Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường tiểu học thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ theo tiếp cận năng lực (Trang 103)

hiệu trƣởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ theo tiếp cận năng lực

Có thể khẳng định rằng để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động BD hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ theo tiếp cận năng lực cần phải thực hiện đồng bộ 6 nhóm giải pháp như trên. Mặc dù mỗi biện pháp nhằm đạt được mục tiêu nhất định, song cả 6 nhóm biện pháp đều có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau. Sự thống nhất và đồng thuận trong triển khai các biện pháp này là tiền đề cơ bản tạo nên hiệu quả chung cho cả quá trình BD và quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ theo tiếp cận năng lực trong thời gian tới và cùng chung một mục tiêu cuối cùng là góp phần nâng cao năng lực cho Hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Tất cả các biện pháp nêu trên đều có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khi sử dụng các biện pháp cần phải mềm dẻo, linh hoạt thì mới nâng cao hiệu quả quản lý. Kết hợp các biện pháp sẽ là yếu tố chủ đạo quyết định việc nâng cao chất lượng BD và quản lý bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ theo tiếp cận năng lực.

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý BD năng lực hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

3.5. Khảo sát mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng hiệu trƣởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ theo tiếp cận năng lực

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ theo tiếp cận năng lực, tác giả đưa ra 6 biện pháp quản lý cơ bản nhằm góp phần nâng cao kết quả quản lý BD hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Do tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến trưng cầu.

Phối hợp với các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn để triển khai bồi dưỡng Hiệu trưởng tiểu học

Hiệu quả quản lý BD năng lực hiệu trƣởng tiểu học Ban hành chính sách đãi ngộ sau bồi dưỡng Hiệu trưởng tiểu học

Tổ chức nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, lãnh đạo Phòng GD&ĐT và CBQL các nhà trường về tầm quan trọng của quản lý BD năng lực Hiệu trưởng tiểu học

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học theo quy hoạch hiệu trưởng.

Đa dạng hóa các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng tiểu học

Định kỳ kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học

3.5.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm đánh giá mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động BD hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ theo tiếp cận năng lực.

3.5.2. Các bước khảo nghiệm

Bước 1: Lập phiếu điều tra (Mẫu phiếu điều tra ở phần phụ lục)

Tác giả tiến hành điều tra trên 2 nội dung:

- Điều tra về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý theo 3 cấp độ: Rất cấp thiết, cấp thiết và không cấp thiết.

- Điều tra về tính khả thi của các biện pháp quản lý theo 3 cấp độ: Khả thi, bình thường và khơng khả thi.

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra

- Điều tra bằng phiếu đối với 25 CBQL (các hiệu trưởng, hiệu phó) và 45 người là lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT, cán bộ dự nguồn hiệu trưởng, hiệu phó của các trường tiểu học.

Bước 3: Phát phiếu điều tra

Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lí số liệu

3.5.3. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ theo tiếp cận năng lực

TT Nội dung Rất cấp thiết Cấp thiết không cấp thiết X Thứ bậc SL % SL % SL % 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, lãnh đạo Phòng GD&ĐT và CBQL các nhà trường về tầm quan trọng của quản lý BD năng lực Hiệu trưởng tiểu học

TT Nội dung Rất cấp thiết Cấp thiết không cấp thiết X Thứ bậc SL % SL % SL % 2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học theo quy hoạch hiệu trưởng.

57 81.43 13 18.57 2.81 2

3

Phối hợp với các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn để triển khai bồi dưỡng Hiệu trưởng tiểu học

54 77.14 16 22.86 2.77 3

4

Định kỳ kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học

55 78.57 14 20.00 2.76 4

5

Đa dạng hóa các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng tiểu học

51 72.86 19 27.14 2.73 6

6

Ban hành chính sách đãi ngộ sau bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học.

52 74.29 18 25.71 2.74 5

Điểm TB 2.79

Nhận xét

Trên cơ sở số liệu được xử lý ở bảng trên cho thấy các biện pháp quản lý được đề xuất có mức độ cấp thiết cao, thể hiện ở điểm trung bình X = 2,79 và có 6/6 biện pháp (100%) có điểm trung bình X  2,7 (min=1; max=3).

Trong đó:

Biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, lãnh đạo Phòng GD&ĐT và CBQL các nhà trường về tầm quan trọng của quản lý BD năng lực Hiệu trưởng tiểu học” được đánh giá là cấp thiết nhất

X = 2,94 xếp thứ bậc 1. Đây là biện pháp có ý nghĩa quyết định đối với cơng tác xây dựng đội ngũ Hiệu trưởng.

Điều này cũng khẳng định rằng muốn có chất lượng và hiệu quả cao trong quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học trước hết cần phải giúp cho cán bộ làm công tác quản lý giáo dục, đặc biệt là các Hiệu trưởng có tư duy, nhận thức đúng đắn về vai trò đặc biệt quan trọng của BD và quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học.

