kiện để phát triển năng lực tư duy
Muốn phát triển năng lực tư duy cho người học thông qua các môn học trong trường phổ thông, chúng ta phải làm hạn chế các yếu tố cản trở tư duy và phát triển các yếu tố thúc đẩy tư duy.
1.4.3.1. Những yếu tố cản trở tư duy
-Tính tự ti: Ln lo lắng khơng hồn thành nhiệm vụ nhưng không đề nghị sự giúp đỡ. Một số biểu hiện của tính tự ti như ln né tránh, đổ lỗi cho người khác, phủ nhận thực tế, tự cơ lập bản thân. Những tính cách này nhanh chóng trở thành thói quen trong suy nghĩ, làm lá chắn bảo vệ cho mình, khơng chịu tiếp thu ý kiến phê phán của người khác.
-Sự mệt mỏi của cơ thể do thiếu ngủ hoặc làm việc quá tải.
-Đời sống văn hoá hiện đại và kĩ thuật cơng nghệ thí dụ như ti vi làm các em xa rời sách vở, không phát triển kĩ năng đọc, làm chậm sự phát triển ngôn ngữ…
-Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến bộ não, hệ thần kinh… -Chế độ dinh dưỡng khơng đảm bảo vitamin và chất khống.
1.4.3.2. Những yếu tố thúc đẩy tư duy
-Nhân tố người học: Tính tự trọng nâng cao khả năng và thành tích học tập của người học, người học luôn cố gắng hết mình, độc lập trong tư duy, biết giải quyết vấn đề linh hoạt…
-Nhân tố người thầy: Gợi mở và hướng dẫn tư duy, biết khích lệ niềm tự hào và địi hỏi cao vừa sức ở công việc.
-Nhân tố mơi trường - khơng gian kích thích tư duy: Khơng khí trong lành, đủ điều kiện, đủ phương tiện trực quan, đủ thời gian suy nghĩ và đưa ra giải pháp giúp người học tư duy tốt hơn.
Muốn thúc đẩy tư duy của người học, chúng ta cần kết hợp hài hoà các yếu tố trên.
Sơ đồ 1.10. Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố thúc đẩy tư duy