Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường tiểu học thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ theo tiếp cận năng lực (Trang 83)

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng hiệu trƣởng tiểu

3.3.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học

theo quy hoạch hiệu trưởng

3.3.2.1. Mục đích của biện pháp

Xây dựng kế hoạch BD năng lực Hiệu trưởng tiểu học theo quy hoạch hiệu trưởng nhằm giúp nhà quản lý cơng tác bồi dưỡng vừa có được cái nhìn bao quát, tổng thể, sâu rộng, vừa hình dung được các bước đi cụ thể, mốc thời gian thực hiện, sản phẩm (mục tiêu) cụ thể trong quản lý BD.

Muốn hoàn thành một công việc trong tương lai mỗi người phải tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để làm tốt cơng việc đó. Người cán bộ quản lý nói chung hay người hiệu trưởng nói riêng đại đa số đều được bổ nhiệm từ giáo viên dạy giỏi họ chỉ có năng lực sư phạm, thiếu năng lực quản

lý, năng lực ứng xử cần thiết trong công tác quản lý nhà trường do vậy việc bồi dưỡng năng lực theo quy hoạch hiệu trưởng là trang bị cho những người chuẩn bị làm hiệu trưởng có đầy đủ năng lực để khi được tiếp cận công việc quản lý của Hiệu trưởng sẽ hoàn thành tốt trọng trách của mình.

Bồi dưỡng hiệu trưởng theo quy hoạch hiệu trưởng còn là cách trang bị kiến thức theo nhu cầu cần thiết của người hiệu trưởng. Thông qua khảo sát nhu cầu về năng lực, người quản lý công tác bồi dưỡng muốn trang bị những năng lực cịn thiếu, cịn yếu mà người Hiệu tưởng thấy mình có nhu cầu muốn được học tập, được trang bị.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo quy hoạch hiệu trưởng cũng giúp cho nhà quản lý có thể chủ động quản lý BD năng lực hiệu trưởng trong điều kiện có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng, tác động.

3.3.2.2. Nội dung của biện pháp

Quy hoạch Hiệu trưởng là việc làm cần thiết của các cấp chính quyền. Đây là việc dự báo nhu cầu cần thiết về nguồn nhân lực hiệu trưởng trong thời gian tới. Để có kế hoạch phát triển, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng Trường Tiểu học của thị xã theo quy hoạch đạt kết quả tốt, căn cứ vào các văn bản, quy định của cấp trên về chuẩn năng lực hiệu trưởng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Ủy ban nhân dân thị xã xây dựng đề án quy hoạch hiệu trưởng 5 năm, 10 năm và hàng năm rà soát những người có đủ tiêu chuẩn để bổ sung vào quy hoạch. Việc bồi dưỡng Hiệu trưởng theo quy hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạt được hiệu quả thực sự khi lãnh đạo có kế hoạch cụ thể, phối kết hợp chặt chẽ với kế hoạch của Sở GD & ĐT và kế hoạch của các nhà trường. Việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của Phòng giáo dục và Đào tạo phải nghiêm túc, đúng, đủ thời gian và phải được tiến hành trong suốt quá trình hoạt động của người cán bộ quy hoạch nguồn Hiệu trưởng.

Nội dung kế hoạch, phải nêu rõ:

Trang bị theo nhu cầu cần thiết cho các đối tượng được quy hoạch hiệu trưởng trên cơ sở các kiến thức cần thiết của một người hiệu trưởng trong thời kỳ đổi mới giáo dục.

- Nội dung, chương trình, phương pháp BD:

Đối với nội dung chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng ngoài việc phải bám sát vào khung năng lực chung còn phải bám sát vào nhu cầu thực tế của người học. Phương pháp dạy học cho Hiệu trưởng cần phải tiếp cận những phương pháp mới như: tham quan học tập kinh nghiệm, thảo luận nhóm, kết hợp các phương pháp…

- Thời gian BD; - Địa điểm BD; - Các nguồn lực BD; - Tổ chức thực hiện BD.

Như vậy đối với đội ngũ Hiệu trưởng đương nhiệm, cán bộ quy hoạch nguồn, kế cận Hiệu trưởng cùng với qui mô phát triển giáo dục của thị xã là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển, bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học.

