Kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học theo tiếp cận năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường tiểu học thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ theo tiếp cận năng lực (Trang 38)

Nói đến quản lý phải kể đến thành tố đầu tiên và vô cùng quan trọng là lập kế hoạch. Khi khâu lập kế hoạch được làm tốt, sẽ là đấu mối, phối hợp được các nguồn lực, chủ động trong thực hiện, tạo thành sức mạnh tổng hợp để đến đích tốt đẹp.

“Lập kế hoạch là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua sử dụng tối ưu những nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực thơng tin) đã có và sẽ khai thác”.

Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng là một hoạt động có tính hướng đích nhằm xác định một cách chính xác mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng, từ đó xây dựng một hệ thống những biện pháp quản lý bồi dưỡng để hoạt động BD năng lực hiệu trưởng đạt được mục tiêu, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Mục đích của việc lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng là quyết định trước xem phải làm gì, làm thế nào, ai làm, làm khi nào?

Trong lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng, khâu đầu tiên là xác định các mục tiêu bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng: Hoạt động BD năng lực hiệu trưởng của phòng Giáo dục và Đào tạo cần xác định mục tiêu một cách rõ ràng, mục tiêu ở đây gồm có mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể, cần thông qua định lượng để cụ thể hóa mục đích phù hợp với điều kiện thực tế. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo phải xuất phát từ yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo để cụ thể hóa thành các mục tiêu nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng trong điều kiện thực tế của các nhà trường. Tiếp đến là phân tích mơi trường BD năng lực hiệu trưởng: Cần phân tích, đánh giá những khó khăn, thuận lợi có ảnh hưởng đến hoạt động BD năng lực hiệu trưởng để chủ động điều chỉnh các nội dung trong kế hoạch cho phù hợp.

Bước tiếp theo là xác định các phương án (hình thức) thực hiện khác nhau, phù hợp từng đối tượng và thời gian cụ thể; sau đó lựa chọn phương án phù hợp và khả thi nhất để triển khai thực hiện.

Chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để thực hiện phương án tối ưu đã lựa chọn là việc không thể thiếu được trong lập kế hoạch BD năng lực hiệu trưởng. Các điều kiện cần chuẩn bị gồm: nhân lực, vật lực, thời gian…

Nội dung lập kế hoạch gồm:

- Nhận thức tầm quan trọng và sự cần thiết của kế hoạch bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng.

- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ hiệu trưởng trước yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Xác định và thiết lập mục tiêu bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng. - Xác định chuẩn đánh giá, đo đạc kết quả.

- Xác định nguồn lực cần thiết trong hoạt động bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng.

- Xác định và lựa chọn phương án thực hiện khả thi, hiệu quả.

1.5.2. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học theo tiếp cận năng lực

Tổ chức trong quản lý là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức.

Tổ chức bồi dưỡng hiệu trưởng là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận, giao quyền, phương thức hoạt động cho từng bộ phận tạo sự liên kết, phối hợp để hoạt động bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng đạt được mục tiêu chung.

Vai trò của tổ chức bồi dưỡng hiệu trưởng: Làm tốt khâu tổ chức bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng tạo điều kiện để các tập thể, cá nhân đóng góp tích cực vào việc thực hiện kế hoạch BD năng lực hiệu trưởng, làm cho việc quản lý BD năng lực hiệu trưởng đạt kết quả cao nhất.

Nội dung tổ chức bồi dưỡng hiệu trưởng gồm:

- Lập danh sách các công việc phải hoàn thành để đạt được mục tiêu của bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng.

- Phân công lao động: chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ cụ thể để các thành viên hay bộ phận của phòng GD&ĐT thực hiện một cách thuận lợi và hợp logic.

- Kết hợp các nhiệm vụ một cách logic và hiệu quả. Việc nhóm góp các nhiệm vụ cũng như các thành viên của phòng GD&ĐT gọi là bước phân chia bộ phận.

