1.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng
Mục tiêu bồi dưỡng được hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình bồi dưỡng. Quản lý mục tiêu bồi dưỡng là quá trình thực hiện những tác động của chủ thể quản lý đến các thành tố cấu thành quá trình bồi dưỡng và thiết lập mối quan hệ, vận hành mối quan hệ của các thành tố đó theo định hướng của mục tiêu bồi dưỡng đã xác định.
Mục tiêu bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng bao gồm:
+ Mục tiêu chung: Phát triển năng lực cho Hiệu trưởng các trường phổ thông, chủ động trong đổi mới lãnh đạo, quản lý để phát triển nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Biết gắn tầm nhìn với hành động, phát huy những giá trị của nhà trường và xã hội cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT với nhiệm vụ trung tâm là nâng cao chất lượng giáo dục phục vụ công cuộc đổi mới phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
+ Mục tiêu cụ thể:
- Tăng cường năng lực sư phạm, năng lực quản lý và năng lực giao tiếp, ứng xử để Hiệu trưởng trường phổ thông nhận thức được sứ mạng, xây dựng được tầm nhìn, biết chọn lựa mơ hình và phong cách lãnh đạo phù hợp với vị trí cơng việc được giao trong điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường.
- Bổ túc kiến thức kịp thời, cập nhật cho Hiệu trưởng nhà trường - Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. - Đáp ứng yêu cầu về công tác cán bộ
- Đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời
- Từng bước chuẩn hóa theo “chuẩn hiệu trưởng”
1.4.2. Nội dung chương trình bồi dưỡng
phải được lĩnh hội để đạt được mục tiêu bồi dưỡng. Đối với Hiệu trưởng trường học nói chung và Hiệu trưởng Tiểu học nói riêng, hàng năm họ được bồi dưỡng thêm một số kiến thức về quản lý nhà nước, QLGD, QL trường Tiểu học, để có điều kiện nâng cao năng lực quản lý, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, căn cứ Thông tư 14/2011/TT-BGD&ĐT ngày 8/4/2011 về việc quy định chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học ngoài việc bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp còn cần bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ Hiệu trưởng Tiểu học như sau:
Bồi dưỡng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
- Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương;
- Có kiến thức phổ thơng về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục tiểu học.
- Có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh;
- Có khả năng hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo dục tiểu học;
- Có khả năng ứng dụng cơng nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi công tác phục vụ cho hoạt động quản lý và giáo dục.
Bồi dưỡng về năng lực quản lý trường tiểu học
- Hiểu biết nghiệp vụ quản lý
- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường - Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường - Quản lý học sinh
- Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục - Quản lý tài chính, tài sản nhà trường - Quản lý hành chính và hệ thống thông tin
- Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục - Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường
Bồi dưỡng năng lực giao tiếp, ứng xử tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình học sinh, cợng đồng và xã hợi)
- Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh để thực hiện giáo dục toàn diện đối với học sinh.
- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để phát triển giáo dục tiểu học trên địa bàn;
- Tổ chức huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường, thực hiện công khai các nguồn lực và kết quả giáo dục theo quy định.
1.4.3. Phương pháp bồi dưỡng
Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định.
Phương pháp bồi dưỡng là một dạng của phương pháp dạy học đó là cách thức hoạt động của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trị tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học nhằm đạt tới mục tiêu dạy học. Trong hoạt động bồi dưỡng phương pháp bồi dưỡng là cách thức hoạt động của giảng viên và các học viên (là
hiệu trưởng các trường tiểu học).
Có rất nhiều phương pháp sử dụng trong hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng tựu chung lại là các phương pháp sau:
- Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thảo luận thêm lớp
- Phương pháp quan sát, thảo luận nhóm - Phương pháp luyện tập thực hành - Kết hợp các phương pháp…
1.4.4. Lực lượng bồi dưỡng
Lực lượng bồi dưỡng là điều kiện quan trọng nhất có tính quyết định đến hiệu quả bồi dưỡng.
Đội ngũ giảng viên bồi dưỡng trước hết phải là đội ngũ có trình độ phân tích lý luận, là những người có nhiều kinh nghiệm, có thâm niên trong cơng tác quản lý và có tinh thần trách nhiệm cao.
Tùy theo các yêu cầu của chương trình bồi dưỡng mà bố trí giảng viên theo các loại hình sau:
- Giảng viên cung cấp về đường lối chính sách. - Giảng viên cung cấp về lý luận khóa học. - Giảng viên cung cấp về nghiệp vụ.
- Giảng viên cung cấp các kinh nghiệm.
Giảng viên có thể là các GV được mời ở các trường sư phạm, trường Bồi dưỡng Nhà giáo và cán bộ Quản lý giáo dục hoặc cũng có thể là các CBQL cơng tác nhiều năm có kinh nghiệm trong lĩnh vực.
1.4.5. Các điều kiện đảm bảo hoạt động bồi dưỡng
Để hoạt động BD diễn ra có hiệu quả thì khơng thể thiếu các điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng. Các điều kiện đảm bảo hoạt động BD đó là cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, phương tiện bồi dưỡng…
Quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động BD là khai thác, sử dụng tốt điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác BD.
Xây dựng các điều kiện để thực hiện việc bồi dưỡng là một thành tố khơng thể thiếu được trong q trình BD, đây được coi như các cơng cụ cơ bản để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động bồi dưỡng, nó được sử dụng phối hợp hay đơn lẻ tùy theo mục tiêu đặt ra. Các điều kiện này bao gồm:
* Tài chính: Việc BD nhất thiết phải cần đến tài chính để tiến hành theo
kế hoạch đã vạch ra, đây là một trong những yếu tố quan trọng cho việc triển khai tốt cơng tác BD.
Tài chính phục vụ BD bao gồm các nguồn sau đây: - Trung ương
- Địa phương
- Đóng góp của cơ sở, của người học
Các nguồn kinh phi này được chi cho các hoạt động sau: - Chi phí cho người dạy
- Chi phí hỗ trợ cho người học - Chi cho các hoạt động dạy và học - Chi cho khen thưởng.
Các nguồn kinh phí phải được thể chế bằng các văn bản của trung ương và địa phương để tạo điều kiện hoạt động BD đạt kết quả.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động bồi dưỡng.
Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức và thực hiện hoạt động BD là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bồi dưỡng. Để đảm bảo cho nội dung bồi dưỡng cần có những phương tiện sau:
- Địa điểm học tập: Làm thế nào để học viên thuận tiện khi tham gia BD. - Cơ sở vật chất tại địa điểm học tập và các trang thiết bị, đặc biệt là trang thiết bị hiện đại như: máy chiếu, máy vi tính…
- Tài liệu cho người học.
1.5. Nội dung quản lý hoạt động bồi dƣỡng hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học theo tiếp cận năng lực