Thực trạng mục tiêu bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường tiểu học thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ theo tiếp cận năng lực (Trang 59 - 65)

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng Hiệu trƣởng tiểu học thị xã

2.3.1. Thực trạng mục tiêu bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu

thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.8: Mục tiêu bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng tiểu học

TT Nội dung Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng Cán bộ phòng và cán bộ quy hoạch Chung SL % SL % %

1 Tăng cường năng lực sư phạm, năng lực quản lý và năng lực giao tiếp ứng xử cho Hiệu trưởng

25 100 45 100 100

2 Bổ túc kiến thức kịp thời, cập nhật

cho Hiệu trưởng các trường 21 84,0 39 86,6 85,3 3 Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và

toàn diện nền giáo dục 18 72,0 35 77,7 74,8 4 Đáp ứng yêu cầu về công tác cán bộ 17 68,0 31 69,4 68,7 5 Đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời 15 60,0 29 64,4 62,2 6 Từng bước chuẩn hóa theo “chuẩn

hiệu trưởng” 25 100 45 100% 100

100% CBQL và cán bộ phòng khi được hỏi đều trả lời mục tiêu số 1 của bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng tiểu học là nhằm “Tăng cường năng lực

sư phạm, năng lực quản lý và năng lực giao tiếp, ứng xử cho Hiệu trưởng” và

“Từng bước chuẩn hóa theo chuẩn hiệu trưởng”. Nội dung “Bổ túc kiến thức

ở mức thứ 2 với 84,0% CBQL và 86,6% cán bộ phòng đồng thuận. Mục tiêu “Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” xếp thứ 3 với 72,0% CBQL và 77,7% cán bộ phòng đồng thuận. Mục tiêu “Đáp ứng yêu cầu về công tác cán bộ” được 69,4% CBQL và 68,7% cán bộ phòng đồng thuận; thấp nhất là mục tiêu “Đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời” với 60% CBQL và 62,2% cán bộ phòng đồng thuận. Như vậy, 2 mục tiêu được đánh giá là quan trọng và thiết thực nhất của bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng tiểu học trên địa bàn thị xã Phú Thọ hiện nay là tăng cường năng lực sư phạm, năng lực quản lý và năng lực giao tiếp, ứng xử cho CBQL tiểu học và chuẩn hóa hiệu trưởng. Kết quả khảo sát được thể hiện bằng biểu đồ sau:

0 20 40 60 80 100 120 MT1 MT2 MT3 MT4 MT5 MT6 CBQL đánh giá CB phòng và GV cốt cán đánh giá

Biểu đồ 2.4: Mục tiêu bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

2.3.2. Thực trạng nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

Nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ hiệu trưởng Tiểu học bám sát vào vai trò, nhiệm vụ của người Hiệu trưởng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH.

Nội dung chương trình bồi dưỡng cho Hiệu trưởng Tiểu học thị xã Phú Thọ được các giảng viên, chuyên gia thiết kế dựa vào quyết định số 382/QĐ- BGDĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Chương trình bồi dưỡng cho CBQL giáo dục và thông tư 14/2011/TT- BGD&ĐT ngày 8/4/2011 về việc quy định chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học đồng thời có điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng trong thời kỳ đổi mới giáo dục. Nội dung này được thông qua hội đồng thẩm định của Phịng GD&ĐT thị xã chủ trì với thành viên là các giảng viên của các trường sư phạm, trường Bồi dưỡng nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, nội dung cụ thể của chương trình là:

Mỗi chương trình được thiết kế gồm 5 Module.

Các Module phải được biên soạn ngắn gọn và mơ hình hóa sao cho phù hợp với trường Tiểu học;

Nội dung các Module phải phù hợp với vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường Tiểu học;

Nội dung của các chương, mục nhỏ trong từng Module phải tạo thành một hệ thống tri thức lôgic;

Các Module của từng phần và cả 5 Module phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, dễ hiểu nhưng không trùng lặp, tránh làm cho các vấn đề trở nên phức tạp;

Các Module cần được biên soạn theo kết cấu mở để giảng viên, học viên dễ cập nhật kiến thức, tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc các quy định của từng ngành, địa phương;

Mỗi Module phải có câu hỏi thảo luận, bài tập tình huống, bài tập làm trên lớp, tùy theo nội dung từng chuyên đề;

Có danh mục tài liệu tham khảo sau mỗi module

+ Module 1. Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực Hiệu trưởng trong thời kỳ đổi mới giáo dục.

+ Module 2: Nâng cao năng lực sư phạm.

+ Module 3: Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý.

+ Module 4: Nâng cao năng lực ứng xử trong nhà trường và ngoài xã hội. + Module 5: Một số các kỹ năng hỗ trợ quản lý.

Bảng 2.9: Khung chương trình bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng tiểu học

Nội dung Số

tiết

Phần thứ nhất 200

Module 1. Vai trị, vị trí và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực

Hiệu trưởng trong thời kỳ đổi mới giáo dục. 10

Module 2. Nâng cao năng lực sư phạm. 10

Module 3. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý. 10

Module 4. Nâng cao năng lực ứng xử trong nhà trường và ngoài nhà

trường. 10

Module 5. Một số các kỹ năng hỗ trợ quản lý 10

Phần thứ hai 50

Nghiên cứu thực tế 20

Báo cáo kết thúc đợt bồi dưỡng (Viết bài thu hoạch hoặc 1 Tiểu luận từ

15 đến 20 trang) 30

Tổng cộng 250

Bảng 2.10: Thực trạng về mức độ phù hợp của nội dung bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ TT Nội dung Phù hợp Ít phù hợp Chƣa phù hợp X Thứ bậc SL % SL % SL % 1

Vai trị, vị trí và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực hiệu trưởng trong thời kỳ đổi mới giáo dục.

