Trƣờng tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường tiểu học thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ theo tiếp cận năng lực (Trang 30 - 34)

1.3.1. Vị trí trường Tiểu học

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học là cấp học cơ sở của mỗi học sinh. Theo Điều lệ trường tiểu học thì trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

1.3.2. Mục tiêu của giáo dục tiểu học

Mục tiêu của giáo dục tiểu học được quy định tại luật Giáo dục Việt Nam năm 2010 như sau: “Trang bị cho học sinh hệ thống tri thức cơ bản ban đầu, hình thành ở học sinh những kĩ năng cơ bản nền tảng, phát triển hứng thú học tập ở học sinh, thực hiện các mục tiêu giáo dục toàn diện đối với học sinh tiểu học”.

Để thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học nêu trên, đòi hỏi nội dung giáo dục tiểu học phải mang tính toàn diện, cân đối giữa các mặt giáo dục: giáo dục tri thức, với giáo dục kĩ năng và giáo dục ý thức thái độ. Đồng thời phải đảm bảo tính cân đối giữa dạy lý thuyết với dạy thực hành, quan tâm tới phát triển những kỹ năng có tính chất nền tảng cho học sinh tiểu học, làm cơ sở ban đầu cho sự phát triển sau này. Để thực hiện mục tiêu giáo dục trên,

nhà trường tiểu học có thể tiến hành bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó con đường dạy học là con đường cơ bản và quan trọng nhất.

1.3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân là:

1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thơng cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân cơng của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.

3. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.

4. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

5. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

6. Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.

8. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.3.4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường tiểu học

1.3.4.1. Chức năng của Hiệu trưởng trường tiểu học

Với vai trị thủ trưởng đơn vị, Hiệu trưởng quản lý thơng qua 4 chức năng đó là: Chức năng kế hoạch hố, tổ chức, điều khiển và kiểm tra.

+ Chức năng kế hoạch hóa: Đây là chức năng quan trọng nhất đối với

Hiệu trưởng. Hiệu trưởng thực hiện chức năng này phải hoạch định cho được: ▪ Mục tiêu phát triển của trường theo mục tiêu ngành giáo dục đào tạo. ▪ Nhiệm vụ đào tạo (đối với GV và HS).

▪ Kế hoạch nâng cao chất lượng.

▪ Kế hoạch nuôi và dạy trẻ (đối với trường bán trú). ▪ Nhiệm vụ năm học.

Khi thực hiện chức năng này, Hiệu trưởng cần chú ý đến nguyên tắc tính mục đích và hệ thống các văn bản chỉ đạo của ngành chủ quản và địa phương. Chỉ rõ cách làm và thời hạn.

+ Chức năng tổ chức: Là chức năng xây dựng tập thể sự phạm nhà

trường để đơn vị hoàn thành ở mức độ cao nhất nhiệm vụ được giao phó. Tạo sự gắn kết các bộ phận trong nhà trường thành một hệ thống vận động một cách đồng bộ. Công tác tổ chức cán bộ là một nhiệm vụ của chức năng tổ chức. Hiệu trưởng cần chú ý những điểm sau:

- Xác lập cơ cấu tổ chức của nhà trường theo điều lệ hoặc theo quy định (như phân tổ chuyên môn, phân công người phụ trách các đoàn thể...)

- Lựa chọn phân công từng người phù hợp với năng lực và sở trường. - Phân định chức năng của từng tổ chức trong đơn vị (ví dụ: ai phụ trách công tác Đội và Sao nhi đồng? Kiêm nhiệm kế toán, văn thư).

- Hợp đồng trách nhiệm đối với từng cá nhân (làm rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ).

- Chỉ ra mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức để tạo sự gắn bó trong tập thể sư phạm. Khi thực hiện chức năng này, Hiệu trưởng cần chú ý đến nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc năng lực sở trường.

+ Chức năng điều khiển: Có nghĩa là sự điều phối của Hiệu trưởng

để tập thể sư phạm hoạt động theo kế hoạch, theo sự phân công của tổ chức. Sự vận hành của từng bộ phận nhằm đạt mục tiêu giáo dục chung của đơn vị trong sự cân bằng động và sự phát triển bền vững của cả hệ thống.

Khi thức hiện chức năng này, Hiệu trưởng cần chú ý đến nguyên tắc tuân thủ hệ thống mệnh lệnh.

+ Chức năng kiểm tra: Kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ và kiểm tra

thường xuyên. Kiểm tra để phát hiện cái đúng, cái sai trong quá trình thực hiện và kịp thời điều chỉnh hoặc có biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ. Khi thực hiện chức năng này, Hiệu trưởng cần chú ý đến nguyên tắc định chuẩn, lượng hố và thu thập thơng tin. Như vậy, người Hiệu trưởng là người quản lý một nhà trường nên cần khẳng định vai trị của mình ở các hoạt động theo thứ tự nêu trên, biết phân quyền hợp lý để phát huy sức mạnh của bộ máy nhà trường.

1.3.4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường tiểu học

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;

- Phân cơng, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

- Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;

- Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên mơn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường tiểu học thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ theo tiếp cận năng lực (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)