Biện pháp “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học theo quy hoạch hiệu trưởng.” có điểm trung bình X = 2,81 xếp thứ bậc 2. Với việc xếp thứ bậc 2 trong tổng số trong 6 biện pháp, có thể khẳng định biện pháp trên là hết sức cấp thiết đối với công tác bồi dưỡng năng lực tiểu học trên địa bàn thị xã Phú Thọ,Tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. Việc xây dựng một kế hoạch khả thi hay không phản ánh tầm nhìn, năng lực dự báo và kinh nghiệm của nhà quản lý, vì vậy, nếu nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược, dự báo tình hình sắc sảo sẽ đem lại sự thành công tốt đẹp.

Biện pháp “Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn để

triển khai bồi dưỡng Hiệu trưởng tiểu học” và biện pháp “Định kỳ kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học” cùng có điểm

trung bình lần lượt là X = 2,77 và X = 2,76 và được xếp ở bậc thứ 3 và thứ 4. Mặc dù xếp thứ 3 và thứ 4 nhưng điểm trung bình của 2 biện pháp này khá cao và chỉ hơn nhau 0,01 điểm điều này thể hiện muốn nâng cao chất lượng BD và quản lý BD năng lực Hiệu trưởng tiểu học ở thị xã Phú thọ thì rất cần phải có các biện pháp để đổi mới tổ chức BD, việc phối hợp với các nhà trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn để tổ chức BD có rất nhiều thuận lợi trong cơng tác BD. Hoạt động này cũng phải gắn liền với việc định kỳ kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học.

Tiếp theo là biện pháp “Ban hành chính sách đãi ngợ sau bồi dưỡng hiệu

trưởng tiểu học” xếp thứ 5 với X = 2,74 và biện pháp “Đa dạng hóa các nguồn

điểm trung bình là X = 2,73 với số điểm thấp nhất và thứ hạng 6/6 chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của biện pháp này tới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý BD năng lực Hiệu trưởng tiểu học ít hơn so với 6 biện pháp trên. Tuy nhiên, với điểm trung bình X = 2,73 và cũng chỉ kém biện pháp xếp trên 0,01 điểm khẳng định rằng biện pháp này là hết sức cấp thiết trong quản lý BD năng lực Hiệu trưởng tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

Bảng 3.2: Tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng

hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ theo tiếp cận năng lực

TT Nội dung Khả thi

Bình thƣờng Khơng khả thi X Thứ bậc SL % SL % SL % 1

Tổ chức nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, lãnh đạo Phòng GD&ĐT và CBQL các nhà trường về tầm quan trọng của quản lý BD năng lực Hiệu trưởng tiểu học

60 85.71 10 14.29 0 0 2.86 1

2

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học theo quy hoạch hiệu trưởng.

53 75.71 17 24.29 0 0 2.76 2

3

Phối hợp với các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn để triển khai bồi dưỡng Hiệu trưởng tiểu học

52 74.29 18 25.71 0 0 2.74 3

4

Định kỳ kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học

47 67.14 17 24.29 6 8.57 2.59 4

5

Đa dạng hóa các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng tiểu học

51 72,86 12 17,14 3 4,29 2,57 5

6 Ban hành chính sách đãi ngộ sau

bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học. 46 65.71 17 24.29 7 10 2.56 6

Điểm TB 2.68

Nhận xét:

biện pháp đề xuất trên ở mức độ khả thi cao, thể hiện thơng qua điểm trung bình chungX = 2,68 và có 6/6 biện pháp có điểm trung bình X  2,56 (min =1; max =3).

Biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, lãnh

đạo Phòng GD&ĐT và CBQL các nhà trường về tầm quan trọng của quản lý BD năng lực Hiệu trưởng tiểu học.” có điểm trung bình X = 2,86 và xếp thứ bậc 1. Biện pháp “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học theo quy hoạch hiệu trưởng.” có điểm trung bình X = 2,76, xếp thứ hạng 2. Với thứ bậc cao thứ 2 trong bảng xếp hạng 6 biện pháp quản lý, có thể khẳng định: mặc dù trong thực tế hiện nay, việc lập kế hoạch BD năng lực hiệu trưởng tiểu học của Trưởng phòng GD&ĐT mới thực hiện ở mức độ trung bình nhưng với biện pháp lập kế hoạch theo quy hoạch hiệu trưởng như đã nêu thì mức độ cần thiết và mức độ khả thi đều xếp ở thứ hạng 2 có điểm số khá cao, điều này thể hiện sự tin tưởng của lãnh đạo Phòng GD&ĐT và các Hiệu trưởng về biện pháp này trong tương lai, biện pháp “Phối hợp với các trường Đại học,

cao đẳng trên địa bàn để triển khai bồi dưỡng Hiệu trưởng tiểu học” có điểm

trung bình X = 2,74, xếp thứ hạng 3. Điều này khẳng định: Việc tổ chức nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, lãnh đạo Phịng GD&ĐT và CBQL các nhà trường về tầm quan trọng của BD năng lực hiệu trưởng tiểu học là biện pháp cần thiết nhất nhưng không phải là biện pháp dễ thực hiện bởi vì nhận thức của con người là cả một quá trình, nhận thức là vấn đề chủ quan của con người nhưng lại chịu ảnh hưởng tác động của nhiều yếu tố khách quan nên đây không phải là công việc dễ dàng, không thể định lượng được và không thể một sớm một chiều làm ngay được.