- Khi xây dựng kế hoạch cần căn cứ vào:

+ Thực trạng GD&ĐT nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng và thực trạng đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học.

+ Quan điểm định hướng quy hoạch hiệu trưởng của cấp trên. + Nhu cầu cần bồi dưỡng của Hiệu trưởng các trường Tiểu học.

+ Quy hoạch phát triển giáo dục Tiểu học của thị xã, quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng Tiểu học thị xã.

3.3.2.3. Cách tiến hành biện pháp

Bước 1: Sau khi tham mưu cho Ủy ban nhân dân thị xã ban hành quy

hoạch Hiệu trưởng, Phòng Giáo dục và Đào tạo - nhà tổ chức công tác bồi dưỡng cần khảo sát nhu cầu mong muốn được trang bị của các đối tượng trong diện quy hoạch Hiệu trưởng để biết nhu cầu họ cần trang bị những gì

là hành trang bắt đầu cho một cơng việc trong tương lai, đồng thời Trưởng phịng GD&ĐT phải căn cứ các yêu cầu của văn bản hướng dẫn cấp trên về nâng cao trình độ năng lực cho Hiệu trưởng, tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng BD, đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ Hiệu trưởng… từ đó cụ thể hóa nhiệm vụ BD năng lực hiệu trưởng các nhà trường. Lúc này nhà quản lý bắt đầu thiết kế các bước đi cho hoạt động BD năng lực Hiệu trưởng của 1 năm, 5 năm… nhằm đạt được những mục tiêu trong 1 năm hoặc trong nhiệm kỳ 5 năm đã xác định.

Bước 2: Dự báo tình hình liên quan:

- Cần tìm hiểu và nắm vững được các yêu cầu của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (NQ TW8 khóa XI); những yêu cầu mới về công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước (NQ 45 của Bộ chính trị khóa XI), Xu thế chuẩn hóa các trường tiểu học trong đó có yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ Hiệu trưởng nhà trường.

- Phân tích thực trạng Hiệu trưởng tiểu học, thực trạng BD hiệu trưởng: Xuất phát từ thực trạng chất lượng Hiệu trưởng hiện nay (như đã phân tích ở chương 2) bên cạnh những điểm mạnh cũng còn nhiều yếu kém bất cập, trước những yêu cầu đòi hỏi khách quan, được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phân tích nhu cầu cần, điểm mạnh, điểm yếu và điểm thiếu của những người đang được quy hoạch hiệu trưởng để phác thảo những mục tiêu cụ thể và lâu dài cho chương trình bồi dưỡng.

Bước 3: Phác thảo các mục tiêu cụ thể và lâu dài cần đạt được: Người

tổ chức công tác bồi dưỡng cần phác thảo các mục tiêu cần đạt được đó là trang bị các kiến thức, năng lực đã được xác định theo nhu cầu cho những đối tượng là quy hoạch nguồn Hiệu trưởng.

Bước 4: Xác định những nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch,

đảm bảo kế hoạch được thực hiện khả thi: Giảng viên giảng dạy, phòng học, tài liệu giáo trình, các phương tiện hỗ trợ giảng dạy, địa điểm thăm quan hoặc mơ hình thăm quan học tập kinh nghiệm, dự kiến phân công các lực lượng tham gia BD, nguồn kinh phí tổ chức BD.