- Thiết lập một cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các thành viên hay bộ phận, tạo điều kiện đạt mục tiêu một cách dễ dàng.

- Theo dõi, đánh giá tính hiệu nghiệm của cơ cấu tổ chức và tiến hành điều chỉnh nếu cần.

Trong tổ chức bồi dưỡng hiệu trưởng, cần xây dựng lực lượng tham gia BD năng lực hiệu trưởng theo kế hoạch đã xác định. Lực lượng tham gia BD năng lực hiệu trưởng bao gồm cả lực lượng quản lý bồi dưỡng và lực lượng trực tiếp bồi dưỡng. Lực lượng tham gia BD năng lực hiệu trưởng cần được phân công nhiệm vụ cụ thể cho phù hợp với trình độ, năng lực. Đồng thời trong phân công cần xác định trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể và có sự ràng buộc phối hợp trách nhiệm chung.

1.5.3. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng Hiệu trưởng tiểu học theo tiếp cận năng lực

Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người để họ phấn đấu cho các mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh cho cấp dưới, là người đi trước dẫn dắt bộ máy tiến tới mục tiêu.

Lãnh đạo bồi dưỡng hiệu trưởng là q trình Trưởng phịng GD&ĐT sử dụng quyền lực quản lý nhà nước để tác động một cách có chủ đích đến đội ngũ tham gia BD năng lực hiệu trưởng, phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm và trình độ năng lực của họ vào công việc, nhằm đạt mục tiêu theo kế hoạch đề ra. Nội dung lãnh đạo, chỉ đạo bồi dưỡng Hiệu trưởng gồm:

- Quán triệt các văn bản liên quan, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, hiệu trưởng về vai trò, tầm quan trọng của BD năng lực hiệu trưởng, quản lý BD năng lực hiệu trưởng, làm cho mỗi cá nhân xác định được vai trị nhiệm vụ của mình trong quản lý BD năng lực hiệu trưởng, từ đó tích cực, tự giác tham gia thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu chung.

- Ra các quyết định quản lý: Trưởng phòng GD&ĐT ra các quyết định quản lý về chuyên môn, nhân sự, về chế độ động viên khen thưởng…

- Tổ chức thực hiện các quyết định: Sau khi có được những quyết định đúng đắn, Trưởng phịng GD&ĐT tổ chức thực hiện các quyết định đó với các công việc cụ thể:

+ Đề ra phương hướng phát triển của toàn ngành trên cơ sở kế hoạch BD năng lực hiệu trưởng.

+ Hướng dẫn, điều hành toàn bộ hoạt động BD năng lực hiệu trưởng của Phòng.

+ Kết nối quan hệ với các tập thể, cá nhân tham gia quá trình quản lý BD năng lực hiệu trưởng và các quan hệ đối ngoại nhằm đảm bảo hoạt động BD năng lực hiệu trưởng được thực hiện đúng kế hoạch, đạt mục tiêu đề ra.

+ Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng của các tập thể, cá nhân tham gia để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những sai lệch.

+ Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch để có thể đơn đốc, điều chỉnh thời gian theo kế hoạch.

+ Sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động BD năng lực hiệu trưởng theo kế hoạch cụ thể, rút kinh nghiệm và triển khai các hoạt động tiếp theo.

+ Đảm bảo các điều kiện về vật chất, tinh thần cho giảng viên tham gia BD nâng cao trình độ.

+ Phát huy quyền làm chủ, tính tích cực sáng tạo của hiệu trưởng trong BD nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ, đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành GD.

1.5.4. Đánh giá hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học theo tiếp cận năng lực

Kiểm tra, đánh giá là hoạt động khơng thể thiếu được trong cơng tác lãnh đạo nói chung, trong quản lý BD năng lực hiệu trưởng nói riêng.

Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực hiệu trưởng là việc đo lường kết quả bồi dưỡng hiệu trưởng, so sánh với mục tiêu ban đầu đã đề ra, phân tích và điều chỉnh những sai lệch (nếu có) trong q trình thực hiện để đảm bảo hoạt động bồi dưỡng đạt kết qủa cao nhất.

Vai trò của kiểm tra là nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBQL và giảng viên trong quá trình thực hiện kế hoạch BD năng lực hiệu trưởng, kịp thời động viên khuyến khích người tốt, việc tốt; ngăn chặn những sai sót có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch BD, làm cho hoạt động BD năng lực hiệu trưởng của Phòng GD&ĐT đạt hiệu quả cao.

Nội dung kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra mức độ nhận thức, mức độ tham gia và sự phối hợp của các thành viên trong tổ chức.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch BD năng lực hiệu trưởng.

- Kiểm tra việc thực hiện các chương trình BD năng lực hiệu trưởng. - Kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ BD năng lực hiệu trưởng.

- Kiểm tra, đánh giá trình độ năng lực của đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia BD năng lực hiệu trưởng.

- Đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm từng giai đoạn, từng loại hình BD để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung...

1.5.5. Chính sách đãi ngộ sau bồi dưỡng

Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ khẳng định: “Năng lực của một bộ phận nhà giáo và CBQL giáo dục cịn thấp. Các

chế đợ chính sách đối với nhà giáo và CBQL giáo dục đặc biệt là chính sách lương và phụ cấp theo lương, chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành GD, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp. Công tác đào tạo, BD đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục” và đề ra giải pháp: “thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lực cho các nhà giáo và CBQL giáo dục” [8].

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 29/NQ-TW chỉ rõ: “Có chế đợ ưu đãi đối

với nhà giáo và CBQL giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và CBQL giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác”.

Bám sát các Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ và Bộ GD&ĐT, trong Hội thảo giữa kỳ Dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị Chương trình phát triển giáo dục giai đoạn 2 (SESDP II), ông Vũ Anh Cường – Giám đốc SESDP II – trình bày: Ban Quản lý dự án đưa vấn đề bảo đảm cung cấp bền vững giáo viên trung học chất lượng cao thơng qua chính sách quản lý nguồn nhân lực và cơ chế đãi ngộ mới với mong muốn khuyến khích giáo viên thực hiện

nhiệm vụ một cách xuất sắc. Trong khi đó, bà Eiko Lzawa - chuyên gia cao cấp của ngân hàng ADB cho rằng: Việc khen thưởng giáo viên theo cơ chế đãi ngộ dựa trên hiệu quả công tác là một chiến lược mới ở Việt Nam. Muốn tăng năng lực giáo viên thì cần có chế độ hỗ trợ các trường.

Đối với việc BD năng lực hiệu trưởng, sau khi kiểm tra các hoạt động BD việc thực hiện chính sách đãi ngộ sau BD là một việc làm khơng thể thiếu nhằm khuyến khích, tạo động lực cho các CBQL giáo dục ngày càng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực của bản thân. Với lực lượng BD các nhà quản lý cơng tác BD cần có động viên khen thưởng bằng các chế độ như hỗ trợ thêm kinh phí, đi học các lớp bồi dưỡng khác cao hơn, nghỉ bù... Đối với các hiệu trưởng tiểu học, sau đợt BD, các nhà quản lý đánh giá về năng lực thực sự và có chế độ khen thưởng, đồng thời việc BD cịn nhằm mục đích đánh giá lại năng lực của từng hiệu trưởng để có chế độ ưu đãi cho hiệu trưởng trong công tác tổ chức sắp xếp bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ.

