Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động bồi dƣỡng hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường tiểu học thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ theo tiếp cận năng lực (Trang 44 - 48)

trƣởng theo tiếp cận năng lực

1.6.1. Yếu tố chủ quan

1.6.1.1. Các yếu tố thuộc sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền

Phịng GD&ĐT thị xã là cơ quan tham mưu cho UBND thị xã quản lý nhà nước về GD&ĐT, chịu sự lãnh chỉ đạo toàn diện của cấp ủy và quản lý trực tiếp của chính quyền cấp thị. Chính vì vậy, vai trị lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy Đảng, chính quyền là vơ cùng quan trọng. Khi cấp ủy, chính quyền có nhận thức và quan điểm đúng về vai trị, tầm quan trọng và tính cấp thiết của cơng tác quản lý BD năng lực hiệu trưởng các trường tiểu học thì sẽ quan tâm định hướng chỉ đạo thực hiện tốt nội dung này, tạo điều kiện cho quá trình quản lý BD năng lực hiệu trưởng của phòng. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, kịp thời điều chỉnh các nội dung chỉ đạo định hướng một cách phù hợp.

1.6.1.2. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý bồi dưỡng (Trưởng phòng GD&ĐT thị xã)

Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý bao gồm: Nhận thức và định hướng của Trưởng phòng GD&ĐT thị xã về BD năng lực hiệu trưởng tiểu học; Năng lực và kỹ năng quản lý của Trưởng phòng giáo dục; Ý thức trách nhiệm của Trưởng phòng giáo dục.

Trưởng phòng GD&ĐT thị xã là người trực tiếp quản lý BD năng lực hiệu trưởng tiểu học của Phòng, chịu trách nhiệm trước Thường trực cấp ủy, Ủy ban nhân dân thị xã về toàn bộ hoạt động của Phòng, xây dựng và thực hiện nội quy, quy chế của Phòng theo quy định quản lý Nhà nước và yêu cầu cụ thể của địa phương. Có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, BD hàng năm và dài hạn cho CBQL và giáo viên theo sự phê duyệt của UBND thị xã; trực tiếp quản lý, theo dõi đội ngũ Hiệu trưởng của các nhà trường; quản lý, theo dõi và chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng giảng dạy của các nhà trường, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy của các trường tiểu học.

Với chức năng nhiệm vụ quan trọng đó, Trưởng phịng GD&ĐT có vai trị quyết định chất lượng cơng tác quản lý BD năng lực hiệu trưởng tiểu học.

1.6.1.3. Các yếu tố thuộc đối tượng quản lý (Hiệu trưởng tiểu học)

Các yếu tố thuộc đối tượng quản lý bao gồm: Ý thức trách nhiệm của hiệu trưởng tiểu học; Năng lực sư phạm, năng lực quản lý, năng lực giao tiếp ứng xử; Đời sống vật chất (kinh tế) của hiệu trưởng; Sự chấp nhận của hiệu trưởng đối với sự phân cơng của cấp ủy, chính quyền.

Hiệu trưởng tiểu học với vai trò người học (người được bồi dưỡng) là trung tâm của cơng tác BD. Vì vậy, việc chủ động và tích cực tham gia BD năng lực hiệu trưởng của chính các hiệu trưởng sẽ làm nên sự thành công của việc BD và quản lý BD. Cho dù chủ thể quản lý có tích cực chủ động hết mình, giảng viên BD nhiệt tình và có năng lực, trình độ; cơ sở vật chất và môi trường thuận lợi…mà người học khơng tích cực, chủ động và hứng thú thì cũng khơng thể có kết quả tốt được.

1.6.2. Yếu tố khách quan

Các yếu tố thuộc về môi trường tổ chức hoạt động BD là các yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động BD năng lực hiệu trưởng tiểu học.

Các yếu tố thuộc về môi trường tổ chức hoạt động BD bao gồm: Môi trường điều kiện làm việc cho hoạt động BD năng lực hiệu trưởng; Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; Tài liệu học tập cho giáo viên và học viên; Sự động viên khen thưởng; chế độ đãi ngộ đối với người tham gia; Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia BD; Sự chỉ đạo thống nhất của nhà quản lý với hoạt động BD năng lực hiệu trưởng; Tác động kinh tế, xã hội của môi trường bên ngoài với hoạt động BD năng lực hiệu trưởng.

Môi trường tổ chức hoạt động BD hiệu trưởng ở đây gồm có mơi trường theo nghĩa rộng (môi trường kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý) và mơi trường theo nghĩa hẹp (mơi trường sư phạm). Có được một mơi trường thuận lợi, phù hợp sẽ là nền tảng để việc quản lý BD năng lực hiệu trưởng tiểu học đạt hiệu quả cao nhất.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, để đáp ứng yêu cầu phát triển GD&ĐT thị xã Phú Thọ, công tác BD năng lực cho CBQL, GV, nhân viên các nhà trường nói chung và cho đội ngũ Hiệu trưởng tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết, địi hỏi từng bước phải hoàn thiện về nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức BD phải đa dạng và phong phú, xây dựng kế hoạch BD hàng năm cần bám sát thực tế và nhu cầu của người học.

Trên cơ sở phân tích các tài liệu lý luận trong và ngoài nước về quản lý và quản lý hoạt động BD, đề tài đã hệ thống hoá được các khái niệm cơ bản: quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng, năng lực, hoạt động BD hiệu trưởng tiểu học theo tiếp cận năng lực, nội dung quản lý hoạt động BD theo tiếp cận năng lực, những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động BD Hiệu trưởng trường Tiểu học theo tiếp cận năng lực...

Trên đây là những cơ sở lý luận cơ bản để chúng tôi làm căn cứ tiến hành điều tra, nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng Hiệu trưởng Tiểu học theo tiếp cận năng lực trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HIỆU TRƢỞNG TIỂU HỌC THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường tiểu học thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ theo tiếp cận năng lực (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)