Bước 5: Xây dựng dự thảo kế hoạch cụ thể theo các nội dung và xin ý

kiến các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Trưởng phòng GD&ĐT là người chịu trách nhiệm trước các cơ quan lãnh đạo quản lý cấp trên về quản lý BD năng lực hiệu trưởng theo quy hoạch đáp ứng yêu cầu mới, vì vậy trước hết Trưởng phịng phải là người nắm vững xu thế và yêu cầu đổi mới giáo dục; các chủ trương, định hướng lãnh chỉ đạo của chính quyền, các văn bản quy định, quy chế của ngành liên quan trực tiếp đến quy hoạch hiệu trưởng và liên quan đến bồi dưỡng và quản lý BD năng lực Hiệu trưởng. Trưởng phòng giáo dục cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tham mưu quy hoạch nguồn Hiệu trưởng do vậy người trưởng phòng giáo dục phải là người nắm vững thực trạng đội ngũ Hiệu trưởng, dự nguồn hiệu trưởng do mình quản lý, thấy được những hạn chế trong quản lý BD năng lực Hiệu trưởng, dự báo được khả năng thực hiện và có năng lực lãnh đạo, có khả năng lôi kéo tập hợp được các thành viên trong đơn vị cùng đoàn kết, tích cực tham gia xây dựng, thực hiện kế hoạch BD hiệu trưởng, thấy được nhu cầu thực tế cần BD để xây dựng kế hoạch theo nhu cầu trúng, đúng và đầy đủ.

3.3.3. Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn để triển khai bồi dưỡng Hiệu trưởng tiểu học

3.3.3.1. Mục đích của biện pháp

Muốn đạt kết quả của một q trình, một cơng việc nào đó, người ta lập ra một hình thức tổ chức phù hợp, định ra phương thức thực hiện q trình, cơng việc đó, theo nghĩa đơn giản đó là phối hợp, phối hợp có nghĩa là tổ chức hoạt động cho hai hoặc nhiều cơ quan, tổ chức. Xét từ khía cạnh quản lý nhà nước, phối hợp là một phương thức, một hình thức, một quy trình kết hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức này thực hiện được đầy đủ, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhằm đạt được các lợi ích chung. Phối hợp tồn tại trong suốt

quá trình quản lý, từ hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, đến việc tổ chức thực thi cơ chế, chính sách, pháp luật, ở đâu có quản lý thì ở đó có nhu cầu phối hợp. Mục tiêu cuối cùng của phối hợp là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong quản lý. Nói khác đi, phối hợp là phương thức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể trong quản lý nhà nước.

Như vậy có thể nói rằng “phối hợp” chính là phương thức tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện mục tiêu chung. Trong công tác bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học việc tổ chức phối hợp với các trường Đại học, cao đẳng, các trường bồi dưỡng trên địa bàn là việc làm cần thiết để phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng Hiệu trưởng.

3.3.3.2. Nội dung của biện pháp

Trên địa bàn thị xã có 2 trường đó là trường Đại học Hùng Vương và Trường Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục. Trường đại học Hùng Vương tiền thân là Trường Cao đẳng sư phạm Phú Thọ nên hiện nay công tác đào tạo ngành sư phạm vẫn là một ngành mũi nhọn của nhà trường. Trường Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo là đơn vị có nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cho toàn tỉnh Phú Thọ theo kế hoạch của Sở. Có thể nói đây là 2 đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng ngành sư phạm trong toàn tỉnh.

Trước nhu cầu đòi hỏi cần bồi dưỡng năng lực cho hiệu trưởng các trường tại thị xã Phú Thọ, Phòng giáo dục và Đào tạo thị xã chủ động phối hợp với các nhà trường để tranh thủ tiềm năng sẵn có về cơ sở vật chất, trang thiết bị, lực lượng bồi dưỡng, nội dung, chương trình bồi dưỡng… để tổ chức phối hợp toàn bộ quy trình tiến hành bồi dưỡng hoặc một phần quy trình bồi dưỡng cho đội ngũ Hiệu trưởng các nhà trường nói chung hay Hiệu trưởng tiểu học nói riêng trên địa bàn thị xã.

Trường Đại học Hùng Vương có khoa sư phạm đào tạo các chuyên ngành trong đó có ngành Quản lý giáo dục, Trường bồi dưỡng Nhà Giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục hàng năm theo kế hoạch vẫn mở các lớp đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ quản lý cho toàn tỉnh, tuy nhiên số lượng hàng năm của các huyện, thành, thị được cử đi học là ít (Mỗi năm toàn tỉnh có 2,3 lớp). Đây là điều kiện thuận lợi để Phịng giáo dục đào tạo thị xã có thể xây dựng kế hoạch mở riêng cho cán bộ quản lý giáo dục thị xã Phú Thọ các lớp bồi dưỡng vì thị xã cũng là địa phương mà các đơn vị đóng quân có điều kiện thuận lợi cho các học viên trong các điều kiện sinh hoạt để học tập.