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động bồi dƣỡng hiệu trƣởng theo tiếp cận năng lực trƣởng theo tiếp cận năng lực

1.6.1. Yếu tố chủ quan

1.6.1.1. Các yếu tố thuộc sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền

Phịng GD&ĐT thị xã là cơ quan tham mưu cho UBND thị xã quản lý nhà nước về GD&ĐT, chịu sự lãnh chỉ đạo toàn diện của cấp ủy và quản lý trực tiếp của chính quyền cấp thị. Chính vì vậy, vai trị lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy Đảng, chính quyền là vơ cùng quan trọng. Khi cấp ủy, chính quyền có nhận thức và quan điểm đúng về vai trò, tầm quan trọng và tính cấp thiết của cơng tác quản lý BD năng lực hiệu trưởng các trường tiểu học thì sẽ quan tâm định hướng chỉ đạo thực hiện tốt nội dung này, tạo điều kiện cho quá trình quản lý BD năng lực hiệu trưởng của phịng. Thường xun kiểm tra đơn đốc việc thực hiện, kịp thời điều chỉnh các nội dung chỉ đạo định hướng một cách phù hợp.

1.6.1.2. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý bồi dưỡng (Trưởng phòng GD&ĐT thị xã)

Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý bao gồm: Nhận thức và định hướng của Trưởng phòng GD&ĐT thị xã về BD năng lực hiệu trưởng tiểu học; Năng lực và kỹ năng quản lý của Trưởng phòng giáo dục; Ý thức trách nhiệm của Trưởng phòng giáo dục.

Trưởng phòng GD&ĐT thị xã là người trực tiếp quản lý BD năng lực hiệu trưởng tiểu học của Phòng, chịu trách nhiệm trước Thường trực cấp ủy, Ủy ban nhân dân thị xã về toàn bộ hoạt động của Phòng, xây dựng và thực hiện nội quy, quy chế của Phòng theo quy định quản lý Nhà nước và yêu cầu cụ thể của địa phương. Có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, BD hàng năm và dài hạn cho CBQL và giáo viên theo sự phê duyệt của UBND thị xã; trực tiếp quản lý, theo dõi đội ngũ Hiệu trưởng của các nhà trường; quản lý, theo dõi và chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng giảng dạy của các nhà trường, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy của các trường tiểu học.

Với chức năng nhiệm vụ quan trọng đó, Trưởng phịng GD&ĐT có vai trị quyết định chất lượng cơng tác quản lý BD năng lực hiệu trưởng tiểu học.

1.6.1.3. Các yếu tố thuộc đối tượng quản lý (Hiệu trưởng tiểu học)

Các yếu tố thuộc đối tượng quản lý bao gồm: Ý thức trách nhiệm của hiệu trưởng tiểu học; Năng lực sư phạm, năng lực quản lý, năng lực giao tiếp ứng xử; Đời sống vật chất (kinh tế) của hiệu trưởng; Sự chấp nhận của hiệu trưởng đối với sự phân công của cấp ủy, chính quyền.

Hiệu trưởng tiểu học với vai trị người học (người được bồi dưỡng) là trung tâm của cơng tác BD. Vì vậy, việc chủ động và tích cực tham gia BD năng lực hiệu trưởng của chính các hiệu trưởng sẽ làm nên sự thành công của việc BD và quản lý BD. Cho dù chủ thể quản lý có tích cực chủ động hết mình, giảng viên BD nhiệt tình và có năng lực, trình độ; cơ sở vật chất và mơi trường thuận lợi…mà người học khơng tích cực, chủ động và hứng thú thì cũng khơng thể có kết quả tốt được.

1.6.2. Yếu tố khách quan

Các yếu tố thuộc về môi trường tổ chức hoạt động BD là các yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động BD năng lực hiệu trưởng tiểu học.

Các yếu tố thuộc về môi trường tổ chức hoạt động BD bao gồm: Môi trường điều kiện làm việc cho hoạt động BD năng lực hiệu trưởng; Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; Tài liệu học tập cho giáo viên và học viên; Sự động viên khen thưởng; chế độ đãi ngộ đối với người tham gia; Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia BD; Sự chỉ đạo thống nhất của nhà quản lý với hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường tiểu học thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ theo tiếp cận năng lực (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)