Xếp ở bậc thứ 4 là biện pháp “Định kỳ kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học” với điểm trung bình X = 2,59. Tuy xếp bậc thứ 4 nhưng với điểm trung bình ở mức khá cao như vậy, đã chứng minh sự đồng thuận, tin tưởng của khách thể khảo sát về mức độ khả thi của biện pháp này.

cuối bảng là biện pháp “Ban hành chính sách đãi ngợ sau bồi dưỡng hiệu

trưởng tiểu học” với số điểm trung bình là X = 2,56. Điều này thể hiện quan điểm chung của hầu hết CBQL và hiệu trưởng được khảo sát về mức độ khả thi do tầm quan trọng và ảnh hưởng của cả hai biện pháp đến việc quản lý BD năng lực hiệu trưởng. Việc 2 biện pháp được đánh giá ngang bằng nhau về thứ bậc và xếp ở cuối bảng cũng đặt ra cho các nhà quản lý một số vấn đề như: Với số điểm bình quân khá, 2 biện pháp này hoàn toàn khả thi nhưng phải chịu nhiều ảnh hưởng mang tính khách quan hơn so với 4 biện pháp cịn lại, do đó khi thực hiện cần có sự đổi mới, cần phải xem xét đến các vấn đề như: Bám sát các văn bản pháp lý của cấp trên và củng cố các căn cứ pháp lý để thực hiện; chủ động đa dạng hóa các nguồn lực để đầu kinh phí chi cho việc đãi ngộ đối tượng được bồi dưỡng có như vậy mới khuyến khích được các Hiệu trưởng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực bản thân.

Bảng 3.3: Mối quan hệ giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

TT Biện pháp quản lý

Cấp thiết Khả thi

X Thứ

bậc X

Thứ bậc

1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, lãnh đạo Phòng GD&ĐT và CBQL các nhà trường về tầm quan trọng của quản lý BD năng lực Hiệu trưởng tiểu học

2.94 1 2.86 1 2 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng

tiểu học theo quy hoạch hiệu trưởng. 2.81 2 2.76 2 3 Phối hợp với các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn

để triển khai bồi dưỡng Hiệu trưởng tiểu học 2.77 3 2.74 3 4 Định kỳ kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng

lực Hiệu trưởng tiểu học 2.76 4 2.59 4

5 Đa dạng hóa các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng năng

lực hiệu trưởng tiểu học 2.73 6 2,57 5

6 Ban hành chính sách đãi ngộ sau bồi dưỡng hiệu

trưởng tiểu học. 2.70 5 2.56 6

Điểm TB 2,79 2,68

Nhận xét:

hợp về thứ bậc, đó là: Biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức cho các cấp

chính quyền, lãnh đạo Phịng GD&ĐT và CBQL các nhà trường về tầm quan trọng của quản lý BD năng lực Hiệu trưởng tiểu học” có mức độ cần thiết và

mức độ khả thi cùng xếp thứ bậc 1, biện pháp “Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học theo quy hoạch hiệu trưởng” cùng xếp hạng thứ

2, biện pháp “Phối hợp với các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn để triển

khai bồi dưỡng Hiệu trưởng tiểu học” cùng xếp thứ bậc 3; biện pháp “Định kỳ kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng tiểu học.” cùng

xếp thứ bậc 4. Trong 2 biện pháp cịn lại, biện pháp “Đa dạng hóa các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng tiểu học” có mức độ cấp thiết xếp ở

thứ bậc 6 nhưng mức độ khả thi lại xếp ở thứ bậc 5. Biện pháp “Ban hành chính

sách đãi ngợ sau bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học.” có mức độ cấp thiết xếp ở thứ

bậc 5 nhưng mức độ khả thi lại xếp ở thứ bậc 6.

Để khẳng định mối quan hệ giữa mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ theo tiếp cận năng lực được trình bày trong luận văn, tác giả dùng phương pháp tính tương quan thứ bậc Spiec-man:

r = 1 - 2 2 6 ( 1) D N N  Trong đó: r: hệ số tương quan.

D: hiệu số thứ bậc của hai đại lượng cần so sánh. N: số biện pháp được nghiên cứu.

Kết quả thu được r = 0,89

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường tiểu học thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ theo tiếp cận năng lực (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)