3.3.3.3. Cách tiến hành biện pháp

* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã

Ngay từ đầu năm, phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào nhu cầu bồi dưỡng Hiệu trưởng của thị xã phải có ý kiến với các 2 nhà trường để nhận được sự đồng thuận trong công tác bồi dưỡng hiệu trưởng.

Xây dựng kế hoạch sát với thực tế để phối hợp với các nhà trường trong công tác bồi dưỡng Hiệu trưởng. Trong kế hoạch phải nêu rõ mục tiêu của bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng.... Phải phân công trách nhiệm cụ thể cho các bên tham gia vào khâu tổ chức bồi dưỡng. Phân công tới các tổ chức, cá nhân tham gia BD và quản lý BD năng lực hiệu trưởng tiểu học về kế hoạch một cách cụ thể, làm cho mỗi thành viên hiểu rõ: Mục tiêu mà tất cả chúng ta phải đạt được là gì, trong đó ai làm gì, quyền hạn đến đâu, làm như thế nào, nguồn lực tương ứng ra sao, ai kiểm tra, báo cáo kết quả cho ai… Việc quán triệt phải làm cho mọi thành viên không chỉ nắm vững và chính xác nội dung quyết định mà cịn thơng suốt về tư tưởng, đem hết nhiệt huyết của mình để cùng thực hiện mục tiêu chung.

+ Giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên theo kế hoạch, đề nghị mỗi thành viên cụ thể hóa bằng chương trình hành động của riêng mình.

+ Tổng kết, đối chiếu kết quả với mục tiêu đề ra + Điều chỉnh những vấn đề bất cập.

Trong q trình phân cơng trách nhiệm, Phòng Giáo dục và đào tạo phải nhận trách nhiệm đảm bảo trong khâu xác định nhu cầu, số lượng học viên tham gia bồi dưỡng, một phần kinh phí đảm bảo cho lớp học bồi dưỡng.

* Đối với các trường Đại học Hùng Vương và trường Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục:

Căn cứ vào nhu cầu của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã, các nhà trường báo cáo UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo để nhà trường phối hợp với Phòng GD&ĐT thị xã một phần công việc BD hiệu trưởng như: Nội dung bồi dưỡng, lực lượng bồi dưỡng… hoặc có thể phê duyệt để hàng năm mở thêm các lớp bồi dưỡng riêng cho cán bộ quản lý nói chung hay Hiệu trưởng tiểu học thị xã nói riêng vì đây là nơi đơn vị đóng quân trên địa bàn, khi mở lớp bồi dưỡng điều kiện của các học viên tham gia bồi dưỡng sẽ có nhiều điểm thuận lợi hơn các học viên khác trên toàn tỉnh.

Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã ký kết kế hoạch phối hợp, trong đó các nhà trường nhận trách nhiệm chính trong cơng tác bồi dưỡng về các mặt; Nội dung bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng, lực lượng bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, cơ sở vật chất bồi dưỡng…

Trong quá trình phối hợp bồi dưỡng các nhà trường đảm bảo các yêu cầu sau: Tích cực bồi dưỡng cho Hiệu trưởng theo chuyên đề với hình thức tập trung. Thời gian mở các lớp theo chuyên đề có thể ngắn hoặc dài ngày tùy theo nội dung các chuyên đề. Trong quá trình bồi dưỡng nhà trường có thể cho học viên đi tham quan, nghiên cứu thực tế tại các cơ sở điển hình trong và ngoài tỉnh Phú Thọ. Nội dung bồi dưỡng cho Hiệu trưởng trường Tiểu học được trường Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Phú Thọ thực hiện nghiêm túc, sáng tạo, phù hợp với thực tế, sát với nhu cầu cần, thiếu, yếu của các Hiệu trưởng. Việc tổ chức các hình thức dạy học cũng phải được các nhà trường sử dụng rất linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học viên

tham gia lớp học. Cần đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng có giá trị thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường tiểu học thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ theo tiếp cận năng lực (Trang 83)