54 77.1 16 22.9 2.77 1 2 Nâng cao năng lực sư phạm. 23 32.9 16 22.9 31 44.3 1.89 4 3 Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý. 19 27.1 26 37.1 25 35.7 1.91 3 4 Nâng cao năng lực ứng xử trong

nhà trường và ngoài nhà trường. 11 15.7 34 48.6 25 35.7 1.8 5 5 Một số các kỹ năng hỗ trợ quản lý 16 22.9 46 65.7 8 11.4 2.11 2

Điểm TB 2.1

Nhìn vào bảng 2.10 cho thấy, mức độ phù hợp của các nội dung bồi dưỡng năng lực cho hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú thọ hiện nay ở mức độ trung bình với điểm trung bình chung X =2,1. Trong 5 nội dung bồi dưỡng

năng lực cho hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú thọ đang thực hiện, nội dung bồi dưỡng về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực hiệu trưởng trong thời kỳ đổi mới giáo dục được đánh giá phù hợp nhất với điểm trung bình X = 2,77, xếp thứ hai là bồi dưỡng một số các kỹ năng hỗ trợ quản lý với điểm trung bình 2,11, tiếp theo lần lượt là: Bồi dưỡng về nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, bồi dưỡng về nâng cao năng lực sư phạm và xếp cuối bảng là bồi dưỡng về nâng cao năng lực ứng xử trong nhà trường và ngoài nhà trường với điểm trung bình X = 1,8. Như vậy, hai nội dung hết sức quan trọng bồi dưỡng về nâng cao năng lực sư phạm và bồi dưỡng về nâng cao năng lực ứng xử trong nhà trường và ngoài nhà trường hiện nay thực hiện chưa phù hợp, cần có sự điều chỉnh để đạt kết quả tốt hơn.

2.3.3. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

Đặc thù của việc Bồi dưỡng hiệu trưởng là 100 % học viên tham sự các lớp học là Hiệu trưởng các nhà trường, vì vậy các hình thức giảng dạy đối với các trường phổ thơng là không phù hợp.

Trong học tập của người lớn có một số đặc điểm sau: - Người lớn chỉ muốn học một cách tự giác.

- Người lớn sẽ học khi họ thấy có nhu cầu.

- Người lớn học thông qua thực hành giải quyết những vấn đề thực tế. - Người lớn học tốt trong một hoàn cảnh phù hợp.

- Người lớn dễ tiếp thu với với phương pháp giảng dạy đa dạng, phong phú.

Phương pháp đã áp dụng trong quá trình bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng tại phòng GD&ĐT thị xã là:

- Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp thảo luận trên lớp

- Phương pháp quan sát, thảo luận nhóm - Phương pháp luyện tập thực hành - Kết hợp các phương pháp

Tóm lại: Phương pháp dạy học nào cũng có những mặt mạnh, ưu điểm song khi áp dụng vào bài giảng đòi hỏi giảng viên cần phải cân nhắc, linh hoạt, tránh lạm dụng hoặc sử dụng phương pháp không hợp lý sẽ không đạt kết quả cao như mong muốn.

Bảng 2.11: Bảng tổng hợp ý kiến học viên đánh giá về phương pháp bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

TT Nội dung Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp X Thứ bậc SL % SL % SL % 1 Thuyết trình 50 71.4 9 12.9 11 14.3 2.56 1 2 Đàm thoại 20 28.6 24 34.3 26 4.29 1.91 6 3 Thảo luận trên lớp 44 62.9 15 21.4 11 22.9 2.47 2 4 Quan sát và thảo luận nhóm. 25 35.7 20 28.6 25 2.86 2,0 5 5 Luyện tập thực hành 42 60 14 20 14 5.71 2.4 3 6 Kết hợp các phương pháp 27 38.6 27 38.6 26 7.14 2.3 4

Điểm TB 2.27

Nhìn vào bảng tổng hợp cho thấy: Các phương pháp bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng Tiểu học đang thực hiện ở mức độ trung bình. Điểm trung bình chung của cả 6 phương pháp bồi dưỡng là X = 2,27. Trong đó Có 5/6 phương pháp đạt điểm bình qn 1,91 ≤ X ≤ 2,47. Phương pháp thuyết trình xếp thứ nhất với điểm bình quân ở mức cao: X = 2,56, xếp thứ hai là phương pháp thảo luận trên lớp, tiếp theo lần lượt là: luyện tập thực hành; kết hợp các phương pháp; Quan sát và thảo luận nhóm. Phương pháp đàm thoại xếp cuối bảng với điểm trung bình X = 1,91. Như vậy, rõ ràng hiện nay bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng tại thị xã Phú Thọ vẫn đang được bồi dưỡng chủ yếu bằng 2 phương pháp truyền thống là thuyết trình và thảo luận trên lớp. Hai phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện, khơng mất nhiều thời gian, tiền bạc… nhưng lại thiếu hấp dẫn. Các phương pháp giảng dạy tích cực, đổi mới có thể áp dụng như: quan sát và thảo luận nhóm, đàm thoại, kết hợp các phương pháp lại đang được thực hiện ở mức độ thấp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường tiểu học thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ theo tiếp cận năng lực (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)