Định hƣớng phát triển giáo dục tiểu học ở thị xã Phú Thọ, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường tiểu học thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ theo tiếp cận năng lực (Trang 75 - 77)

tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay

Phát huy những thành quả đạt được trong những năm qua và trên cơ sở các chủ trương, văn bản của Trung ương, của tỉnh về chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2020, ngành GDĐT thị xã đã chủ động tham mưu cho Thị ủy, HĐND, UBND thị xã các chương trình, kế hoạch để triển khai, thực hiện công tác giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay như sau:

Mục tiêu chung

- Tiếp tục thực hiện các nội dung và mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT nói chung cũng như GD tiểu học nói riêng. Duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi; giữ vững chất lượng GD mũi nhọn; tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia theo kế hoạch.

- Tăng cường công tác GD đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, GD thể chất, chăm sóc sức khoẻ, GD bảo vệ mơi trường, GD về chủ quyền biển, đảo trong học sinh.

- Đảm bảo các điều kiện để nâng cao chất lượng GD, ưu tiên xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục tiểu học đạt chuẩn, đủ phẩm chất và năng lực.

- Tiếp tục thực hiện kiên cố hóa trường, lớp học; sử dụng và khai thác có hiệu quả hệ thống trường học mang tên Hùng Vương của thị xã; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục tiểu học.

Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2020: Tiểu học có 12 trường; 200 lớp; 6000 học sinh; huy động 99,9% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 99% trẻ 11 tuổi hoàn thành

chương trình tiểu học; 100% xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; 100% trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; 100% học sinh (lớp 3, 4, 5) được học chương trình tiếng Anh mới; trên 95% học sinh được học Tin học; trên 80% trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó 50% trường đạt chuẩn mức độ 2.

- Thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với các trường tiểu học theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL.

- Thực hiện cơng khai hố về chất lượng giáo dục, nguồn lực cho GD và tài chính của các trường, thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục; tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; hình thành nhiều kênh tiếp nhận thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân về thực trạng GD tiểu học trên địa bàn. Xử lý, giải quyết dứt điểm các hiê ̣n tượng tiêu cực , gây bức xúc trong giáo dục tiểu học. Tăng cường công tác thanh tra thường xuyên, định kỳ; thanh tra nhằm chấn chỉnh các tiêu cực, sai phạm trong hoạt động GD tiểu học nhất là trình trạng dạy thêm, học thêm; Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; coi trọng công tác thi đua. Xây dựng các tổ chức đảng, đoàn thể trong ngành trong sạch vững mạnh.

- Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐT

+ Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả về Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực thị xã giai đoạn 2011 - 2020; tổ chức rà soát, đánh giá năng lực thực tiễn, cơ cấu đội ngũ CBQL, GV, NV các trường tiểu học trên địa bàn thị xã để có kế hoạch bố trí, sắp xếp phù hợp; nâng cao trình độ lý luận chính trị, phẩm chất, đạo đức lối sống, văn hóa ứng xử và chun mơn, nghiệp vụ cho CBQL, GV, NV đáp ứng yêu cầu phát triển GD trong giai đoạn mới. Tiếp

tục thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL, GV; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, trách nhiệm, đạo đức, lối sống của CBQL, GV, NV và học sinh.

+ Phấn đấu đến năm 2020 có 100% CBQL tiểu học đạt trình độ đại học trở lên; 25% đạt trình độ thạc sĩ trở lên; 100% được BD trung cấp lý luận chính trị và BD năng lực.

- Tiếp tục điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới GD tiểu học cho phù hợp với từng đơn vị xã, phường và phù hợp với quy hoạch chung của thị xã

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa và theo chương trình mục tiêu: Hoàn thành tốt Đề án kiên cố hóa trường lớp giai đoạn 2 của Chính phủ. Ưu tiên đầu tư cho các trường có điều kiện đạt chuẩn quốc gia, trước hết là xây dựng các loại phòng chức năng; tiếp tục bổ sung cơ sở vật chất để các trường tổ chức học 2 buổi/ngày, tổ chức bán trú ở khu vực các trường nội thị

- Tăng cường trang bị đủ thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa; 100% các trường đều có thư viện đạt chuẩn, có phịng vi tính có kết nối internet. Quan tâm trang bị các phương tiện, thiết bị để các trường hoạt động, giảng dạy về thể dục - thể thao, văn hóa, văn nghệ, mỹ thuật, xây dựng trường xanh, sạch, đẹp, an toàn.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục: Phát huy vai trò của Hội đồng giáo dục; phối hợp tốt với các cấp hội, đoàn thể; phát huy vai trò Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội Cựu giáo chức, Hội Khuyến học,... nhằm xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các chính sách về hỗ trợ cho học sinh tiểu học diện chính sách, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng các trường tiểu học thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ theo tiếp cận năng lực (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)